Canditral trị nấm Candida ở miệng- họng, nấm Candida âm hộ - âm đạo,..
1. Thuốc Canditral là thuốc gì?
CANDITRAL là một thuốc kháng nấm nhóm triazol. Cơ chế tác dụng của nó tương tự với các thuốc chống nấm nhóm imidazol (ví dụ ketoconazol), đó là ức chế tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm do ức chế hệ thống cytochrom P450 của nấm.
2. Thành phần thuốc Canditral
Mỗi viên nang chứa: Hoạt chat: Vi hạt Itraconazole tương đương với Itraconazole:....... 100 mg Ta dượcc: Hydroxy Propyl methyl Cellulose-E5 (HPMC-E5), Eudragit, Sucrose Spheres, PEG20000.
3. Dạng bào chế thuốc Canditral
Viên nang cứng
4. Chỉ định thuốc Canditral
Nấm Candida ở miệng - họng. Nấm Candida âm hộ - âm đạo.
Lang ben.
Bệnh nấm da nhạy cảm với itraconazol (như bệnh do Trichophyton spp., Microsporum spp., Epidermophyton Floccosum) thí dụ bệnh nấm da chân, da bẹn, da thân, da ké tay.
Bệnh nấm móng chân, tay (Tinea Unguium).
Bệnh nấm Blastomyces phổi và ngoài phổi.
Bệnh nấm Histoplasma bao gồm bệnh mãn tính ở khoang phổi và bệnh nấm Histoplasma rải rác, không ở màng não.
Bệnh nấm Aspergillus phổi và ngoài phổi ở người bệnh không dung nạp hoặc kháng với amphotericin B.
Điều trị duy trì: Ở những người bệnh AIDS để phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát.
Đề phòng nhiễm nấm trong thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài, mà cánh điều trị thông thường tỏ ra không hiệu quả.
5. Liều dùng thuốc Canditral
Người lớn: Điều trị ngắn ngày: Nấm Candida âm hộ - âm đạo: 200mg, ngày uống 2 lần, chỉ uống 1 ngày hoặc 200mg, ngày uống 1 lần, uống trong 3 ngày.
Lang ben: 200mg, ngày uống 1 lần, uống trong 7 ngày.
Bệnh nấm da: 100mg, ngày uống 1 lần, uống trong 15 ngày. Nếu ở vùng sừng hóa cao, phải điều trị thêm 15 ngày với liều 100mg mỗi ngày.
Nấm Candida miệng - hầu: 100 mg, ngày uống 1 lần, uống trong 15 ngày.
Người bệnh bị bệnh AIDS hoặc giảm bạch cầu trung tính: 200mg, ngày uống 1 lần, uống trong 15 ngày (vì thuốc được hấp thu kém ở nhóm này).
Điều trị dài ngày (nhiễm nấm toàn thân) phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng và nấm: Bệnh nấm móng: 200mg, ngày uống 1 lần, trong 3 tháng.
Bệnh nấm Aspergillus: 200mg, ngày uống 1 lần, uống trong 2 đến 5 tháng. Có thể tăng liều: 200mg/lần, ngày uống 2 lần, nếu bệnh lan tỏa.
Bệnh nấm Candida: 100-200 mg, ngày uống 1 lần, uống trong 3 tuần đến 7 tháng. Có thể tính liều: 200mg, ngày 2 lần, nếu bệnh lan tỏa.
Bệnh nấm Cryptococcus (kháng viêm màng não): 200mg/lần, ngày uống 1 lần, uống trong 2 tháng đến 1 năm.
Viêm màng não do nấm Cryptococcus: 200 mg/lần, ngày uống 2 lần. Điều trị duy trì: 200mg, ngày uống 1 lần.
Bệnh nấm Histoplasma va Blastomyces: 200mg/lần, ngày uống 1 lần hoặc 2 lần, uống trong 8 tháng. Điều trị duy trì trong bệnh AIDS: 200mg/lần, ngày uống 1 lần.
Dự phòng trong bệnh giảm bạch cầu trung tính: 200mg/lần, ngày uống 1 lần. . Không cần thay đổi liều dùng ở bệnh nhân suy chức năng thận và ở người cao tuổi.
6. Chống chỉ định thuốc Canditral
Chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn cảm với itraconazol hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuộc. Chống chỉ định dùng cùng Terfenadin với Itraconazol. Do sự giống nhau về mặt hóa học của Itraconazol và Ketoconazol, chống chỉ định dùng cùng Astemizol với Itraconazol. Chống chỉ định dùng Itraconazol cùng Triazolam đang uống. Midazolam đang uống và Cisaprid. Không dùng Itraconazol cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em.
7. Tác dụng phụ thuốc Canditral
Hầu hết các tác dụng không mong muốn là nhẹ và thoáng qua. Có thể xảy ra táo bón, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau vùng bụng, nhức đầu, các phản ứng dị ứng.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc thuốc Canditral
Dùng đồng thời các thuốc gây cảm ứng enzym gan như rifampicin, rifabutin va phenytoin làm giảm nồng độ Itraconazol trong máu, do đó không nên dùng đồng thời các thuốc này.
Do Itraconazol ức chế enzym gan cytochrom P450 (đặc biệt loại 3A4), việc dùng đồng thời thuốc này với các thuốc được chuyển hóa chủ yếu bởi enzym kể trên có thể dẫn đến tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương và do đó có thể làm tăng hay kéo dài cả tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của chúng.
Những tương tác thuốc sau đây đã được xác định:
- Terfenadin, Astemizol, Cisaprid, Midazolam uống, Triazolam, các thuốc ức chế men reductase HMG-CoA nhu Lovastatin: những thuốc này không nên dùng đồng thời với Itraconazol.
- Cyclospotin, thuốc chống đông máu, methylprednisolon, busulphan, tacrolimus: nếu cần thiết phải dùng đồng thời với Itraconazol, phải giảm liều của những thuốc này.
9. Thận trọng khi sử dụng thuốc Canditral
Phải xét nghiệm định kỳ enzyme gan ở bệnh nhân có bất thường chức năng gan từ trước đó. Khi phát hiện những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh gan có thể do itraconazol, nên ngưng sử dụng CANDITRAL.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt về itraconazol ở phụ nữ mang thai. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu mang thai hoặc có khả năng mang thai trong thời gian điều trị.
Cho con bú: Vì Itraconazol được bài tiết qua sữa mẹ, không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Canditral lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng vì đôi khi có thể có nhức đầu.
12. Quá liều khi sử dụng thuốc Canditral
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho CANDITRAL. Trong trường hợp dùng quá liều, sử dụng các biện pháp hỗ trợ như rửa dạ dày hay dùng than hoạt
13. Bảo quản thuốc Canditral
Bảo quản thuốc Canditral ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Canditral quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Canditral ở đâu?
Hiện nay, Canditral là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán thuốc Canditral
Giá bán thuốc Canditral trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”