1. Thuốc Levofloxacin 500 Hera là thuốc gì?
Thuốc Levofloxacin 500 Hera là sản phẩm của Công ty TNHH Sinh dược phẩm Hera, thành phần chính Levofloxacin là một loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị các loại nhiễm khuẩn như: viêm thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang,...
2. Thành phần thuốc Levofloxacin 500 Hera
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Hoạt chất:
Viên nén bao phim Levofloxacin 500 mg:
Levofloxacin hemihydrate tương đương với Levofloxacin…….. 500 mg.
Tá dược vừa đủ: Cellulose vi tinh thể 101, magnesi stearat, tinh bột natri glycolat loại A, povidone K30, crospovidon XL, tá dược bao phim Opadry II Pink
(thành phần polyvinyl alcohol thủy phân một phần, titan dioxid, talc, macrogol 4000, FD&C Red #40), tá dược bao phim Colorcoat FC4WS-H (thành phần: Hydroxypropyl methylcellulose (5cps), hydroxypropyl methylcellulose (15 cps), silic kết tủa, dibutyl sebacat, talc, titan dioxid).
3. Chỉ định
Levofloxacin được chỉ định ở người lớn để điều trị các loại nhiễm khuẩn sau:
- Viêm thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp.
- Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mạn tính.
- Bệnh than do hít phải: dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị bệnh.
- Viêm bàng quang không phức hợp.
Đối với các nhiễm khuẩn được đề cập dưới đây, chỉ nên chỉ định Levofloxacin. khi các
kháng sinh thường được khuyến cáo điều trị ban đầu cho các loại nhiễm khuẩn này
không thích hợp để sử dụng.
- Nhiễm khuẩn da và mô dưới da phức tạp.
- Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
- Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính.
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn.
4. Liều dùng và cách dùng thuốc
Levofloxacin thường được uống 1 hoặc 2 lần ngày. Liều dùng phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn và mức độ nhiễm khuẩn cũng như độ nhạy cảm của các tác nhân gây bệnh.
Thời gian điều trị:
Thời gian điều trị khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Giống như liệu pháp kháng sinh thông thường, nên tiếp tục sử dụng levofloxacin trong tối thiểu 48-72 giờ sau khi bệnh nhân hết sốt hoặc có bằng chứng vi khuẩn bị tiêu diệt.
Liều lượng khuyến cáo cho viên nén levofloxacin được thể hiện trong bảng dưới đây.
Liều dùng ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường (độ thanh thải creatinin > 50 ml/phút):
Chỉ định |
Phác đồ liều hàng ngày (theo mức độ nghiêm trọng) |
Thời gian điều trị (theo mức độ nghiêm trọng) |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp |
500 mg x 1 lần/ngày |
7-14 ngày |
Viêm thận |
500 mg x 1 lần/ngày |
7-10 ngày |
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mạn tính. |
500 mg x 1 lần/ngày |
28 ngày |
Bệnh than do hít phải |
500 mg x 1 lần/ngày |
8 tuần |
Nhiễm khuẩn da và mô dưới da phức tạp |
500 mg x 1 hoặc 2 lần/ngày |
7-14 ngày |
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. |
500 mg x 1 hoặc 2 lần/ngày |
7-14 ngày |
Viêm bàng quang không phức tạp |
250 mg x 1 lần/ngày |
3 ngày |
Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính |
500 mg x 1 lần/ngày |
1 ngày |
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn |
500 mg x 1 lần/ngày |
10-14 ngày |
Các đối tượng đặc biệt:
Suy thận (độ thanh thải creatinin <50ml/phút)
Hệ số thanh thải creatinin |
Phác đồ liều dùng |
||
250mg/24 giờ |
500mg/24 giờ |
500mg/12 giờ |
|
Liều đầu tiên: 250mg |
Liều đầu tiên: 500mg |
Liều đầu tiên: 500mg |
|
50-20ml/phút |
Sau đó: 125mg/24 giờ |
Sau đó: 250mg/24 giờ |
Sau đó: 250mg/12 giờ |
19-10ml/phút |
Sau đó: 125mg/48 giờ |
Sau đó: 125mg/24 giờ |
Sau đó: 125mg/12 giờ |
< 10 ml/phút (bao gồm chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc liên tục) |
Sau đó: 125mg/48 giờ |
Sau đó: 125mg/24 giờ |
Sau đó: 125mg/24 giờ |
Không cần tăng liều sau khi chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục.
Suy giảm chức năng gan:
Không cần điều chỉnh liều do levofloxacin không được chuyển hóa liên quan đến gan ở bất kỳ mức độ nào và chủ yếu được bài tiết qua thận.
Người cao tuổi:
Không điều chỉnh liều ở người cao tuổi ngoài việc có thể điều chỉnh dựa trên chức năng thận.
Trẻ em và thanh thiếu niên:
Không chỉ định sử dụng levofloxacin ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Cách sử dụng:
Thuốc không cần nghiền và nên được uống nguyên viên với một lượng chất lỏng thích hợp, vào bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Nên uống levofloxacin ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi
dùng các muối sắt, muối kẽm, thuốc kháng acid chứa magnesi hoặc nhôm, hoặc didanosine (chỉ các công thức didanosine có chất đệm chứa nhôm hoặc magnesi) và sucralfate, do giảm hấp thụ có thể xảy ra.
5. Chống chỉ định
Không sử dụng levofloxacin trong các trường hợp:
- Quá mẫn với levofloxacin hoặc các kháng sinh nhóm quinolone khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân động kinh.
- Bệnh nhân có tiền sử rối loạn gân liên quan đến việc điều trị bằng fluoroquinolone.
- Trẻ em và thanh thiếu niên.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
6. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Tác dụng không mong muốn được đánh giá trên các hệ cơ quan dựa theo các tần suất sau: rất thường gặp (ADR = 1/10), thường gặp (1/100 =ADR <1/10), ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10000 < ADR < 1/1000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10000) và chưa rõ tần suất.
Thường gặp:
Tâm thần: Mất ngủ.
Thần kinh: Hoa mắt chóng mặt, đau đầu.
Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Gan mật Tăng enzym gan (ALT/AST, alkalin phosphatase, GGT).
Ít gặp.
Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: Nhiễm nấm bao gồm Candida, vi sinh vật để kháng.
Mẫu và hệ thống Lympho: Giảm bạch cầu tăng bạch cầu ái toan.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn.
Tâm thần: Lo lắng, lú lẫn, bồn chồn.
Thần kinh: Buồn ngủ, run, loạn vị giác.
Tai và mê đạo: Chóng mặt.
Hô hấp, lồng ngực và trung thất. Khó thở.
Tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, táo bón, khó tiêu
Gan mật Tăng bilirubin máu.
Da và tổ chức dưới da: Mày đay, phát ban, ngứa, tăng tiết mổ hôi.
Cơ xương khớp và mô liên kết. Đau khớp, đau cơ.
Thận và tiết niệu: Tăng creatinin máu.
Rối loạn toàn thân và tại chỗ: Suy nhược.
Hiếm gặp:
Mẫu và hệ thống Lympho: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu
Hệ miễn dịch: Quá mẫn, phù mạch
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường.
Tâm thần: Các phản ứng tâm thần (ảo giác, hoang tưởng), trầm cảm, kích động, những giấc mơ bất thường, ác mộng.
Thần kinh: Co giật, dị cảm.
Mắt: Rối loạn tầm nhìn như nhìn mở.
Tai và mê đạo: Ủ tai.
Tim: Nhịp tim nhanh, hồi hộp.
Mạch máu: Hạ huyết áp.
Cơ xương khớp và mô liên kết. Rối loạn về gan bao gồm viêm gân (gân gót chân). Yếu cơ có thể trở nên trầm trọng ở bệnh nhân nhược cơ.
Thận và tiết niệu: Suy thận cấp (như do viêm thận kẽ).
Rối loạn toàn thân và tại chỗ: Sốt.
Chưa rõ tần suất:
Máu và hệ thống Lympho: Giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết.
Hệ miễn dịch: Sốc quá mẫn, sốc phản vệ.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết.
Tâm thần: Rối loạn tâm thần với hành vi tự gây thương tích bao gồm ý định tự sát hoặc cố gắng tự sát.
Thần kinh: Bệnh lý thần kinh giác quan ngoại vi, bệnh lý thần kinh vận động giác quan ngoại vi, rối loạn khứu giác bao gồm mất khứu giác, rối loạn vận động, rối loạn ngoại tháp, mất vị giác, ngất, tăng áp lực nội sọ lành tính.
Mắt: Mất thị lực thoáng qua
Tai và mê đạo: Khả năng nghe suy giảm, mất thính lực.
Tim: Nhịp nhanh thất, có thể dẫn đến ngừng tim. Loạn nhịp thất và xoắn đỉnh (phần lớn được báo cáo ở bệnh nhân có các nguy cơ kéo dài khoảng QT), kéo dài khoảng QT trên ECG.
Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Viêm phổi kẽ dị ứng, co thắt phế quản.
Tiêu hóa: Tiêu chảy – xuất huyết trong những trường hợp rất hiếm gặp có thể là biểu hiện của viêm ruột, bao gồm viêm đại tràng màng giả. Viêm tụy.
Gan mật Vàng da và tổn thương gan nặng, bao gồm các trường hợp suy gan cấp gây tử vong, chủ yếu ở bệnh nhân có bệnh lý nặng. Viêm gan
Da và tổ chức dưới da: Hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu mô nhiễm độc, hồng ban đa dạng, phản ứng nhạy cảm ánh sáng, viêm mạch tăng bạch
cầu đa nhân trung tỉnh, viêm miệng.
Cơ xương khớp và mô liên kết. Tiêu cơ vân, đứt gân (như gân gót chân), đứt cơ, đứt dây chằng, viêm khớp.
Toàn thân và tại chỗ: Đau (bao gồm đau lưng, ngực và tử chỉ).
Phản ứng quá mẫn và phản vệ thỉnh thoảng có thể xảy ra chậm chỉ sau ngay liều đầu tiên
Các phản ứng niêm mạc có thể xảy ra chậm chỉ sau ngay liều đầu tiên.
Những tác dụng không mong muốn khác có thể liên quan đến fluoroquinolone bao gồm các cơn rối loạn chuyển hóa porphyrin ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
7. Tương tác thuốc
Ảnh hưởng của các thuốc khác đối với levofloxacin
Thuốc kháng acid chứa magiê hoặc nhôm, muối sắt, muối kẽm, didanosin: Levofloxacin bị giảm hấp thu đáng kể khi được sử dụng đồng thời với các muối sắt, các thuốc kháng acid có chứa magnesi hoặc nhôm, hoặc didanosine
(chỉ các công thức didanosine có chất đệm chứa nhôm hoặc magnesi). Phối hợp các fluoroquinolone với vitamin tổng hợp có chứa kẽm sẽ làm giảm hấp thu
đường uống của thuốc. Khuyến cáo sử dụng các chế phẩm chứa cation hỏa trị hai hoặc hỏa trị ba như muối sắt, muối kẽm, các thuốc kháng acid chứa
magnesi hoặc nhôm, hoặc didanosine (chỉ các công thức didanosine có chất đệm chứa nhôm hoặc magnesi) 2 giờ trước hoặc sau khi uống levofloxacin.
Muối calci có ảnh hưởng nhỏ lên sự hấp thu của levofloxacin.
Sucralfat
Sinh khả dụng của viên nén levofloxacin giảm đáng kể khi sử dụng đồng thời với sucralfate. Nếu bệnh nhân phải sử dụng cả sucralfate và levofloxacin, tốt nhất nên dùng sucralfate sau khi uống levofloxacin 2 giờ.
Theophyllin, fenbufen hoặc thuốc kháng viêm không steroid tương tự
Không thấy có tương tác dược động học của levofloxacin với theophylline trong nghiên cứu lâm sàng. Tuy nhiên, giảm mạnh ngưỡng co giật có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời quinolone với theophylline, thuốc kháng viêm không steroid hoặc các thuốc khác làm giảm ngưỡng co giật. Nồng độ levofloxacin cao hơn 13% khi có mặt fenbufen so với khi dùng một mình.
Probenecid va cimetidin
Probenecid và cimetidine ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với việc loại bỏ levofloxacin. Độ thanh thải thận của levofloxacin bị giảm do cimetidine (24%) và probenecid (34%). Nguyên nhân là do cả hai thuốc có khả năng ức chế bài tiết levofloxacin của ống thận. Tuy nhiên, ở liều thử nghiệm trong nghiên cứu, sự khác biệt dược động học có ý nghĩa thống kê không có khả năng liên quan trên lâm sàng.
Nên thận trọng khi phối hợp levofloxacin với các thuốc ảnh hưởng đến sự bài tiết ống thận như probenecid, cimetidine, đặc biệt ở người suy thận.
Các thông tin liên quan khác
Các nghiên cứu dược lý lâm sàng cho thầy dược động học của levofloxacin không bị ảnh hưởng khi dùng levofloxacin chung với các thuốc sau: canxi carbonat, digoxin, glibenclamid, ranitidin.
Ảnh hưởng của Levofloxacin trên các thuốc khác
Cyclosporin
Nửa đời thải trừ của cyclosporin tăng lên 33% khi dùng chung với levofloxacin.
Các chất đối kháng vitamin K
Do có thể gia tăng các trị số đông máu (PT/INR) và/hoặc gây chảy máu, đôi khi trầm trọng, ở bệnh nhân điều trị bằng Floxaval đồng thời với chất đối kháng vitamin K (ví dụ: warfarin), cần theo dõi các trị số đông máu khi sử dụng đồng thời các thuốc này.
Các thuốc đã biết kéo dài khoảng QT
Cũng như các fluoroquinolon khác, nên thận trọng khi dùng Levofloxacin ở những bệnh nhân đang dùng thuốc đã biết kéo dài khoảng QT (ví dụ: thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, macrolid, thuốc chống loạn thần)
Các thông tin liên quan khác
Trong một nghiên cứu tương tác dược động học, levofloxacin không ảnh hưởng đến dược động học của theophylin (là một chất thăm dò CYP1A2) cho thấy Ievofloxacin không phải là chất ức chế CYP1A2.
Các dạng tương tác khác
Thức ăn
Không có tương tác lâm sàng với thức ăn, do đó có thể dùng Floxaval mà không cần chú ý đến thời điểm trước hoặc sau khi ăn.
8. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Levofloxacin 500 Hera
Các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên và các tác dụng bất lợi trên thần kinh trung ương.
Ngừng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào.
Chỉ sử dụng các fluoroquinolone sau khi đánh giá cẩn thận lợi ích - nguy cơ và sau khi cân nhắc các biện pháp điều trị khác ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình dương tính với bệnh phình mạch hoặc các bệnh nhân được chẩn đoán đang bị phình và hoặc bóc tách động mạch chủ, hoặc khi có các yếu tố hay tình trạng nguy cơ khác dẫn đến phình và bóc tách động mạch chủ (như hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers - Danlos mạch máu,
viêm động mạch Takayasu, viêm động mạch tế bào khổng lồ, bệnh Behcet, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch đã biết).
Trong các trường hợp đau bụng, đau lưng hoặc ngực đột ngột, bệnh nhân nên được tư vấn thăm khám bác sỹ tại khoa cấp cứu.
9. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai
Trong trường hợp không có dữ liệu trên người và các dữ liệu sẵn có cho thấy nguy cơ fluoroquinolone gây tổn thương sụn khớp chịu trọng lực ở cơ thể đang phát triển, không sử dụng levofloxacin trong thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú
Chống chỉ định viên nén levofloxacin ở phụ nữ cho con bú.
Trong trường hợp không có dữ liệu trên người và các dữ liệu sẵn có cho thấy nguy cơ fluoroquinolone gây tổn thương sụn khớp chịu trọng lực ở cơ thể đang phát triển, không sử dụng levofloxacin ở phụ nữ cho con bú.
10. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Một số tác dụng không mong muốn (như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác) có thể làm giảm khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân, do đó dẫn đến rủi ro trong các hoạt động cần có những khả năng quan trọng này.
11. Bảo quản
Bảo quản thuốc Levofloxacin 500 Hera ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Levofloxacin 500 Hera quá hạn ghi trên bao bì.
12. Mua thuốc Levofloxacin 500 Hera ở đâu?
Hiện nay, Levofloxacin 500 Hera là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc Levofloxacin 500 Hera có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
13.Giá bán
Giá bán thuốc Levofloxacin 500 Hera trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng đ/viên. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”