Picaroxin 500 mg chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn.
1. Thuốc Picaroxin 500 mg là thuốc gì?
Picaroxin 500 mg là thuốc kê đơn chứa thành phần hoạt chất Ciprofloxacin.
Ciprofloxacin là một dẫn chất 4-quinolon tổng hợp có hoạt tính diệt khuẩn. Ciprofloxacin tác dụng thông qua ức chế ADN gyrase, cuối cùng gây cản trở chức năng ADN của vi khuẩn. Ciprofloxacin có hoạt tính mạnh trên nhiều chủng vi khuẩn gram dương (kể cả Staphylococcus, Streptococcus, Bacillus anthracis), gram âm (kể cả Pseudomonas) và thể hiện hoạt tính trên một số vỉ khuẩn kỵ khí, Chlamydia spp. và Mycoplasma spp. Đường cong diệt khuẩn cho thấy tác dụng diệt khuẩn nhanh của ciprofloxacin đối với các chủng vi khuẩn nhạy cảm và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu thường nằm trong khoảng nồng độ ức chế tối thiểu. Ciprofloxacin không có hoạt tính trên Treponema pallidum và Ureaplasma urealyticum. Các chủng Nocardia asteroides và Enterococcus faecium đề kháng với ciprofloxacin.
2. Thành phần thuốc Picaroxin 500 mg
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
- Hoạt chất: Ciprofloxacin hydroclorid 582,20 mg tương đương ciprofloxacin 500mg.
- Tá dược: + Lõi viên: Celulose vi tinh thể, povidon PVP K-30, croscarmelose natri, keo silica khan, magnesi stearat.
+ Bao phim: Opadry trắng Y-1-7000H chứa: Hydroxypropylmethyl celulose, titan dioxid E171, macrogol 400.
3. Dạng bào chế:
Viên nén bao phim.
4. Chỉ định
Ciprofloxacin được chỉ định để điều trị các trường họp nhiễm khuẩn sau do các chủng vi khuẩn nhạy cảm:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: như viêm phổi thùy và phế quản phế viêm, viêm phế quản cấp và mạn tính, đợt nặng thêm cấp của xơ hóa nang phổi, giãn phế quản, viêm mủ màng phổi. Không khuyên cáo sử dụng ciprofloxacin như liệu pháp ưu tiên đê điều trị viêm phổi do Pneumococcus. Có thể sử dụng ciprofloxacin để điều trị viêm phổi do vi khuẩn Gram âm.
- Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng: như viêm xương chũm, viêm tai giữa và viêm xoang, đặc biệt là do vi khuẩn Gram âm (kể cả Pseudomonas spp.). Không khuyến cáo sử dụng ciprofloxacin để điều trị viêm amiđan cấp. - Nhiễm khuẩn mắt: như viêm kết mạc nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: có hoặc có biến chứng như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận-bể thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: như vết loét nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn vết thương, áp xe, viêm mô tế bào, viêm tai ngoài, viêm quầng, nhiễm khuẩn vết bỏng.
- Nhiễm khuẩn xương và khớp: như viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng: như viêm màng bụng, áp xe trong ổ bụng.
- Nhiêm khuân đường mật: như viêm đường mật, viêm túi mật, viêm mủ túi mật.
- Nhiễm khuẩn tiêu hóa: như sốt thương hàn, tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn vùng chậu: viêm vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu - Nhiễm khuân toàn thân nặng: như nhiễm trùng máu, vãng khuẩn huyết, viêm màng bụng, nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bị ức chế miễn dịch.
- Bệnh lậu: như lậu niệu đạo, trực tràng và lậu hầu họng do các vi khuẩn sinh P-lactamase hoặc các chủng nhạy cảm trung bình với penicilin.
Ciprofloxacin cũng được chỉ định để dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật chọn lọc ở đường tiêu hóa trên và các thủ thuật nội soi khi có tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn than qua hô hấp: Để làm giảm tỉ lệ mắc bệnh hoặc tiến triển bệnh sau khi khẳng định hoặc nghi ngờ phơi nhiễm với Bacillus anthracis trong không khí. Các nghiên cứu in vitro cho thấy hoạt tính hiệp đồng thường được ghi nhận khi sử dụng đồ ciprofloxacin cùng với các thuốc kháng khuẩn khác.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Khuyến cáo chung về liều dùng: Liều của dạng viên nén ciprofloxacin được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng và loại nhiễm khuẩn, độ nhạy cảm của (các) vi khuẩn gây bệnh với thuốc và độ tuổi, cân nặng cũng như chức năng thận của bệnh nhân, cần nuốt cả viên ciprofloxacin với một lượng đủ nước.
Người lớn: Khoảng liều dùng cho người lớn là 250-750 mg, ngày 2 lần. Các mức liều sau đây được khuyến cáo cho các trường họp nhiễm khuẩn cụ thể:
Chỉ định Liều dùng (mg ciprofloxacin)
Điều trị Lậu 250 mg, liều duy nhất
Viêm bàng quang câp, không biên chứng 250 mg, ngày 2 lần
Nhiễm khuấn đường tiết niệu trên và dưới (tùy theo mức độ nghiêm trọng) 250-500 mg, ngày 2 lần
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới (tùy theo mức độ nghiêm trọng)
Viêm phổi do Pneumococcus (thuốc điều trị hàng thứ hai) 250-750 mg, ngày 2 lần 750 mg, ngày 2 lần
Bệnh nhân xơ hóa nang phối kèm theo nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do Pseudomonas* 750 mg, ngày 2 lần
Các trường hợp nhiễm khuẩn khác được liệt kê ở mục Dược lực học 500-750 mg, ngày 2 lần
Nhiễm khuấn nặng, đặc biệt là do Pseudomonas, Staphylococcus và Streptococcus 750 mg, ngày 2 lần Nhiễm khuẩn than qua hô hấp 500 mg, ngày 2 lần
Dự phòng Các phẫu thuật chọn lọc ở đường tiêu hóa trên và các thủ thuật nội soi 750 mg liều duy nhất, sử dụng 60-90 phút trước thủ thuật **. Nếu nghi ngờ tổn thương tắc nghẽn dạ dày-thực quản, cần sử dụng một thuốc kháng khuẩn có hiệu quả trên vi khuẩn kị khí.
* Mặc dù dược động học của ciprofloxacin không thay đổi ở bệnh nhân bị xơ hóa nang phổi, cần cân nhắc thể trọng thấp của những bệnh nhân này khi xác định liều dùng.
** Có thể sử dụng viên nén ciprofloxacin cùng với một thuốc điều trị dự phòng dùng theo đường uống. Tuy nhiên, cần lưu ý thông tin trong mục Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác.
Suy thận: Thường không cần hiệu chỉnh liều, trừ trường hợp bệnh nhân suy thận nặng (nồng độ Creatinin huyết thanh > 265 pmol/L hoặc thanh thải Creatinin < 20 mL/phút). Nếu cần hiệu chỉnh liều, có thể giảm giảm tổng liều hàng ngày xuống còn một nửa, mặc dù việc theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh là căn cứ xác thực nhất để hiệu chỉnh liêu.
Suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều.
Bệnh nhân cao tuổi: Mặc dù mức nồng độ cao cùa ciprofloxacin trong huyết thanh đã được ghi nhận ở bệnh nhân cao tuổi, nhưng không cần hiệu chỉnh liều khi dùng cho những bệnh nhân này.
6. Chống chỉ định
Chống chỉ định ciprofloxacin cho bệnh nhân quá mẫn với ciproflixacin hoặc các kháng sinh quinilon khác.
Chống chỉ định ciprofloxacin cho trẻ em và thiếu niên đang lớn trừ khi lợi ích điều trị được xem là vượt trội so với nguy cơ.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Ciprofloxacin thường được dung nạp tốt. Các phản ứng bất lợi hay được ghi nhận nhất là: buồn nôn, tiêu chảy, nôn, khó tiêu, đau bụng, đau đầu, bồn chồn, phát ban, chóng mặt và ngứa. Các phản ứng bất lợi sau đây đã được ghi nhận: Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, nôn, khó tiêu, đau bụng, chán ăn, đầy hơi, khó nuốt. Viêm đại tràng giả mạc xuất hiện với tần suất hiếm gặp. Rối loạn thần kinh như đau đầu, bồn chồn, trầm cảm, chóng mặt, run, co giật, lú lẫn, ảo giác, ngủ gà. Rôi loạn giâc ngủ và các tình trạng lo lắng rất hiếm gặp. Các ca đơn lẻ bị loạn tâm thần do ciprofloxacin đã được ghi nhận. Đã có những báo cáo đơn lẻ về tình trạng tăng áp lực nội sọ liên quan đên điều trị bằng quinolon. Dị cảm cũng đã được ghi nhận.
8. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Các nghiên cứu về sinh sản tiến hành trên chuột nhắt, chuột cống và thỏ sử dụng ciprofloxacin theo đường tĩnh mạch và đường uống không cho thấy bất kì bằng chứng về tác dụng gây quái thai, giảm khả năng sinh sản hoặc giảm phát triển trong/sau khi sinh nào. Tuy nhiên, tương tự như các kháng sinh quinolin khác, ciprofloxacin có thể gây bệnh khớp ở động vật chưa trưởng thành, do đó, không khuyên cáo sử dụng trong thai kì. Nghiên cứu cho thây ciprofloxacin được tiết vào sữa. Vì vậy, không khuyên cáo sử dụng ciprofloxacin cho phụ nữ cho con bú.
Quá mẫn/các phản ứng trên da như phát ban, ngứa, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng, sốt do thuốc, các phản ứng phản vệ/kiểu phản vệ như phù mạch và khó thở. Hồng ban dạng nôt và hông ban đa dạng đã được ghi nhận với tần suất hiếm gặp. Đốm xuất huyết, bọng xuất huyết, viêm mạch máu, hội chứng Steven-Johnson và hội chứng Lyells xuất hiện với tần suất rất hiếm gặp. cần ngừng điều trị bằng ciprofloxacin nếu bất kì dấu hiệu nào trên đây xuất hiện khi sử dụng liều đầu tiên. Các rối loạn ở gan như tăng thoáng qua men gan hoặc nồng độ bilirubin huyết thanh (đặc biệt là ở bệnh nhân có tổn thưong gan trước đó), viêm gan, vàng da hoặc các rối loạn gan nặng như hoại tử gan, có thể tiến triển thành suy gan với tần suất hiếm gặp. Rối loạn ở thận như tăng thoáng qua urê máu hoặc Creatinin huyết thanh, suy thận, tinh thể niệu viêm thận.
Rối loạn cơ xương như đau khớp, sưng khớp và đau cơ có hồi phục. Viêm bao gân đã được ghi nhận với tần suất hiếm gặp. Các ca đơn lẻ bị viêm gân đã được ghi nhận, có thể dẫn đến đứt gân. Cần ngừng điều trị ngay nểu các triệu chứng này xuất hiện. Ảnh hưởng đến huyết học như tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu thứ phát, thaỵ đổi nồng độ prothrombin. Thiếu máu tan máu và mất bạch cầu hạt đã được ghi nhận với tần suất rất hiếm gặp. Các rối loạn giác quan đặc biệt như rối loạn thị giác, giảm chức năng vị giác và khứu giác, ù tai, giảm thính lực thoáng qua, đặc biệt là với âm thanh có tần số cao.
Nhịp tim nhanh đã được ghi nhận.
Thông báo cho bác sỹ bất kỳ tác dụng không mong muốn nào gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Ciprofloxacin có thể gây giảm khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc, đặc biệt là khi phối hợp với chat cồn.
10. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Picaroxin 500 mg ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
11. Mua thuốc Picaroxin 500 mg ở đâu?
Thuốc Picaroxin 500 mg có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
12. Giá bán
Giá bán thuốc Picaroxin 500 mg trên thị trường hiện nay khoảng đ/ hộp. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”