1. Thuốc Capriles là thuốc gì?
Thuốc Capriles là sản phẩm của công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây, có hoạt chất chính là Piracetam. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: Rung giật cơ nguồn gốc vỏ não, thiếu máu não, sa sút trí tuệ ở người già, chóng mặt.
2. Thành phần thuốc Capriles
Piracetam………………800mg
Tá dược vừa đủ………..10ml
(Natri citrat, acid citric, nipasol, nipagin, aspartam, tinh dầu cam, tartrazine, ethanol 96%, nước tinh khiết)
3. Dạng bào chế
Dung dịch uống
4. Chỉ định
+ Rung giật cơ nguồn gốc vỏ não.
+ Thiếu máu não.
+ Sa sút trí tuệ ở người già.
+ Chóng mặt.
5. Liều dùng
+ Điều trị sa sút trí tuệ ở người già: 2-3 ống một ngày, tùy theo từng trường hợp. Liều có thể cao tới 6 ống/ngày trong những tuần đầu.
+ Suy giảm nhận thức sau chấn thương não (có kèm chóng mặt hoặc không): Liều ban đầu là 10 - 15 ông/ngày; liều duy trì là 3 ông/ngày, uống ít nhất trong ba tuần.
+ Điều trị giật rung cơ: Liều 9 ống/ngày, chia làm 2 - 3 lần. Tùy theo đáp ứng, cứ 3 - 4 ngày một lần, tăng thêm 6 ống mỗi ngày cho tới liều tối đa là 25 ống/ngày. Sau khi đã đạt liều tối ưu của piracetam, nên tìm cách giảm liều của các thuốc dùng kèm.
+ Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan, thận:
Cla 50-79ml/phút: Dùng 2/3 liều bình thường chia 2-3 lần/ngày.
Cla 30-49ml/phút: Dùng 1/3 liều bình thường chia 2 lần/ngày.
Clo 20-29ml/phút: Dùng 1/6 liều bình thường, 1 lần/ngày.
Không dùng thuốc nếu mức lọc cầu thận < 20 ml/phút.
6. Chống chỉ định
Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Người bệnh suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút).
Người mắc bệnh múa giật Huntington.
Người bệnh suy gan nặng.
Trường hợp chảy máu não.
7. Tác dụng phụ
Thường gặp, ADR > 1/100:
Toàn thân: Căng thẳng, mệt mỏi.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, trướng bụng.
Thần kinh: Bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
Toàn thân: Suy nhược cơ thể.
Toàn thân: Chóng mặt, trầm cảm, buồn ngủ.
Thần kinh: Run, kích thích tình dục.
Tần số không biết:
Máu và hệ bạch huyết: Rối loạn xuất huyết.
Hệ thống miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn.
Thần kinh: Kích động, lo lắng, lú lẫn, ảo giác, nhức đầu, mất ngủ, động kinh.
Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Da: Phù nề, viêm da, ngứa, nổi mề đay.
- Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc bằng cách giảm liều.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Vẫn có thể tiếp tục phương pháp điều trị kinh điên nghiện rượu (các vitamin và thuốc an thân) trong trường hợp người bệnh bị thiếu vitamin hoặc kích động mạnh.
Đã có trường hợp có tương tác giữa piracetam và tinh chất tuyến giáp khi dùng đồng thời:
Lú lẫn, bị kích thích và rối loạn giấc ngủ.
Ở một người bệnh thời gian prothrombin đã được ổn định bằng warfarin lại tăng lên khi
dùng piracetam.
9. Thận trọng khi sử dụng
Vì piracetam được thải qua thận, nên nửa đời của thuốc tăng lên liên quan trực tiếp với mức độ suy thận và độ thanh thải creatinin. Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh bị suy thận. Cần theo dõi chức năng thận ở những người bệnh này và người bệnh cao tuổi.
Khi hệ số thanh thải của creatinin dưới 60 ml/phút hay khi creatinin huyết thanh trên 1,25 mg/100 ml thì cần phải điều chỉnh liều.
Hệ số thanh thải creatinin là 60 - 40 ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,25 - 1,7 mg/100 ml (nửa đời của piracetam dài hơn gấp đôi): Chỉ nên dùng 1/2 liều bình thường.
Hệ số thanh thải creatinin là 40 - 20 ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,7 - 3,0 mg/100 ml (nửa đời của piracetam là 25 - 42 giờ): Dùng 1/4 liều bình thường.
Piracetam có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu kéo dài thời gian chảy máu. Nên thận trọng dùng ở bệnh nhân bị xuất huyết nặng, bệnh nhân có nguy cơ chảy máu như viêm loét dạ dày, bệnh nhân rối loạn cầm máu, những người có tiền sử xuất huyết, bệnh nhân trải qua phẫu thuật lớn kê cả phẫu thuật nha khoa, bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông hay thuốc chống kết tập tiêu câu như aspirin.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai:
Chưa có nghiên cứu về an toàn cho phụ nữ có thai. Không nên dùng thuốc này cho người mang thai vì piracetam có thể qua nhau thai.
- Thời kỳ cho con bú:
Không nên dùng piracetam cho người cho con bú vì piracetam được bài tiết vào sữa mẹ.
11. Ảnh hưởng của thuốc Capriles lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây buồn ngủ, ngủ gà, bồn chồn, đau đầu, chóng mặt, kích động nên không