Bisolvon Kids chỉ định làm loãng đờm trong bệnh phế quản phổi cấp/mạn tính kèm sự tiết chất nhầy bất thường & sự vận chuyển chất nhầy suy yếu.
1. Thuốc Bisolvon Kids là thuốc gì?
Bromhexine là một dẫn xuất tổng hợp từ hoạt chất thảo dược vasicine.
Về mặt tiền lâm sàng, bromhexine được nhận thấy làm tăng tỷ lệ tiết thanh dịch phế quản. Bromhexine làm tăng sự vận chuyển chất nhầy bằng cách làm giảm độ quánh của chất nhầy và hoạt hóa biểu mô có nhung mao (độ thanh lọc chất nhầy của nhung mao).
Thuốc Bisolvon Kids được chỉ định làm loãng đờm trong bệnh phế quản phổi cấp/mạn tính kèm sự tiết chất nhầy bất thường & sự vận chuyển chất nhầy suy yếu.
2. Thành phần thuốc Bisolvon Kids
Mỗi 5ml siro chứa: Bromhexine hydrochloride 4mg.
3. Dạng bào chế
Siro uống trực tiếp, hương vị Dâu
4. Chỉ định
Thuốc Bisolvon Kids được chỉ định làm loãng đờm trong bệnh phế quản phổi cấp/mạn tính kèm sự tiết chất nhầy bất thường & sự vận chuyển chất nhầy suy yếu.
5. Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10 ml x 3 lần mỗi ngày
Trẻ em 6-12 tuổi: 5 ml x 3 lần mỗi ngày
Trẻ em 2-6 tuổi: 2,5 ml x 3 lần mỗi ngày
Trẻ em dưới 2 tuổi: 1,25ml x 3 lần mỗi ngày.
Tổng quát:
Khi bắt đầu điều trị, có thể cần thiết phải tăng tổng liều hàng ngày lên 48 mg ở người lớn.
Xirô không chứa đường và do vậy thuốc thích hợp điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường và trẻ nhỏ.
Cần thông báo trước cho bệnh nhân được điều trị bằng Bisolvon Kids về khả năng gia tăng lượng chất tiết.
Trong chỉ định cho bệnh hô hấp cấp tính, nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc xấu đi trong thời gian điều trị.
6. Chống chỉ định
Bisolvon Kids không nên dùng cho những bệnh nhân đã biết quá mẫn với bromhexine hoặc các thành phần khác của thuốc.
Chống chỉ định trong những trường hợp bệnh di truyền hiếm gặp có thể không dung nạp với một tá dược nào của thuốc (xin tham khảo "Cảnh báo").
7. Tác dụng phụ
Rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn trên da và mô phụ thuộc, rối loạn ngực và trung thất: Phản ứng phản vệ bao gồm shock phản vệ, phù mạch, co thắt phế quản, phát ban, mày đay, ngứa và các quá mẫn khác.
Rối loạn dạ dày-ruột: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng trên.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Không ghi nhận tương tác không có lợi với các thuốc khác về mặt lâm sàng.
9. Thận trọng và cảnh báo khi sử dụng
Có rất ít báo cáo tổn thương da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc (toxic epidermal necrolysis - TEN) tạm thời liên quan đến việc sử dụng thuốc long đờm như bromhexine. Hầu hết các trường hợp được lý giải là do bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải và/hoặc thuốc dùng cùng. Hơn nữa trong giai đoạn sớm của hội chứng Stevens-Johnson hoặc TEN, trước tiên bệnh nhân có tiền triệu giống cúm không đặc hiệu như sốt, đau nhức người, viêm mũi, ho và đau họng. Do bị nhầm lẫn bởi các tiền triệu giống cúm không đặc hiệu này mà người ta có thể bắt đầu điều trị triệu chứng bằng thuốc ho và cảm. Do đó, nếu xuất hiện một vài tổn thương mới trên da hoặc niêm mạc thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay và ngừng điều trị bằng bromhexine.
Bisolvon viên 8mg chứa 222 mg lactose (hoặc siro 4mg/5mL chứa 17,142g sorbitol lỏng) cho tổng liều tối đa đề nghị mỗi ngày (tương ứng 444 mg lactose (hoặc 34,284g sorbitol) trong trường hợp dùng liều gấp đôi ở người lớn khi bắt đầu điều trị). Bệnh nhân với bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose như chứng loạn chuyển hóa cacbonhydrat bẩm sinh không nên dùng Bisolvon dạng viên. Bệnh nhân với bệnh di truyền hiếm gặp bất dung nạp với fructose không nên dùng Bisolvon Kids. Bisolvon Kids có thể có tác động nhuận trường nhẹ.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
* Thai kỳ:
Dữ liệu sử dụng bromhexine cho phụ nữ mang thai còn giới hạn.
Những nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản.
Nên thận trọng bằng cách tránh sử dụng Bisolvon trong thời kỳ mang thai.
* Cho con bú:
Chưa rõ liệu bromhexine/các chất chuyển hóa có được tiết vào sữa người mẹ hay không.
Dữ liệu có được về dược lực học/độc tính trên động vật cho thấy sự bài tiết của bromhexine/các chất chuyển hóa vào sữa con mẹ.
Không thể loại trừ nguy cơ đối với trẻ bú mẹ.
Không nên dùng Bisolvon trong thời gian cho con bú.
* Khả năng sinh sản:
Chưa tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của Bisolvon đến khả năng sinh sản ở người.
Dựa trên kinh nghiệm tiền lâm sàng, không có dấu hiệu cho thấy bromhexine có thể tác động đến khả năng sinh sản.
11. Ảnh hưởng của thuốc Bisolvon Kids lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc không ảnh hưởng
12. Quá liều
Cho đến nay chưa ghi nhận các triệu chứng đặc hiệu do quá liều ở người.
Dựa trên các báo cáo về quá liều một cách tình cờ và/hoặc dùng nhầm thuốc các triệu chứng quan sát thấy phù hợp với các tác dụng phụ đã biết của Bisolvon tại liều khuyến cáo và có thể cần điều trị triệu chứng.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Bisolvon Kids ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Bisolvon Kids quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Bisolvon Kids ở đâu?
Hiện nay, Bisolvon Kids không phải là thuốc kê đơn, tuy vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Bisolvon Kids trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 38.000 đến 50.000/ chai 60ml tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”