1. Thuốc Obikiton là thuốc gì?
Thuốc Obikiton giúp bổ sung calci, lysine và các vitamin cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng.
2. Thành phần thuốc Obikiton
Thành phần: Mỗi 7,5ml siro chứa:
Vitamin B1 |
1,5mg |
Calci lactat pentahydrat tương đương với Calci |
500mg 65mg |
Vitamin B2 |
1,75mg |
Vitamin B6 |
3,0mg |
Vitamin D3 |
200IU |
Vitamin E |
7,5IU |
Vitamin PP |
10mg |
Vitamin B5 |
5mg |
Lysine hydrochloride |
150mg |
Tá dược vừa đủ 7,5ml.
(Tá dược gồm: Natri citrat; acid citric, butylated hydroxytoluene, gôm arabic, acid benzoic, glycerin, natri carboxymethylcellulose, polysorbat 80, ethanol 96%, dinatri hydrophosphat, natri edetat, đường trắng, vanilin, nước tinh khiết).
3. Dạng bào chế
Dung dịch.
4. Chỉ định
Thuốc Obikiton giúp bổ sung calci, lysine và các vitamin cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng.
Để phòng ngừa trường hợp thiếu vitamin như đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt, trong thời kỳ thời kỳ dưỡng bệnh, cơ thể suy nhược hoặc trong thời gian phục hồi sức khoẻ (sau khi ốm, nhiễm khuẩn hoặc sau phẫu thuật).
5. Liều dùng
Cách dùng: Có thể pha loãng với nước hoặc thức ăn, nên uống thuốc trong bữa sáng hoặc trưa.
Liều dùng:
+ Trẻ em 1-5 tuổi: Uống 7,5ml/ngày.
+ Trẻ em từ 6 tuổi trở lên và thanh thiếu niên: Uống 15ml/ngày.
+ Người lớn: Uống 15ml/ngày.
6. Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Rối loạn chuyển hóa calci: tăng calci huyết, tăng calci niệu.
Quá liều vitamin D3 và đang trong thời gian điều trị với vitamin D3.
Bệnh suy thận, sỏi calci thận.
Bệnh nhân đang được điều trị với glycosid tim (digoxin).
7. Tác dụng phụ
Cho đến nay, không có tác dụng ngoại ý đáng kế nào được ghi nhận khi thuốc được sử dụng theo liều khuyến cáo.
- Hiếm gặp rối loạn hệ miễn dịch, da và mô dưới da: Phản ứng quá mẫn.
Calci: Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn. Tăng calci máu nhẹ đến nặng. Vitamin PP: Liều nhỏ thường không gây độc, nếu dùng liều cao có thể xảy ra một số tác dụng phụ sau, các tác dụng phụ này sẽ hết sau khi dùng thuốc.
- Thường gặp: Tiêu hoá (buồn nôn); Đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da.
- Ít gặp: Tiêu hoá (Loét dạ dày tiến triển, nôn, chán ăn, đau khi đói, day hoi, ia chảy); Da(Khô da, tăng sắc tố, vàng da); Chuyển hóa (Suy gan, giảm dung nạp glucose, tăng tiết tuyến, bã nhờn, làm bệnh gút nặng thêm); Tăng glucose huyết, tăng uric huyết, cơn phế vị - huyết quản, đau đầu và nhìn mờ, hạ huyết áp, chóng mặt,tim đập nhanh,ngất.
- Hiếm gặp: Lo lắng, hốt hoảng, glucose niệu, chức năng gan bất bình thường, thời gian prothrombin bất bình thường, hạ albumin huyết, choáng phản vệ.
Vitamin B6: Dùng liều 200mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn để lại di chứng.
Hiếm gặp: Nôn, buồn nôn.
Vitamin E:
- Rối loạn tiêu hóa:
+ Thường gặp: Tiêu chảy.
+ Không rõ tần suất: Đau bụng.
- Da và mô dưới da: Ít gặp: Rụng tóc, ngứa, phát ban.
- Toàn thân: Ít gặp: Suy nhược, đau đầu.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Calci
Không dùng calci trong vòng 3 giờ trước hoặc sau khi uống tetracyclin, quinolon, chế phẩm sắt, biphosphonat do có thể tạo phức khó tan không hấp thu, giảm sinh khả dụng của các thuốc.
Vitamin B1
- Có thể làm tăng tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ.
- Các chất đối kháng thiosemicarbazon và 5-fluorouracil có thể giảm tác dụng của thiamin.
- Thiamin có thể cho kết quả dương tính giả phản ứng Ehrlich xác định urobilinogen.
Vitamin PP
- Sử dụng nicotinamid đồng thời với chất ức chế men khử HMG - CoA có thể làm tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân (rhabdomyolysis).
- Sử dụng nicotinamid đồng thời với thuốc chẹn alpha - adrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
- Khẩu phần ăn và/hoặc liều lượng thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin có thể cần phải điều chỉnh khi sử dụng đồng thời với nicotinamid.
- Sử dụng nicotinamid đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác hại độc cho gan.
- Không nên dùng đồng thời nicotinamid với carbamazepin vì gây tăng nồng độ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính.
Vitamin B2
- Đã gặp một số ca "thiếu riboflavin" ở người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin.
- Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột.
- Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.
Vitamin B6
- Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson; điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa - carbidopa hoặc levodopa - benserazide - Pyridoxine có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
- Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu câu về pyridoxin.
Vitamin E
- Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu.
- Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ huyết khối ở bệnh nhân dung estrogen.
- Vitamin E có thể làm tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) hoặc các thuốc ưa dầu (steroid, kháng sinh, kháng histamin, cyclosporin, tacrolimus).
9. Thận trọng khi sử dụng
Calci lactat pentahydrat.
Thường xuyên theo dõi nồng độ calci trong máu và bài tiết calci qua nước tiểu, đặc biệt khi điều trị với calci liều cao và ở trẻ em. Ngừng điều trị nếu nồng độ calci trong máu vượt quá 105-110mg/1 hoặc bài tiết calci qua nước tiểu vượt quá 5mg/kg. Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị suy thận hoặc sỏi thận, bệnh tim hay bệnh sarcoidosis. Thận trọng khi sử dụng muối calci để chăm sóc trẻ bị hạ kali máu vì nồng độ calci máu cao có thể tiếp tục làm giảm nồng độ kali máu.
Vitamin PP.
Khi sử dụng vitamin PP liều cao cho những trường hợp: Tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, bệnh gút, viêm khớp do gút, bệnh đái tháo đường.
Vitamin B2.
Trong thời gian dùng thuốc nước tiểu có thể có màu vàng vì có chứa vitamin B2, khi ngừng thuốc sẽ hết.
Vitamin E.
Đã được báo cáo là có khuynh hướng gây chảy máu ở những bệnh nhân thiếu vitamin K hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, do đó cần theo dõi thời gian prothrombin. Có thể cần thiết phải điều chỉnh liều lượng của thuốc chống đông trong và sau khi điều trị bằng vitamin E. Vitamin E đã được báo cáo tăng nguy cơ huyết khối ở bệnh nhân dễ mắc phải tình trạng này, trong đó có bệnh nhân dùng estrogen. Phát hiện này chưa được xác nhận nhưng cần được lưu ý khi điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ uống thuốc tránh thai chứa estrogen.
Một tỷ lệ cao hơn của viêm ruột hoại tử đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh thiếu tháng có cân nặng dưới 1,5kg điều trị bằng vitamin E.
Thận trọng ở bệnh nhân suy gan, thận; và cần giám sát chặt chẽ chức năng gan, thận ở những bệnh nhân này.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai và cho con bú: Chưa có nghiên cứu ở thời kỳ mang thai và cho con bú nên cần cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ khi sử dụng thuốc.
11. Ảnh hưởng của thuốc Obikiton lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu của thuốc lên việc lái xe và vận hành máy móc, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.
12. Quá liều
Bệnh nhân dùng vitamin B6 liều cao (200mg/ngày) và dài ngày (trên 2 tháng) làm tiến triển bệnh thần kinh cảm giác với các triệu chứng mất điều hòa và tê cóng chân .Các phản ứng này sẽ phục hồi sau khi ngừng thuốc. Độc tính quá liều lớn sẽ do vitamin D3. Có thể cần điều trị tăng calci máu. Uống hàng ngày với một lượng lớn (tương ứng 75ml siro) trong thời gian dài có thể gây các triệu chứng ngộ độc mãn tính như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt và tiêu chảy. Các triệu chứng cấp tính chỉ thấy khi dùng liều cao hơn.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Obikiton ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Obikiton quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Obikiton ở đâu?
Hiện nay, Obikiton không phải là thuốc kê đơn, tuy vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Obikiton trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”