Lenvima 4mg được chỉ định điều trị ung thư đặc biệt là ung thư tuyến giáp.
1. Dược lực học
Nhóm dược lý trị liệu: thuốc chống ung thư, thuốc ức chế protein kinase, mã ATC: L01XE29
Thuốc Lenvima 4mg là thuốc ức chế multikinase thể hiện đặc tính chính là chống tạo mạch in vitro và in vivo và sự ức chế trực tiếp tăng trưởng của khối u cũng đã được quan sát thấy trong các mô hình in vitro.
Cơ chế tác dụng
Thuốc Lenvima 4mg là thuốc ức chế thụ thể tyrosine kinase (RTK) - ức chế chọn lọc hoạt tính của kinase của thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) VEGFR1 (FLT1), VEGFR2 (KDR) và VEGFR3 (FLT4), ngoài thụ thể tyrosine kinase liên quan đến con đường tiền tạo mạch và gây ung thư khác bao gồm thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF) FGFR1, 2, 3 và 4; thụ thể yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu PDGFRα, KIT và RET.
Ngoài ra, lenvatinib có hoạt tính chọn lọc, ức chế trực tiếp tăng sinh trong các dòng tế bào gan phụ thuộc vào tín hiệu FGFR hoạt hóa, góp phần vào ức chế tín hiệu FGFR bởi lenvatinib.
Mặc dù chưa được nghiên cứu trực tiếp với lenvatinib, cơ chế tác dụng đối với tăng huyết áp được mặc nhiên công nhận là qua trung gian của sự ức chế VEGFR2 trong tế bào nội mô mạch máu. Tương tự như vậy, mặc dù chưa được nghiên cứu trực tiếp, cơ chế tác dụng đối với protein niệu được mặc nhiên công nhận là qua trung gian của sự điều hòa giảm VEGFR1 và VEGFR2 trong tế bào biểu mô lớp tạng bao tiểu cầu thận (podocyte) của tiểu cầu thận.
Cơ chế tác dụng đối với thiểu năng tuyến giáp chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn.
2. Dược động học
Hấp thu
Thuốc Lenvima 4mg được hấp thu nhanh sau khi dùng đường uống với tmax (thời gian đạt được nồng độ cao nhất trong huyết tương) thường được quan sát thấy là 1 tới 4 giờ sau khi dùng liều thuốc. Thức ăn không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu nhưng làm chậm tốc độ hấp thu. Khi dùng với thức ăn cho các đối tượng khỏe mạnh, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương chậm lại 2 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối chưa được xác định ở người; tuy nhiên, dữ liệu từ một nghiên cứu cân bằng khối lượng cho thấy rằng sinh khả dụng ở mức 85%. Lenvatinib cho thấy sinh khả dụng đường uống tốt ở chó (70,4%) và khỉ (78,4%).
Phân bố
Sự gắn kết của lenvatinib với protein huyết tương người in vitro là cao và trong khoảng từ 98% đến 99% (mesilate 0,3 - 30 μg/mL). Sự gắn kết này chủ yếu là với albumin và gắn kết nhẹ với α1-acid glycoprotein và γ-globulin.
Trên in vitro, tỷ lệ nồng độ lenvatinib máu/huyết tương trong khoảng từ 0,589-0,608 (mesilate 0,1 – 10 μg/mL).
Lenvatinib là cơ chất đối với P-glycoprotein (P-gp) và protein kháng ung thư vú (BCRP). Lenvatinib không phải là cơ chất đối với OAT1, OAT3 (chất vận chuyển anion hữu cơ), OATP1B1, OATP1B3 (polypeptid vận chuyển anion hữu cơ), OCT1 (chất vận chuyển cation hữu cơ), OCT2 hoặc BSEP.
Ở các bệnh nhân, thể tích phân bố biểu kiến trung vị (Vz/F) của liều đầu tiên trong khoảng từ 50,5 lít đến 92 lít và thường đồng nhất ở các nhóm liều từ 3,2 mg đến 32 mg. Thể tích phân bố biểu kiến trung vị tương tự ở trạng thái ổn định (Vz/Fss) cũng thường đồng nhất và trong khoảng từ 43,2 lít đến 121 lít.
Chuyển hóa sinh học
Cytochrom P450 3A4 đã được chứng minh in vitro là isoform chiếm ưu thế (> 80%) tham gia vào sự chuyển hóa lenvatinib qua trung gian P450. Tuy nhiên, dữ liệu in vivo cho thấy các con đường không qua trung gian P450 đóng góp một phần đáng kể vào sự chuyển hóa lenvatinib tổng thể. Do vậy, trên in vivo, các thuốc gây cảm ứng và thuốc ức chế CYP 3A4 đã có ảnh hưởng tối thiểu lên nồng độ lenvatinib (xem phần Tương tác).
Trong microsom gan người, dạng khử methyl của lenvatinib (M2) đã được xác định là chất chuyển hóa chính. M2' và M3', các chất chuyển hóa chính trong phân người, theo thứ tự được hình thành từ M2 và lenvatinib bởi aldehyde oxidase.
Trong các mẫu huyết tương được thu thập đến 24 giờ sau khi dùng, lenvatinib chiếm 97% của phóng xạ trong sắc ký đồ phóng xạ huyết tương trong khi chất chuyển hóa M2 chiếm thêm 2,5%. Dựa trên AUC(0 - inf), lenvatinib chiếm theo thứ tự là 60% và 64% tổng phóng xạ trong huyết tương và máu.
Dữ liệu từ một nghiên cứu cân bằng khối lượng/bài tiết ở người cho thấy lenvatinib được chuyển hóa rộng rãi ở người. Các con đường chuyển hóa chính ở người được xác định là oxy hóa bởi aldehyde oxidase, khử methyl qua CYP3A4, liên hợp glutathione với loại bỏ nhóm O-aryl (nhóm chức chlorbenzyl) và kết hợp những con đường này, tiếp theo là biến đổi sinh học thêm (ví dụ, glucuronid hóa, thủy phân nhóm chức glutathione, phân hủy nhóm chức cystein và tái sắp xếp nội phân tử của cysteinylglycin và cystein liên hợp với dimer hóa sau đó). Những con đường chuyển hóa in vivo này phù hợp với các dữ liệu được cung cấp trong các nghiên cứu in vitro sử dụng vật liệu sinh học của người.
Nghiên cứu về chất vận chuyển trên in vitro
Đối với các chất vận chuyển sau: OAT1, OAT3, OATP1B1, OCT1, OCT2 và BSEP, sự ức chế có ý nghĩa lâm sàng đã được loại trừ dựa trên giá trị ngưỡng của IC50 (nồng độ ức chế 50%) > 50 x Cmax, không liên kết.
Lenvatinib đã cho thấy hoạt tính ức chế rất ít hoặc không có đối với hoạt động vận chuyển qua trung gian P-gp và qua BCRP. Tương tự như vậy, không quan sát thấy cảm ứng biểu hiện mRNA của P-gp.
Lenvatinib đã cho thấy tác dụng ức chế rất ít hoặc không có đối với OATP1B3. Trong dung dịch bào tương gan người, lenvatinib không ức chế hoạt tính của aldehyde oxidase.
Thải trừ
Nồng độ trong huyết tương giảm theo hàm số mũ bậc 2 sau khi đạt Cmax. Thời gian bán hủy pha cuối trung bình theo hàm số mũ của lenvatinib khoảng 28 giờ.
Sau khi dùng lenvatinib được đánh dấu phóng xạ cho 6 đối tượng có khối u đặc, khoảng 2/3 và 1/4 liều có đánh dấu phóng xạ được đào thải theo thứ tự qua phân và nước tiểu. Chất chuyển hóa M3 là chất phân tích chủ yếu trong phân (~ 17% liều), tiếp theo là M2' (~ 11% liều) và M2 (~ 4,4 liều).
Tuyến tính/không tuyến tính
Tỷ lệ với liều dùng và sự tích lũy
Ở những bệnh nhân có khối u đặc dùng liều đơn và nhiều liều lenvatinib một lần mỗi ngày, nồng độ lenvatinib (Cmax và AUC) tăng tỷ lệ thuận với liều dùng trong khoảng liều 3,2-32 mg một lần mỗi ngày.
Lenvatinib cho thấy tích lũy tối thiểu ở trạng thái ổn định. Trong phạm vi này, chỉ số tích lũy trung vị (Rac) trong khoảng từ 0,96 (20 mg) đến 1,54 (6,4 mg). Rac ở bệnh nhân HCC có suy gan nhẹ và vừa tương tự như được báo cáo ở những khối u đặc khác.
Quần thể đặc biệt
Suy gan
Dược động học của lenvatinib sau một liều đơn 10mg đã được đánh giá ở 6 đối tượng, mỗi đối tượng suy gan nhẹ hoặc trung bình (Child-Pugh A và Child-Pugh B theo thứ tự tương ứng). Một liều 5mg đã được đánh giá ở 6 đối tượng suy gan nặng (Child-Pugh C). 8 đối tượng khỏe mạnh, phù hợp về nhân khẩu học đóng vai trò như là nhóm đối chứng và nhận được một liều 10 mg. Nồng độ lenvatinib, dựa trên dữ liệu AUC0-t và AUC0-inf đã hiệu chỉnh theo liều, là 119%, 107% và 180% mức bình thường tương ứng ở người bị suy gan nhẹ, vừa và nặng. Chưa rõ liệu có thay đổi về sự gắn kết với protein huyết tương ở các đối tượng suy gan hay không. Xem phần Liều lượng và cách dùng về khuyến cáo liều dùng.
Không có đủ dữ liệu cho bệnh nhân HCC có Child-Pugh B (suy gan trung bình, 3 bệnh nhân được điều trị bằng lenvima trong thử nghiệm then chốt) và không có dữ liệu nào ở bệnh nhân HCC có Child Pugh C (suy gan nặng). Lenvatinib chủ yếu được loại bỏ qua gan và tiếp xúc có thể tăng lên ở những quần thể bệnh nhân này.
Thời gian bán hủy trung vị là tương đương ở những người bị suy gan nhẹ, trung bình và nặng cũng như những người có chức năng gan bình thường và dao động từ 26 giờ đến 31 giờ. Tỷ lệ phần trăm của liều lenvatinib bài tiết qua nước tiểu là thấp trong tất cả các nhóm (<2,16% trên các nhóm điều trị).
Suy thận
Dược động học của lenvatinib sau một liều đơn 24mg đã được đánh giá ở 6 đối tượng, mỗi đối tượng suy thận nhẹ, trung bình và nặng và so với 8 đối tượng khỏe mạnh, phù hợp về nhân khẩu học. Các đối tượng bị bệnh thận giai đoạn cuối chưa được nghiên cứu.
Dựa trên dữ liệu AUC0-inf được hiệu chỉnh liều, nồng độ lenvatinib ở người suy thận nhẹ, trung bình và nặng lần lượt bằng 101%, 90% và 122% nồng độ ở người bình thường. Chưa rõ liệu có thay đổi về sự gắn kết với protein huyết tương ở các đối tượng suy thận hay không. Xem phần Liều lượng và cách dùng về khuyến cáo liều dùng.
Tuổi, giới, cân nặng, chủng tộc
Dựa trên phân tích dược động quần thể ở những bệnh nhân dùng lên đến 24 mg lenvatinib một lần mỗi ngày, tuổi, giới tính, cân nặng và chủng tộc (Nhật so với chủng tộc khác, người da trắng so với chủng tộc khác) không ảnh hưởng đáng kể đến độ thanh thải (xem phần Liều lượng và cách dùng).
Quần thể trẻ em
Chưa có nghiên cứu ở bệnh nhân trẻ em.
3. Thành phần thuốc Lenvima 4mg
Hoạt chất: Lenvatinib mesilate 4,9mg tương đương Lenvatinib 4mg.
4. Dạng bào chế
Thuốc Lenvima 4mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng có nắp màu đỏ ánh vàng/thân màu đỏ ánh vàng, in kí hiệu “Є” bằng mực đen trên nắp và chữ “LENV 4 mg” trên thân nang, chứa cốm màu trắng đến trắng ngà.
5. Chỉ định
Thuốc Lenvima 4mg được chỉ định là liệu pháp đơn trị liệu để điều trị cho bệnh nhân người lớn bị ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa (DTC) (tế bào nhú/tế bào nang tuyến/tế bào Hürthle) tiến triển tại chỗ hoặc di căn, kháng trị với iod phóng xạ (RAI).
Ngoài ra thuốc Lenvima 4mg được chỉ định là liệu pháp đơn trị liệu để điều trị cho bệnh nhân người lớn bị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) tiến triển hoặc không thể phẫu thuật cắt bỏ, chưa nhận được liệu pháp điều trị toàn thân trước đó (xem mục Dược lực học).
6. Liều dùng và cách dùng thuốc
Điều trị thuốc Lenvima 4mg nên được bắt đầu và giám sát bởi một chuyên gia y tế có kinh nghiệm trong sử dụng các liệu pháp chống ung thư.
Nếu bệnh nhân quên một liều và không thể dùng liều đó trong vòng 12 giờ, nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo vào giờ uống thuốc thường lệ.
Nên tiếp tục điều trị chừng nào vẫn quan sát thấy lợi ích lâm sàng hoặc cho đến khi xảy ra độc tính không thể chấp nhận được.
Đối với buồn nôn, nôn và tiêu chảy, việc quản lý nội khoa tối ưu (như điều trị hoặc liệu pháp) nên được bắt đầu trước bất cứ sự tạm dừng hoặc giảm liều Lenvima 4mg nào. Cần xử trí tích cực độc tính trên dạ dày ruột để làm giảm nguy cơ tiến triển suy giảm chức năng thận hoặc suy thận (xem phần Cảnh báo và thận trọng, Suy giảm chức năng thận và suy thận).
Liều dùng
Ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa (DTC)
Liều khuyến cáo hàng ngày của thuốc Lenvima 4mg là 24mg (2 viên nang 10mg và một viên nang 4mg) một lần mỗi ngày. Điều chỉnh liều hàng ngày khi cần thiết dựa trên kế hoạch quản lý liều/độc tính.
Điều chỉnh liều và ngừng thuốc đối với DTC
Việc xử trí các tác dụng không mong muốn có thể đòi hỏi phải tạm dừng, điều chỉnh liều hoặc dừng sử dụng lenvatinib (xem phần Cảnh báo và thận trọng). Các tác dụng không mong muốn nhẹ đến trung bình (ví dụ Độ 1 hoặc 2) thường không cần phải tạm dừng thuốc Lenvima 4mg, trừ khi bệnh nhân không thể dung nạp được mặc dù đã xử trí tối ưu. Các tác dụng không mong muốn nặng (ví dụ Độ 3) hoặc các tác dụng không mong muốn không thể chịu được đòi hỏi phải tạm dừng lenvatinib cho đến khi các tác dụng này cải thiện đến Độ 0-1 hoặc mức ban đầu.
Đối với các độc tính liên quan đến lenvatinib (xem Bảng 5), sau khi tác dụng không mong muốn được cải thiện đến Độ 0-1 hoặc mức ban đầu, nên điều trị lại với liều được giảm xuống như đề nghị trong Bảng 3.
Xem Bảng 3.
Nên ngừng điều trị trong trường hợp các tác dụng không mong muốn đe dọa tính mạng (ví dụ Độ 4) ngoại trừ bất thường về xét nghiệm được đánh giá là không đe dọa tính mạng, trong trường hợp này chúng cần được xử trí như là tác dụng không mong muốn nặng (ví dụ Độ 3).
Ung thư biểu mô tế bào gan
Liều hàng ngày khuyến cáo đối với thuốc Lenvima 4mg là 8 mg (2 viên nang 4 mg) một lần hàng ngày đối với bệnh nhân có cân nặng < 60 kg và 12 mg (3 viên nang 4 mg) một lần hàng ngày đối với bệnh nhân có cân nặng ≥ 60 kg. Điều chỉnh liều chỉ dựa trên độc tính quan sát được và không dựa trên cân nặng thay đổi trong quá trình điều trị. Liều hàng ngày được điều chỉnh khi cần thiết dựa trên kế hoạch quản lý liều/độc tính.
Điều chỉnh liều và Ngừng thuốc đối với HCC
Xử trí một số tác dụng không mong muốn đòi hỏi tạm ngừng, điều chỉnh liều hoặc ngừng sử dụng lenvatinib. Tác dụng không mong muốn ở mức nhẹ tới trung bình (như Độ 1 hoặc 2) thường không cần ngừng sử dụng thuốc Lenvima 4mg, trừ khi bệnh nhân không thể dung nạp được mặc dù đã có điều trị tối ưu. Chi tiết về theo dõi, điều chỉnh liều và ngừng thuốc được cung cấp ở Bảng 4.
Xem Bảng 4.
Các cấp độ dựa trên Tiêu chuẩn Thuật ngữ chung về biến cố bất lợi (CTCAE) của Viện Ung thư quốc gia Mỹ (NCI).
Xem Bảng 5.
Quần thể đặc biệt
Người già
DTC
Bệnh nhân ≥ 75 tuổi, chủng tộc châu Á, có các bệnh đi kèm (như tăng huyết áp và suy gan hoặc suy thận), hoặc cân nặng dưới 60kg dường như giảm dung nạp với lenvatinib (xem phần Tác dụng không mong muốn, Các nhóm bệnh nhân đặc biệt khác). Tất cả những bệnh nhân khác ngoài những người bị suy gan nặng hoặc suy thận nặng (xem dưới đây) nên bắt đầu điều trị với liều khuyến cáo 24mg, sau đó nên điều chỉnh thêm trên cơ sở khả năng dung nạp của từng bệnh nhân.
HCC
Bệnh nhân ≥ 75 tuổi, chủng tộc da trắng hoặc giới tính nữ hoặc bị suy gan lúc đầu nặng hơn (Child-Pugh A điểm 6 so với điểm 5) dường như giảm dung nạp với lenvatinib.
Bệnh nhân HCC, ngoại trừ người bị suy gan trung bình và nặng hoặc suy thận nặng, nên bắt đầu điều trị với liều khởi đầu được đề nghị là 8mg (hai viên nang 4mg) cho khối lượng cơ thể < 60kg và 12mg (ba viên nang 4mg) cho khối lượng cơ thể ≥ 60kg, sau đó nên điều chỉnh liều thêm trên cơ sở dung nạp của từng bệnh nhân.
Bệnh nhân tăng huyết áp
Cần kiểm soát tốt huyết áp trước khi điều trị bằng lenvatinib và nên theo dõi thường xuyên trong khi điều trị (xem phần Cảnh báo và thận trọng). Đồng thời xem phần Tác dụng không mong muốn, Các nhóm bệnh nhân đặc biệt khác.
Bệnh nhân suy gan
DTC
Không cần điều chỉnh liều khởi đầu ở bệnh nhân suy gan nhẹ (Child-Pugh A) hoặc suy gan trung bình (Child-Pugh B). Ở bệnh nhân suy gan nặng (Child Pugh C), liều khởi đầu khuyến cáo là 14 mg, một lần mỗi ngày. Điều chỉnh liều thêm có thể cần thiết trên cơ sở khả năng dung nạp của từng bệnh nhân. Xem Tác dụng không mong muốn, Các nhóm bệnh nhân đặc biệt khác.
HCC
Trong các quần thể bệnh nhân tham gia nghiên cứu HCC, không cần điều chỉnh liều dựa trên chức năng gan ở những bệnh nhân bị suy gan nhẹ (Child-Pugh A). Dữ liệu rất hạn chế không đủ để cho phép khuyến nghị dùng thuốc cho bệnh nhân HCC bị suy gan trung bình (Child-Pugh B). Cần theo dõi chặt chẽ sự an toàn chung ở những bệnh nhân này (xem phần Cảnh báo và thận trọng và Dược động học). Lenvatinib chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân bị suy gan nặng (Child-Pugh C) và không được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân này.
Bệnh nhân suy thận
DTC
Không cần điều chỉnh liều khởi đầu ở bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc trung bình. Ở bệnh nhân suy thận nặng, liều khởi đầu khuyến cáo là 14mg, một lần mỗi ngày. Điều chỉnh liều thêm có thể cần thiết trên cơ sở khả năng dung nạp của từng bệnh nhân. Những bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối chưa được nghiên cứu, do đó không khuyến cáo dùng lenvatinib ở những bệnh nhân này. Xem Tác dụng không mong muốn, Các nhóm bệnh nhân đặc biệt khác.
HCC
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc trung bình. Dữ liệu sẵn có không cho phép khuyến cáo về liều đối với bệnh nhân bị HCC và suy thận nặng.
Người già
Không cần điều chỉnh liều khởi đầu dựa trên tuổi. Dữ liệu sẵn có hạn chế về sử dụng ở bệnh nhân ≥75 tuổi (xem phần Tác dụng không mong muốn, Các nhóm bệnh nhân đặc biệt khác).
Trẻ em
Không nên sử dụng lenvatinib ở trẻ em dưới 2 tuổi do mối lo ngại về an toàn đã được xác định ở các nghiên cứu trên động vật. Tính an toàn và hiệu quả của lenvatinib ở trẻ em từ 2 tuổi đến < 18 tuổi chưa được xác định (xem phần Dược lực học). Hiện không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên nhóm bệnh nhân này.
Chủng tộc
Không cần điều chỉnh liều khởi đầu trên cơ sở chủng tộc (xem phần Dược động học). Dữ liệu hiện có về việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân từ nguồn gốc chủng tộc khác ngoài người da trắng hoặc người châu Á còn hạn chế (xem Tác dụng không mong muốn, Các nhóm bệnh nhân đặc biệt).
Cách dùng
Thuốc Lenvima 4mg dùng đường uống. Nên dùng thuốc vào khoảng cùng một thời điểm mỗi ngày, cùng hoặc không cùng với thức ăn (xem phần Dược động học). Nên nuốt cả viên với nước. Không nên mở viên nang để tránh tiếp xúc nhiều lần với thành phần thuốc ở trong viên.
Ngoài ra, các viên nang Lenvima 4mg có thể được thêm vào với một thìa nước hoặc trong một ly nhỏ nước táo để tạo ra hỗn dịch mà không làm vỡ hoặc nghiền chúng. Các viên nang phải được để trong chất lỏng ít nhất 10 phút và khuấy ít nhất 3 phút để hòa tan vỏ nang. Hỗn dịch sẽ được nuốt. Sau khi uống, phải thêm một lượng nước hoặc nước táo (một thìa) tương tự vào ly và xoay vài lần. Phần chất lỏng bổ sung phải được uống hết.
7. Chống chỉ định
- Chống chỉ định dùng thuốc Lenvima 4mg với bệnh nhân dị ứng với dược chất hoặc bất cứ thành phần tá dược nào.
- Cho con bú (Xem phần Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú).
8. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Tóm tắt dữ liệu an toàn
Dữ liệu an toàn của lenvatinib dựa trên dữ liệu của 452 bệnh nhân DTC và 496 bệnh nhân HCC chỉ cho phép khái quát hóa tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc ở bệnh nhân DTC và HCC. Các tác dụng không mong muốn được trình bày trong phần này dựa trên dữ liệu an toàn của cả bệnh nhân DTC và HCC (xem phần Đặc điểm dược lực học).
DTC
Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất được báo cáo (xảy ra ở ≥30% bệnh nhân) là tăng huyết áp (68,6%), tiêu chảy (62,8%), giảm ngon miệng (51,5%), giảm cân (49,1%), mệt mỏi (45,8%), buồn nôn (44,5%), protein niệu (36,9%), viêm miệng (35,8%), nôn (34,5%), khó phát âm (34,1%), nhức đầu (34,1%) và hội chứng rối loạn cảm giác đỏ da lòng bàn tay-bàn chân (PPE) (32,7%). Tăng huyết áp và protein niệu có xu hướng xảy ra sớm trong khi điều trị bằng lenvatinib (xem phần Cảnh báo và thận trọng và Tác dụng không mong muốn, Mô tả các tác dụng không mong muốn chọn lọc). Đa số các tác dụng không mong muốn Độ 3-4 xảy ra trong 6 tháng đầu điều trị trừ tiêu chảy xảy ra trong suốt thời gian điều trị và giảm cân có xu hướng tích lũy theo thời gian.
Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng quan trọng nhất là suy giảm chức năng thận và suy thận (2,4%), huyết khối động mạch (3,9%), suy tim (0,7%), xuất huyết khối u nội sọ (0,7%), PRES / RPLS (0,2%), suy gan (0,2%) và huyết khối động mạch (tai biến mạch máu não (1,1%), cơn thiếu máu não thoáng qua (0,7%) và nhồi máu cơ tim (0,9%).
Ở 452 bệnh nhân DTC, kháng trị với iod phóng xạ (RAI), giảm liều và ngừng thuốc là những hành động cần thực hiện đối với một tác dụng không mong muốn ở 63,1% và 19,5% bệnh nhân. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất đã dẫn đến giảm liều (ở ≥ 5% bệnh nhân) là tăng huyết áp, protein niệu, tiêu chảy, mệt mỏi, rối loạn cảm giác đỏ da lòng bàn tay-bàn chân (PPE), giảm cân và giảm ngon miệng. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất đã dẫn đến dừng điều trị bằng lenvatinib là protein niệu, suy nhược, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, tiêu chảy và thuyên tắc phổi.
HCC
Tỷ lệ tác dụng phụ thường gặp nhất được báo cáo (xảy ra ở ≥30% bệnh nhân) là tăng huyết áp (44,0%), tiêu chảy (31,8%), giảm ngon miệng (34,9), mệt mỏi (30,6%) và giảm cân (30,4%).
Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng quan trọng nhất là suy gan (2,8%), bệnh não gan (4,6%), xuất huyết giãn tĩnh mạch thực quản (1,4%), xuất huyết não (0,6%), biến chứng huyết khối động mạch (2,0%) bao gồm cả nhồi máu cơ tim (0,8%), nhồi máu não (0,4%) và tai biến mạch máu não (0,4%) và suy giảm chức năng thận/suy thận (1,4%). Tỷ lệ giảm bạch cầu trung tính cao hơn ở những bệnh nhân bị HCC (8,7% ở nhóm lenvatinib so với các loại khối u không HCC khác (1,4%)), không liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết hoặc viêm phúc mạc do vi khuẩn.
Ở 496 bệnh nhân HCC, điều chỉnh liều (tạm ngừng hoặc giảm liều) và ngừng điều trị là những hành động được thực hiện đối với những tác dụng không mong muốn ở tương ứng 62,3% và 20,2% bệnh nhân. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất dẫn tới điều chỉnh liều (ở ≥5% bệnh nhân) là giảm ngon miệng, tiêu chảy, protein niệu, tăng huyết áp, mệt mỏi, PPE và giảm tiểu cầu. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất dẫn tới ngừng điều trị lenvatinib là bệnh não gan, mệt mỏi, tăng bilirubin máu, protein niệu và suy gan.
Bảng danh sách các tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn quan sát được trong các thử nghiệm lâm sàng ở DTC và HCC là tương tự nhau.
Tác dụng không mong muốn quan sát thấy ở thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân DTC và HCC và được báo cáo từ kinh nghiệm sử dụng lenvatinib hậu mãi được liệt kê ở Bảng 7. Nhóm tần suất tác dụng không mong muốn đại diện cho ước tính thận trọng nhất tần suất từ hai quần thể riêng lẻ.
Tần suất được xác định như sau:
• Rất thường gặp (≥1/10)
• Thường gặp (≥1/100 đến <1/10)
• Ít gặp (≥1/1.000 đến <1/100)
• Chưa rõ (Không thể ước tính từ dữ liệu hiện có)
Xem Bảng 7.
Mô tả các tác dụng không mong muốn chọn lọc
DTC
Tăng huyết áp (xem phần Cảnh báo và thận trọng)
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), tăng huyết áp (bao gồm tăng huyết áp, cơn tăng huyết áp, tăng huyết áp tâm trương và huyết áp tăng) đã được báo cáo ở 72,8% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib và 16,0% bệnh nhân được điều trị bằng giả dược. Thời gian trung vị đến khi khởi phát ở bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib là 16 ngày. Các tác dụng không mong muốn Độ 3 trở lên (bao gồm 1 tác dụng không mong muốn Độ 4) đã xảy ra ở 44,4% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib so với 3,8% bệnh nhân được điều trị bằng giả dược. Đa số các trường hợp khỏi bệnh hoặc hồi phục sau khi tạm dừng liều hoặc giảm liều, xảy ra theo thứ tự ở 13,0% và 13,4% bệnh nhân. Ở 1,1% bệnh nhân, tăng huyết áp đã dẫn đến dừng điều trị vĩnh viễn.
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), tăng huyết áp (bao gồm tăng huyết áp, huyết áp tăng, tăng huyết áp tâm trương và tăng huyết áp tư thế đứng) được báo cáo ở 44,5% bệnh nhân điều trị bằng lenvatinib và tăng huyết áp Độ 3 xảy ra ở 23,5%. Thời gian trung vị tới khi khởi phát là 26 ngày. Phần lớn các trường hợp phục hồi sau khi ngừng hoặc giảm liều, xảy ra ở 3,6% và 3,4% bệnh nhân. Một đối tượng (0,2%) đã ngừng sử dụng lenvatinib do tăng huyết áp.
Protein niệu (xem phần Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), protein niệu đã được báo cáo ở 33,7% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib và 3,1% bệnh nhân được điều trị bằng giả dược. Thời gian trung vị đến khi khởi phát là 6,7 tuần. Các tác dụng không mong muốn Độ 3 xảy ra ở 10,7% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib và không có ở những bệnh nhân được điều trị bằng giả dược. Đa số các trường hợp đã có kết quả khỏi bệnh hoặc hồi phục sau khi tạm dừng liều hoặc giảm liều, xảy ra tương ứng ở 16,9% và 10,7% bệnh nhân. Protein niệu đã dẫn đến dừng điều trị vĩnh viễn ở 0,8% bệnh nhân.
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), protein niệu được báo cáo ở 26,3% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib và phản ứng Độ 3 xảy ra ở 5,9%. Thời gian trung vị tới khởi phát là 6,1 tuần. Phần lớn các trường hợp phục hồi sau khi ngừng hoặc giảm liều, xảy ra tương ứng ở 6,9% và 2,5% bệnh nhân. Protein niệu dẫn đến ngừng điều trị vĩnh viễn ở 0,6% bệnh nhân.
Suy giảm chức năng thận và suy thận (xem phần Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), 5% bệnh nhân tiến triển suy thận và 1,9% bệnh nhân tiến triển suy chức năng thận (3,1% bệnh nhân có biến cố suy giảm chức năng thận hoặc suy thận Độ ≥ 3). Trong nhóm giả dược, 0,8% bệnh nhân tiến triển suy chức năng thận hoặc suy thận (0,8% Độ ≥ 3).
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), 7,1% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib phát triển suy thận/suy giảm chức năng thận. Phản ứng Độ 3 hoặc lớn hơn xảy ra ở 1,9% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib.
Rối loạn chức năng tim (xem phần Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), đã ghi nhận giảm phân suất tống máu/suy tim trên 6,5% bệnh nhân (1,5% bệnh nhân mắc Độ ≥ 3) trong nhóm điều trị với lenvatinib và 2,3% trong nhóm giả dược (không có độ ≥ 3).
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), rối loạn chức năng tim (bao gồm suy tim sung huyết, sốc tim và suy tim phổi) đã được báo cáo ở 0,6% bệnh nhân (0,4% là Độ ≥ 3) trong nhóm được điều trị bằng lenvatinib.
Hội chứng bệnh não phần sau có hồi phục (PRES)/Hội chứng bệnh não chất trắng phần sau có hồi phục (RPLS) (xem phần Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), có 1 biến cố PRES (Độ 2) ở nhóm điều trị bằng lenvatinib và không có báo cáo nào ở nhóm giả dược.
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), có 1 biến cố PRES (Độ 2) ở nhóm điều trị bằng lenvatinib.
Trong số 1.823 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp đơn trị liệu lenvatinib trong các thử nghiệm lâm sàng, có 5 trường hợp (0,3%) PRES (0,2% là Độ 3 hoặc 4), tất cả đều được giải quyết sau khi điều trị và/hoặc tạm ngừng liều, hoặc ngừng thuốc vĩnh viễn.
Độc tính trên gan (xem phần Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), các tác dụng không mong muốn liên quan đến gan thường gặp nhất được báo cáo là giảm albumin máu (9,6% ở nhóm lenvatinib so với 1,5% ở nhóm giả dược), tăng enzym gan, bao gồm tăng alanine aminotransferase (7,7% ở nhóm được điều trị bằng lenvatinib so với không có trường hợp nào ở nhóm được điều trị giả dược), aspartate aminotransferase (6,9% ở nhóm lenvatinib so với 1,5% ở nhóm giả dược) và bilirubin máu (1,9% ở nhóm lenvatinib so với không có trường hợp nào ở nhóm giả dược). Thời gian trung vị đến khi khởi phát các tác dụng không mong muốn ở gan ở những bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib là 12,1 tuần. Các tác dụng không mong muốn liên quan đến gan Độ 3 trở lên (bao gồm 1 trường hợp suy gan Độ 5) đã xảy ra ở 5,4% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib so với 0,8% ở những bệnh nhân được điều trị bằng giả dược. Các tác dụng không mong muốn liên quan đến gan đã dẫn đến tạm dừng liều hoặc giảm liều theo thứ tự ở 4,6% và 2,7% bệnh nhân và dẫn đến dừng điều trị vĩnh viễn ở 0,4% bệnh nhân.
Trong số 1166 bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib, đã có 3 trường hợp (0,3%) suy gan, tất cả đều có kết quả tử vong. Một trường hợp đã xảy ra ở một bệnh nhân có di căn gan. Cũng có một trường hợp viêm gan cấp ở bệnh nhân không có di căn gan.
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), các tác dụng không mong muốn về độc tính gan được báo cáo phổ biến nhất là tăng bilirubin trong máu (14,9%), tăng aspartate aminotransferase (13,7%), tăng alanine aminotransferase (11,1%), giảm albumin máu (9,2%), bệnh não gan (8,0%), tăng gamma-glutamyltransferase (7,8%) và tăng phosphatase kiềm trong máu (6,7%). Thời gian trung vị tới khi khởi đầu các tác dụng không mong muốn về độc tính trên gan là 6,4 tuần. Phản ứng độc tính trên gan ≥ Độ 3 xảy ra ở 26,1% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib. Suy gan (bao gồm cả các trường hợp tử vong ở 12 bệnh nhân) xảy ra ở 3,6% bệnh nhân (tất cả đều là ≥ Độ 3). Bệnh não gan (bao gồm cả các trường hợp tử vong ở 4 bệnh nhân) xảy ra ở 8,4% bệnh nhân (5,5% là ≥ Độ 3). Có 17 trường hợp tử vong (3,6%) do biến cố nhiễm độc gan ở nhóm lenvatinib và 4 trường hợp tử vong (0,8%) ở nhóm sorafenib. Các tác dụng không mong muốn về độc tính trên gan đã dẫn đến gián đoạn và giảm liều ở tương ứng 12,2% và 7,4% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib và ngừng thuốc vĩnh viễn ở 5,5%.
Qua các nghiên cứu lâm sàng trong đó 1327 bệnh nhân được điều trị đơn trị liệu bằng lenvatinib trong các chỉ định khác với HCC, suy gan (bao gồm cả các trường hợp tử vong) đã được báo cáo ở 4 bệnh nhân (0,3%), tổn thương gan ở 2 bệnh nhân (0,2%), viêm gan cấp tính ở 2 bệnh nhân (0,2%) và tổn thương tế bào gan ở 1 bệnh nhân (0,1%).
Thuyên tắc động mạch (Xem phần Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), đã ghi nhận biến cố thuyên tắc động mạch trên 5,4% bệnh nhân điều trị với lenvatinib và 2,3% bệnh nhân nhóm giả dược.
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), các biến cố huyết khối động mạch đã được báo cáo ở 2,3% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib.
Trong số 1823 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp đơn trị liệu bằng lenvatinib trong các nghiên cứu lâm sàng, có 10 trường hợp (0,5%) huyết khối động mạch (5 trường hợp nhồi máu cơ tim và 5 trường hợp tai biến mạch máu não) với kết quả tử vong.
Xuất huyết (xem phần Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), xuất huyết đã được báo cáo ở 34,9% (1,9% có Độ ≥ 3) bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib so với 18,3% (3,1% có Độ ≥ 3) bệnh nhân được điều trị bằng giả dược. Các phản ứng đã xảy ra ở tỷ lệ ≥ 0,75% so với giả dược là: chảy máu cam (11,9%), đái ra máu (6,5%), bầm tím (4,6%), chảy máu lợi răng (2,3%), đại tiện phân có máu (2,3%), xuất huyết trực tràng (1,5%), khối tụ máu (1,1%), xuất huyết trĩ (1,1%), xuất huyết thanh quản (1,1%), đốm xuất huyết (1,1%), và xuất huyết khối u nội sọ (0,8%). Trong thử nghiệm này, có 1 trường hợp tử vong do xuất huyết nội sọ trong 16 bệnh nhân được điều trị lenvatinib và có di căn CNS ở thời điểm ban đầu.
Thời gian trung vị đến khi khởi phát lần đầu tiên ở những bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib là 10,1 tuần. Không quan sát thấy sự khác nhau giữa những bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib so với những bệnh nhân được điều trị bằng giả dược về tỷ lệ các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng (3,4% so với 3,8%), các tác dụng không mong muốn đã dẫn đến dừng điều trị sớm (1,1% so với 1,5%), hoặc các tác dụng không mong muốn đã dẫn đến tạm dừng liều (3,4% so với 3,8%) hoặc giảm liều (0,4% so với không có trường hợp nào).
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), xuất huyết đã được báo cáo ở 24,6% bệnh nhân và 5,0% là Độ ≥ 3. Phản ứng Độ 3 xảy ra ở 3,4%, phản ứng Độ 4 ở 0,2% và 7 bệnh nhân (1,5%) đã có một phản ứng Độ 5 bao gồm xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết đường ruột và xuất huyết khối u. Thời gian trung vị tới khởi phát đầu tiên là 11,9 tuần. Một biến cố xuất huyết dẫn đến gián đoạn hoặc giảm liều ở tương ứng 3,2% và 0,8% bệnh nhân và ngừng điều trị ở 1,7% bệnh nhân.
Qua các nghiên cứu lâm sàng trong đó có 1327 bệnh nhân được điều trị đơn trị liệu bằng lenvatinib trong các chỉ định khác với HCC, xuất huyết Độ ≥ 3 hoặc lớn hơn được báo cáo ở 2% bệnh nhân, 3 bệnh nhân (0,2%) bị xuất huyết độ 4 và 8 bệnh nhân (0,6%) Độ 5 bao gồm xuất huyết động mạch, đột quỵ xuất huyết, xuất huyết nội sọ, xuất huyết khối u nội sọ, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, ho ra máu và xuất huyết khối u.
Giảm calci máu (xem phần Cảnh báo và thận trọng, Kéo dài khoảng QT)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), giảm calci máu đã được báo cáo ở 12,6% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib so với không có trường hợp nào ở nhóm được điều trị bằng giả dược. Thời gian trung vị đến khi khởi phát lần đầu tiên ở những bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib là 11,1 tuần. Phản ứng Độ 3 hoặc 4 xảy ra ở 5,0% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib so với không có trường hợp nào ở những bệnh nhân được điều trị bằng giả dược. Hầu hết các tác dụng không mong muốn hồi phục sau khi điều trị hỗ trợ, không bị tạm dừng liều hoặc giảm liều, xảy ra theo thứ tự ở 1,5% và 1,1% bệnh nhân; 1 bệnh nhân giảm calci máu Độ 4 đã dừng điều trị vĩnh viễn.
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), hạ calci máu được báo cáo ở 1,1% bệnh nhân, với các phản ứng Độ 3 xảy ra ở 0,4%. Gián đoạn liều lenvatinib do hạ calci máu xảy ra ở một đối tượng (0,2%) và không phải giảm liều hoặc ngừng thuốc.
Thủng dạ dày, ruột và hình thành lỗ rò (xem phần Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), biến cố thủng dạ dày ruột hoặc hình thành lỗ rò đường tiêu hóa đã được báo cáo ở 1,9% bệnh nhân điều trị với lenvatinib và 0,8% bệnh nhân ở nhóm giả dược.
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), biến cố thủng đường tiêu hóa hoặc lỗ rò được báo cáo ở 1,9% bệnh nhân điều trị lenvatinib.
Lỗ rò ngoài đường tiêu hóa (xem phần Cảnh báo và thận trọng).
Sử dụng lenvatinib liên quan đến các lỗ rò bao gồm cả trường hợp gây tử vong. Đã ghi nhận báo cáo về lỗ rò liên quan đến các vùng cơ thể khác ngoài dạ dày và ruột trong các chỉ định khác nhau. Phản ứng được báo cáo ở các thời điểm khác nhau trong suốt quá trình điều trị, trong khoảng từ 2 tuần đến hơn 1 năm từ khi khởi trị với lenvatinib, thời gian tiềm tàng trung vị khoảng 3 tháng.
Kéo dài khoảng QT (Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), đã ghi nhận kéo dài khoảng QT/QTc trên 8,8% bệnh nhân điều trị với lenvatinib và 1,5% bệnh nhân ở nhóm giả dược. Tỷ lệ có khoảng QT kéo dài trên 500 ms là 2% ở nhóm lenvatinib so với không báo cáo ở nhóm giả dược.
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), kéo dài khoảng QT/QTc được báo cáo ở 6,9% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib. Tỷ lệ kéo dài khoảng QTcF lớn hơn 500ms là 2,4%.
Tăng hormon kích tuyến giáp trong máu (xem phần Cảnh báo và thận trọng, Giảm ức chế hormon kích tuyến giáp/suy giáp)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT (xem phần Dược lực học), 88% của tất cả các bệnh nhân có nồng độ TSH lúc ban đầu nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 mU/L. Ở những bệnh nhân có TSH bình thường lúc ban đầu, tăng nồng độ TSH cao hơn 0,5 mU/L đã được quan sát thấy sau lúc ban đầu ở 57% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib so với 14% bệnh nhân được điều trị bằng giả dược.
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), 89,6% bệnh nhân có mức TSH ban đầu thấp hơn giới hạn trên của mức bình thường. Tăng TSH trên giới hạn trên của mức bình thường đã được quan sát sau thời điểm ban đầu ở 69,6% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib.
Tiêu chảy (xem phần Cảnh báo và thận trọng)
DTC
Trong thử nghiệm pha 3 then chốt SELECT, (xem phần Dược lực học), đã ghi nhận báo cáo tiêu chảy trên 67,4% bệnh nhân ở nhóm điều trị với lenvatinib (9,2% Độ ≥ 3) và 16,8% bệnh nhân ở nhóm giả dược (không có Độ ≥ 3).
HCC
Trong thử nghiệm pha 3 REFLECT (xem phần Dược lực học), tiêu chảy được báo cáo ở 38,7% bệnh nhân được điều trị bằng lenvatinib (4,2% là Độ ≥ 3).
Quần thể trẻ em
Dữ liệu lâm sàng không sẵn có ở quần thể này (xem phần Liều lượng và cách dùng).
Quần thể đặc biệt khác
Người cao tuổi
DTC
Bệnh nhân ≥ 75 tuổi có nhiều khả năng bị tăng huyết áp Độ 3-4, protein niệu, giảm ngon miệng và mất nước.
HCC
Bệnh nhân ở độ tuổi ≥75 có nhiều khả năng hơn bị tăng huyết áp, protein niệu, giảm cảm giác ngon miệng, suy nhược, mất nước, chóng mặt, khó chịu, phù ngoại biên, ngứa và bệnh não gan.
Bệnh não gan xảy ra với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp đôi ở bệnh nhân ≥75 tuổi (17,2%) so với những người <75 tuổi (7,1%). Bệnh não gan có xu hướng liên quan đến các đặc điểm bệnh bất lợi tại thời điểm ban đầu hoặc với việc sử dụng thuốc đồng thời. Các biến cố huyết khối động mạch cũng xảy ra với tỷ lệ mắc tăng ở nhóm tuổi này.
Giới tính
DTC
Nữ giới có tỷ lệ cao hơn về tăng huyết áp (bao gồm cả tăng huyết áp Độ 3 hoặc 4), protein niệu và hội chứng rối loạn cảm giác đỏ da lòng bàn tay-bàn chân (PPE), trong khi nam giới có tỷ lệ cao hơn về giảm phân suất tống máu, thủng dạ dày ruột và tạo thành lỗ rò.
HCC
Nữ giới có tỷ lệ tăng huyết áp, mệt mỏi cao hơn, kéo dài QT trên ECG và rụng tóc. Đàn ông có tỷ lệ mắc chứng khó nuốt cao hơn (26,5%) so với phụ nữ (12,3%), giảm cân và giảm số lượng tiểu cầu. Biến cố suy gan chỉ được quan sát ở bệnh nhân nam.
Nguồn gốc chủng tộc
DTC
Bệnh nhân châu Á có tỷ lệ cao hơn so với bệnh nhân da trắng về phù ngoại biên, tăng huyết áp, mệt mỏi, hội chứng rối loạn cảm giác đỏ da lòng bàn tay-bàn chân (PPE), protein niệu, giảm tiểu cầu và tăng hormon kích thích tuyến giáp trong máu.
HCC
Bệnh nhân châu Á có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bệnh nhân da trắng về protein niệu, giảm số lượng bạch cầu trung tính, giảm số lượng tiểu cầu, giảm số lượng bạch cầu và hội chứng PPE, trong khi bệnh nhân da trắng có tỷ lệ mệt mỏi cao hơn, bệnh não gan, chấn thương thận cấp tính, lo lắng, suy nhược, buồn nôn , giảm tiểu cầu và nôn.
Tăng huyết áp ban đầu
DTC
Bệnh nhân tăng huyết áp ban đầu có tỷ lệ cao hơn về tăng huyết áp Độ 3 hoặc 4, protein niệu, tiêu chảy, mất nước và gặp các trường hợp nghiêm trọng hơn về mất nước, hạ huyết áp, tắc mạch phổi, tràn dịch màng phổi ác tính, rung nhĩ và các triệu chứng dạ dày ruột (đau bụng, tiêu chảy, nôn).
Suy gan
DTC
Bệnh nhân suy gan lúc ban đầu có tỷ lệ cao hơn về tăng huyết áp và hội chứng rối loạn cảm giác đỏ da lòng bàn tay-bàn chân (PPE) và tỷ lệ cao hơn về tăng huyết áp Độ 3 hoặc 4, suy nhược, mệt mỏi và giảm calci máu so với bệnh nhân có chức năng gan bình thường.
HCC
Bệnh nhân có điểm số Chilld Pugh (CP) ban đầu là 6 (khoảng 20% bệnh nhân trong nghiên cứu REFLECT) có tỷ lệ cao hơn về giảm cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, protein niệu, bệnh não gan và suy gan cao hơn so với bệnh nhân có điểm CP cơ bản là 5. Các biến cố nhiễm độc gan và xuất huyết cũng xảy ra với tỷ lệ mắc cao hơn ở bệnh nhân có CP điểm 6 so với bệnh nhân có CP điểm 5.
Suy thận
DTC
Bệnh nhân suy thận từ ban đầu có tỷ lệ cao hơn về tăng huyết áp Độ 3 hoặc 4, protein niệu, mệt mỏi, viêm miệng, phù ngoại biên, giảm tiểu cầu, mất nước, khoảng QT kéo dài trên điện tâm đồ, suy giáp, giảm natri máu, tăng hormon kích tuyến giáp trong máu, viêm phổi so với các đối tượng có chức năng thận bình thường. Những bệnh nhân này cũng có một tỷ lệ cao hơn về các tác dụng không mong muốn ở thận và xu hướng có tỷ lệ tác dụng không mong muốn ở gan cao hơn.
HCC
Bệnh nhân suy thận từ ban đầu có tỷ lệ cao hơn về mệt mỏi, suy giáp, mất nước, tiêu chảy, giảm cảm giác ngon miệng, protein niệu và bệnh não gan. Những bệnh nhân này cũng có tỷ lệ phản ứng thận và các biến cố huyết khối động mạch cao hơn.
Bệnh nhân có khối lượng cơ thể <60 kg
DTC
Bệnh nhân có khối lượng cơ thể thấp (<60 kg) có tỷ lệ cao hơn về hội chứng rối loạn cảm giác đỏ da lòng bàn tay-bàn chân (PPE), protein niệu, giảm calci máu và giảm natri máu Độ 3 hoặc 4 và xu hướng có tỷ lệ giảm ngon miệng Độ 3 hoặc 4 cao hơn.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc
9. Tương tác thuốc
Ảnh hưởng của các thuốc khác đến Lenvatinib
Thuốc hóa trị liệu
Dùng đồng thời lenvatinib, carboplatin và paclitaxel ảnh hưởng không đáng kể đến dược động học của bất kỳ dược chất nào trong 3 dược chất này.
Ảnh hưởng của lenvatinib đến các thuốc khác
Một nghiên cứu tương tác thuốc – thuốc (DDI) ở bệnh nhân ung thư cho thấy nồng độ trong huyết tương của midazolam (cơ chất cảm ứng CYP3A và Pgp) không bị thay đổi khi có mặt lenvatinib. Do vậy kh&