Combizar chỉ định trong điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân thích hợp dạng điều trị phối hợp.
1. Thuốc Combizar là thuốc gì?
Losartan và hydrochlorothiazide (HCTZ) được sử dụng cùng với nhau ở dạng phối hợp liều uống một lần mỗi ngày (FDC) để kiểm soát cao huyết áp. Losartan là chất đối vận đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể angiotensin II trong khi HCTZ là một thuốc lợi tiểu thiazide. Cả hai thuốc có tác động hiệp lực trên huyết áp. Hiệu quả điều trị cao huyết áp thường cao hơn khi kết hợp một liều nhỏ thuốc lợi tiểu thiazide như HCTZ với chất đối vận thụ thể angiotensin-II. Losartan làm hạ huyết áp bằng cách phong bế chọn lọc thụ thể AT1 ở mạch máu và các mô khác để đối kháng tác động của angiotensin II. Mặt khác, HCTZ làm hạ huyết áp bằng cách tăng bài tiết natri qua thận. Losartan có xu hướng đảo nghịch tác động hạ kali huyết gây ra do HCTZ.
2. Thành phần thuốc Combizar
Mỗi viên nén chứa:
Losartan potassium …………. 50 mg
Hydrochlorothiazide …………. 12,5 mg.
Tá dược: Microcrystalline cellulose, lactose, hydroxypropyl cellulose, tinh bột, magnesium stearate, opadry.
3. Dạng bào chế
Viên nén bao phim thuôn dài màu vàng có vạch ngăn ở giữa
4. Chỉ định
Thuốc Combizar được chỉ định điều trị cao huyết áp: cho những bệnh nhân thích hợp với dạng điều trị phối hợp.
5. Liều dùng
Liều khởi đầu & duy trì ở người lớn: 1 viên phối hợp losartan 50mg + HCTZ 12,5mg một lần mỗi ngày.
Cho những bệnh nhân không đáp ứng hoàn toàn, điều chỉnh đến liều tối đa: 2 viên phối hợp losartan 50mg + HCTZ 12,5mg mỗi ngày.
Hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Nhìn chung, tác động hạ huyết áp đạt được 3 tuần sau khi bắt đầu điều trị.
6. Chống chỉ định
Không sử dụng dạng phối hợp losartan-HCTZ ở những bệnh nhân có thể bị mất nước nội mạch (ví dụ như những bệnh nhân điều trị với các thuốc lợi tiểu liều cao).
Dạng phối hợp losartan-HCTZ không nên dùng cho những bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinine ≤ 30 mL/phút) hoặc những bệnh nhân bị suy gan.
Theo các dữ liệu dược động học cho thấy nồng độ huyết tương tương đối của losartan gia tăng đáng kể ở những bệnh nhân bị xơ gan, nên xem xét sử dụng liều thấp cho những bệnh nhân có tiền sử bị suy gan. Vì thế, dạng phối hợp losartan-HCTZ không nên dùng cho những bệnh nhân cần chuẩn độ liều lượng losartan.
Losartan có thể làm tăng ure huyết và creatinine huyết thanh ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch của người chỉ có một thận. Những thay đổi này trong chức năng thận có thể phục hồi khi ngưng điều trị.
7. Tác dụng phụ
Nhìn chung, việc điều trị với losartan potassium - hydrochlorothiazide được dung nạp tốt. Phần lớn các tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua và không cần ngưng điều trị. Trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát, việc ngưng điều trị do các tác dụng phụ trên lâm sàng trên nhóm bệnh nhân được điều trị với dạng phối hợp so với nhóm dùng giả dược tương ứng là 2,8% và 2,3%.
Những phản ứng phụ sau được ghi nhận với losartan-hydrochlorothiazide:
Toàn thân: Đau bụng, phù, suy nhược, nhức đầu.
Tim mạch: Tim đập nhanh.
Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.
Cơ xương: Đau lưng.
Thần kinh/ tâm thần: Chóng mặt.
Hệ hô hấp: Khô miệng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm hầu, nhiễm trùng hô hấp trên.
Da: Nổi mẩn.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Losartan potassium
Khi sử dụng cùng lúc, những thuốc sau đây có thể tương tác với losartan:
Cimetidine - Tăng khoảng 18% AUC của losartan có thể xảy ra nhưng không có ảnh hưởng trên dược động học của chất chuyển hóa có hoạt tính.
Phenobarbital - Giảm khoảng 20% AUC của losartan và AUC của chất chuyển hóa có hoạt tính.
Rifampicin và fluconazole - Giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của losartan.
Các thuốc lợi tiểu giữ kali (như spironolactone, triamterene, amiloride), các thuốc bổ sung kali, hoặc các chất thay thế muối có chứa kali - Tăng kali trong huyết thanh.
Hydrochlorothiazide (HCTZ)
Khi sử dụng cùng lúc, các thuốc sau có thể tương tác với HCTZ:
Rượu, barbiturate, hoặc thuốc giảm đau gây nghiện - Có thể xảy ra hạ huyết áp tư thế đứng.
Các thuốc trị tiểu đường (các thuốc dạng uống và insulin) - Có thể cần phải điều chỉnh liều của thuốc điều trị tiểu đường.
Thuốc gắn acid mật cholestyramine và colestipol - Hấp thu HCTZ giảm khi có mặt các thuốc gắn acid mật trao đổi ion âm. Các liều đơn của cholestyramine hoặc colestipol kết hợp với HCTZ làm giảm hấp thu của thuốc từ hệ tiêu hóa tương ứng 85 và 43%.
Các corticosteroid, ACTH - Gây mất điện giải mạnh, đặc biệt là hạ kali huyết.
Các amine làm tăng huyết áp (như adrenaline) - Đáp ứng với các amin làm tăng huyết áp có thể giảm nhưng không đủ để ngăn ngừa việc sử dụng các thuốc này.
Các thuốc giãn cơ vân, không khử cực (như tubocurarine) - Có thể tăng đáp ứng với các thuốc giãn cơ.
Lithium - Các thuốc lợi tiểu làm giảm độ thanh thải lithium và làm tăng nguy cơ ngộ độc lithium.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) - NSAIDs có thể làm giảm tác động lợi tiểu, thải trừ natri qua nước tiểu, và điều trị cao huyết áp của HCTZ.
9. Thận trọng khi sử dụng
Không sử dụng dạng phối hợp losartan-HCTZ ở những bệnh nhân có thể bị mất nước nội mạch (ví dụ như những bệnh nhân điều trị với các thuốc lợi tiểu liều cao).
Dạng phối hợp losartan-HCTZ không nên dùng cho những bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin ≤ 30mL/phút) hoặc những bệnh nhân bị suy gan.
Theo các dữ liệu dược động học cho thấy nồng độ huyết tương tương đối của losartan gia tăng đáng kể ở những bệnh nhân bị xơ gan, nên xem xét sử dụng liều thấp cho những bệnh nhân có tiền sử bị suy gan. Vì thế, dạng phối hợp losartan-HCTZ không nên dùng cho những bệnh nhân cần chuẩn độ liều lượng losartan.
Losartan có thể làm tăng ure huyết và creatinin huyết thanh ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch của người chỉ có một thận. Những thay đổi này trong chức năng thận có thể phục hồi khi ngưng điều trị.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Sử dụng khi mang thai:
Khi sử dụng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ, các thuốc tác động trên hệ renin-angiotensin (như losartan) có thể gây tổn thương và thậm chí tử vong ở thai nhi đang phát triển. Ngưng sử dụng losartan ngay khi phát hiện mang thai.
Sử dụng ở những phụ nữ cho con bú:
Chưa rõ losartan có bài tiết qua sữa mẹ hay không. HCTZ xuất hiện trong sữa mẹ. Do khả năng gây ra phản ứng phụ ở trẻ đang bú sữa mẹ, nên cân nhắc giữa việc ngưng cho con bú và ngưng sử dụng thuốc, tính đến tầm quan trọng đối với người mẹ.
11. Ảnh hưởng của thuốc Combizar lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có báo cáo
12. Quá liều
Losartan potassium: dữ liệu về quá liều ở người còn hạn chế. Biểu hiện về quá liều hay gặp nhất có lẽ là hạ huyết áp và nhịp tim nhanh; cũng có thể gặp nhịp tim chậm do kích thích thần kinh đối giao cảm (dây thần kinh phế vị). Nếu hạ huyết áp triệu chứng xảy ra, phải điều trị hỗ trợ. Cả losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính đều không thể loại bỏ được bằng thẩm phân máu.
Hydrochlorothiazide: biểu hiện chủ yếu là rối loạn nước và điện giải do bài niệu nhiều. Nếu đang dùng digitalis, giảm kali huyết làm tăng loạn nhịp tim.
Xử trí: điều trị hỗ trợ triệu chứng. Rửa dạ dày nếu mới dùng thuốc. Có thể dùng than hoạt sau khi gây nôn. Nên đánh giá và điều chỉnh rối loạn nước và điện giải nhanh chóng.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Combizar ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Combizar quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Combizar ở đâu?
Hiện nay, Combizar là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Combizar trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 77.000 đến 85.000/hộp tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”