Pacemin điều trị triệu chứng của bệnh cảm cúm bao gồm: sốt, nhức đầu, số mũi, nghẹt mũi, xung huyết mũi, viêm mũi, đau nhức cơ khớp.
1. Thuốc Pacemin là thuốc gì?
Thuốc pacemin là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin tuy vậy khác với aspirin, pacemin không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, pacemin có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
2. Thành phần thuốc Pacemin
Thành phần hoạt chất chính: Paracetamol, Clorpheniramin maleat
Tá dược: Microcrystalline cellulose, lactose, tinh bột, gelatin, natri lauryl sulfat, tartrazin, ponceau 4R
3. Dạng bào chế Pacemin
Viên nén
4. Chỉ định Pacemin
Thuốc pacemin điều trị triệu chứng của bệnh cảm cúm bao gồm: sốt, nhức đầu, số mũi, nghẹt mũi, xung huyết mũi, viêm mũi, đau nhức cơ khớp.
5. Liều dùng Pacemin
+ Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 2 viên/ lần, mỗi lần cách nhau 4- 6 giờ
+ Trẻ em 6-12 tuổi: Uống 1 viên/ lần, mỗi lần cách nhau 4- 6 giờ
+ Trẻ dưới 6 tuổi nên dùng dạng bào chế khác với hàm lượng phù hợp hơn.
Chú ý: Khoảng cách giữa các lần uống được khuyến cáo là: cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần thiết, nhưng không quá 4 gam pacemin là 12 viên/ 1 ngày.
6. Chống chỉ định Pacemin
Người nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phối, thận hoặc gan. Người bệnh thiếu hụt Glucose-6-phosphat dehydrogenase. Người bệnh đang cơn hen cấp, người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt. Glôcôm góc hẹp, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày, tắc môn vị- tá tràng. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng. Người bệnh dùng thuốc ức chế oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO.
7. Tác dụng phụ Pacemin
Paracetamol: Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm khi mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
+ Í gặp: Da ban đỏ, Dạ dày-ruột (buồn nôn, nôn), huyết học (loạn tạo máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu), thận (bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
+ Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.
Chlorpheniramin maleat: Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt là nếu tăng liều từ từ.
+ Thường gặp: Hệ thần kinh trung ương (ngủ gà, an thần), rối loạn tiêu hoá, khô miệng.
+ Hiếm gặp: Toàn thân (chóng mặt), tiêu hoá (buồn nôn).
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Paracetamol: Uống dài ngày và liều cao làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này ít hoặc không quan trọng, về lâm sàng, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion. Với metoclopramid hoặc domperidon làm tăng hấp thu của paracetamol, với colestyramin làm giảm hấp thu của paracetamol. Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ thuốc gây độc cho gan. Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại của paracetamol do tăng chuyển hoá thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan nhưng chưa xác định cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính cho gan gia tăng đáng kế ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật. Tuy vậy, người bệnh phải hạn chế việc tự dùng paracetamol khi đang uống thuốc chống co giật hoặc isoniazid
Clorpheniramin maleat: Không dùng thuốc với các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin. Thận trọng khi phối hợp với các thuốc an thần gây ngủ vì có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương không nên dùng cùng với phenyltoin vì thuốc ức chế chuyển hóa của phenyltoin dẫn đến ngộ độc phenyltoin.
9. Thận trọng khi sử dụng Pacemin
Do trong thành phần của thuốc có lactose nên không dùng cho người bị galactose huyết bẩm sinh, hội chứng kém hấp thu glucose và glactose hoặc thiếu lactase (các bệnh về chuyển hóa hiếm gặp). Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN- toxic epidermal necrolysis) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP - acute generalized exanthematous pustuiosis).
Clorpheniramin maleat: Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ. Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác. Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều đó có thể gây rất rắc rối ở người bị bệnh tắc nghẽn phổi hay ở trẻ em nhỏ. Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở. Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị glôcôm.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc này
- Thời kỳ cho con bú: Không sử dụng thuốc này
11. Ảnh hưởng của thuốc Pacemin lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không sử dụng thuốc này khi tham gia lái xe và vận hành máy móc. Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy.
12. Quá liều Pacemin
Paracetamol: Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ 7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương sững sờ, hạ thân nhiệt; mệt lả, thở nhanh, mạch nhanh yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê. Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol.
Clorpheniramin maleat: Liều gây chết của clorpheniramin khoảng 25- 50 mg/kg thể trọng. Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều bao gồm an thần, kích thích nghịch thường hệ thần kinh trung ương, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết ra acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải. Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tây để hạn chế hấp thu. Khi gặp hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.
13. Bảo quản Pacemin
Bảo quản thuốc Pacemin ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Pacemin quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Pacemin ở đâu?
Hiện nay, Pacemin là thuốc không kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán Pacemin
Giá bán thuốc Pacemin trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 2.000 đến 5.000/vỉ 10 viên tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”