Acupan chỉ định điều trị triệu chứng các cơn đau cấp tính, đặc biệt đau hậu phẫu.
1. Thuốc Acupan là thuốc gì?
Thuốc Acupan có hoạt chất là nefopam. Đây là một thuốc giảm đau trung ương nhưng không thuộc nhóm opioid, không cùng nhóm với morphin.
Thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp đau cấp tính, đặc biệt là đau hậu phẫu. Mặc dù cơ chế giảm đau của Acupan chưa được biết rõ hết, thuốc có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh, không gây nghiện. Thuốc có tác dụng giãn cơ, kháng cholinergic và kích thích giao cảm.
2. Thành phần thuốc Acupan
Mỗi ml dung dịch tiêm chứa:
Nefopam ……………………… 10 mg.
Tá dược: Natri phosphat, Dinatri phosphat, nước cất pha tiêm vừa đủ 2 mL.
3. Dạng bào chế
Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm
4. Chỉ định
Thuốc Acupan được chỉ định điều trị triệu chứng các cơn đau cấp tính, đặc biệt đau hậu phẫu.
5. Liều dùng và hướng dẫn sử dụng
Liều dùng
Đường tiêm truyền tĩnh mạch: Acupan được chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch chậm hơn 15 phút. Cần để bệnh nhân nằm 15-20 phút sau khi tiêm truyền để tránh một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi. Liều thông thường duy nhất được khuyên dùng là 20 mg/lần. Nếu cần, có thể lặp lại mỗi 4 giờ nhưng không quá 120 mg/ngày.
Cách dùng
Có thể pha Acupan vào các dung dịch tiêm truyền thông thường (dung dịch natri clorid hoặc glucose đẳng trương). Tránh pha Acupan với các thuốc tiêm khác trong cùng bơm tiêm.
Cách bẻ ống đựng thuốc tiêm:
Ống thuốc đã được cưa sẵn tại điểm thắt eo. Có 1 chấm màu xanh để đánh dấu chỗ làm điểm tựa.
Ống thuốc sẽ bẻ dễ dàng bằng cách đặt ngón tay lên chấm màu xanh và bẻ gấp nhẹ đầu ống thuốc ra sau.
6. Chống chỉ định
Thuốc này KHÔNG ĐƯỢC DÙNG trong các trường hợp:
- Mẫn cảm với nefopam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;
- Trẻ em dưới 15 tuổi;
- Co giật hoặc có tiền sử co giật;
- Nguy cơ bí tiểu liên quan đến rối loạn niệu-tiền liệt tuyến;
- Nguy cơ glôcôm góc đóng;
- Nhồi máu cơ tim.
7. Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn được thống kê, phân loại theo toàn thân - cơ quan và tỷ lệ mắc phải như: rất thường gặp (>1/10), thường gặp (>1/100, <1/10), ít gặp (>1/1.000, <1/100), hiếm gặp (>1/10.000, <1/1.000), rất hiếm gặp (<1/10.000), chưa rõ tần suất (không đủ dữ liệu để xác định tần suất).
Tâm thần: Hiếm gặp: dễ kích động*, bồn chồn*, ảo giác, lạm dụng thuốc, lệ thuộc thuốc; chưa rõ tần suất: nhầm lẫn.
Hệ thần kinh trung ương: Rất thường gặp: buồn ngủ; thường gặp: chóng mặt*; hiếm gặp: co giật*, chưa rõ tần suất: hôn mê.
Tim: Thường gặp: nhịp tim nhanh*, đánh trống ngực*.
Dạ dày-ruột: Rất thường gặp: buồn nôn có hoặc không kèm theo nôn; thường gặp: khô miệng*.
Thận: Thường gặp: bí tiểu.
Toàn thân: Rất thường gặp: ra mồ hôi nhiều*; hiếm gặp: khó chịu.
Hệ miễn dịch: Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn (mày đay, phù Quincke, sốc phản vệ).
*Các tác dụng giống atropin khác có thể xuất hiện mặc dù chưa ghi nhận.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Các kết hợp không khuyên dùng
Dùng đồng thời với rượu: Do làm tăng tác động khi dùng đồng thời với rượu, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy.
Tránh dùng rượu hoặc thuốc có chứa cồn.
Không nên dùng nefopam cho bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO.
Các kết hợp nên cân nhắc
Các thuốc giảm đau/an thần khác
Các thuốc có liên quan như: thuốc chứa morphin (giảm đau, thuốc ho và điều trị thay thế trong cai nghiện), thuốc an thần, các barbiturat, benzodiazepin, thuốc giải lo âu không phải benzodiazepin (như meprobamat), thuốc gây ngủ, thuốc chống trầm cảm (amitriptyllin, doxepin, mianserin, mirtazapin, trimipramin), thuốc kháng histamin H1, thuốc hạ huyết áp trung ương, baclofen, thalidomid.
Làm tăng tác động trầm cảm trung ương. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.
9. Thận trọng khi sử dụng
Thận trọng khi dùng thuốc này trong trường hợp:
- Suy gan
- Suy thận
- Bệnh nhân bị bệnh tim mạch do thuốc làm nhanh nhịp tim
- Do tác dụng kháng cholinergic, không khuyên dùng Acupan cho người già.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc: Thuốc có thể gây buồn ngủ.
Nguy cơ lệ thuộc thuốc với Acupan.
Acupan không phải là tác nhân morphin, và cũng không phải là chất đối kháng morphin. Do đó, khi ngừng điều trị với các thuốc chứa morphin ở những bệnh nhân bị nghiện đã được điều trị bằng Acupan, bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng cai thuốc.
Mức độ lợi ích/nguy cơ khi điều trị bằng Acupan phải được đánh giá thường xuyên.
Không chỉ định Acupan trong các trường hợp đau mạn tính.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Ảnh hưởng của thuốc này trong thời gian mang thai hoặc cho con bú chưa được biết rõ. Do đó để thận trọng không nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai và cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Acupan lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây buồn ngủ
12. Quá liều
Có khả năng gây nhịp tim nhanh, co giật, ảo giác, cần điều trị triệu chứng kết hợp theo dõi tim mạch và hô hấp tại bệnh viện.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Acupan ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Acupan quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Acupan ở đâu?
Hiện nay, Acupan là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Acupan trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”