1. Thuốc Resazine là thuốc gì?
Thuốc Resazine là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội, thành phần chính Mesalazin là một loại thuốc có tác dụng điều trị viêm loét đại tràng đoạn cuối nhẹ đến trung bình, viêm đại tràng sigma, viêm trực tràng.
2. Thành phần thuốc Resazine
Mỗi 1 ml chứa:
Thành phần hoạt chất:
Mesalazin...........10 mg
Thành phần tá dược: Xanthan gum, carbomer 934, natri benzoat, dinatri edetat, natri metabisulfit, natri acetat, nước tinh khiết vừa dů.
3. Chỉ định
Điều trị viêm loét đại tràng đoạn cuối nhẹ đến trung bình, viêm đại tràng sigma, viêm trực tràng.
4. Liều dùng và cách dùng thuốc
Lắc kỹ trước khi sử dụng nhằm thu được hỗn dịch đồng nhất sử dụng trong vòng 1 đến 2 tuần
- Trên người lớn:Liều khuyến cáo là 1 ngày 1 lần thụt trước khi đi ngủ
- Trên trẻ em:Không khuyến cáo sử dụng trên đối tượng này
5. Chống chỉ định
RESAZINE cần chống chỉ định trong những trường hợp sau:
- Tiền sử mẫn cảm với các salicylat hoặc mẫn cảm với sulfasalazin.
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy thận nặng và/hoặc suy gan nặng, rối loạn chức năng gan.
6. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Mesalazin có thể liên quan đến việc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm đại tràng ở những bệnh nhân trước đó có mẫn cảm với sulfasalazin.
Tác dụng không mong muốn như sau:
Thường gặp (≥1% và <10%)
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
- Rối loạn trên da: Phát ban (bao gồm mề đay và ban đỏ trên da).
- Đau đầu.
Hiếm gặp (≥0,01% và <0,1%)
- Rối loạn máu: Giảm bạch cầu (bao gồm giảm bạch cầu hạt), giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu hạt, thiếu máu bất định, giảm tiểu cầu.
- Rối loạn hệ thần kinh: Bệnh lý thần kinh ngoại biên.
- Rối loạn về tim mạch: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
- Rối loạn hô hấp: Phản ứng dị ứng hô hấp (bao gồm khó thở, họ, viêm phế quản, tăng bạch cầu ái toan liên quan đến bệnh phổi dùng thuốc, viêm phổi).
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm tụy, tăng amylase.
- Gan: Những bất thường về chức năng gan và nhiễm độc gan như viêm gan, xơ gan, suy gan.
- Tiết niệu: Chức năng thận bất thường (bao gồm viêm thận kẽ, hội chứng thận hư, nước tiểu biến màu).
- Rối loạn da: bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Rất hiếm gặp (<0,01%)
- Rối loạn máu: Thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan (như là một phần của phản ứng dị ứng) và giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt.
- Gan: Tăng men gan và bilirubin.
- Rối loạn trên da: Rụng tóc, phản ứng trên da như hồng ban đa dạng và hội chứng Stevens-Johnson.
- Rối loạn cơ xương: Đau cơ, đau khớp.
- Phản ứng dị ứng: Phản ứng quá mẫn, sốt.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
7. Tương tác thuốc
- Việc sử dụng đồng thời mesalazin với các thuốc gây độc thận khác, như NSAIDs và azathioprin có thể làm tăng nguy cơ phản ứng thận.
- Điều trị đồng thời với mesalazin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn máu ở bệnh nhân dùng azathioprin hoặc 6-mercaptopurin.
8. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Resazine
Các rối loạn máu nghiêm trọng hiếm xảy ra khi dùng mesalazin. Việc theo dõi về các chỉ số huyết học cần được thực hiện nếu bệnh nhân xuất hiện chảy máu không rõ nguyên nhân, có các vết thâm tím, ban xuất huyết, trĩ, thiếu máu, sốt hoặc viêm họng. Cần ngưng điều trị nếu có nghi ngờ hoặc có bằng chứng cho thấy sự rối loạn máu.
Hầu hết các bệnh nhân không dung nạp được hoặc quá mẫn với sulfasalazine đều có thể sử dụng RESAZINE mà không có nguy cơ phản ứng tương tự. Tuy nhiên, cần thận trọng khi điều trị bệnh nhân dị ứng với sulfasalazin (nguy cơ dị ứng với salicylat). Cần thận trọng ở những bệnh nhân suy gan.
Nên thận trọng khi sử dụng mesalazin ở những bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình.
Nếu bệnh nhân mất nước trong khi điều trị với mesalazin, mức độ điện giải và cân bằng dịch nên được phục hồi càng sớm càng tốt. Các phản ứng tăng mẫn cảm tim do mesalazin gây ra (viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim) hiếm khi được báo cáo. Cần ngưng điều trị khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng của những phản ứng này. Sử dụng trên đối tượng đặc biệt.
9. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
- Cần sử dụng thận trọng ở phụ nữ có thai và cho con bú, chỉ sử dụng khi lợi ích lớn hơn các yếu tố nguy cơ. Cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.
- Mesalazin được biết là có thể qua được hàng rào nhau thai, nhưng những dữ liệu rất hạn chế về việc sử dụng nó ở phụ nữ mang thai, không có đánh giá các tác dụng phụ có thể xảy ra. Không có tác dụng gây quái thai nào được ghi nhận trong các nghiên cứu trên động vật.
- Các rối loạn máu (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu) đã được báo cáo ở những trẻ sơ sinh của các bà mẹ đang điều trị với mesalazin.
- Mesalazin được bài tiết trong sữa mẹ. Nồng độ mesalazin trong sữa mẹ thấp hơn trong máu mẹ, trong khi chất chuyển hóa, acetyl mesalazin được phát hiện với nồng độ tương tự hoặc cao hơn. Có ít dữ liệu về sử dụng mesalazin uống ở phụ nữ đang cho con bú.
- Không có nghiên cứu có kiểm soát nào về sử dụng mesalazin trong thời gian cho con bú được thực hiện. Các phản ứng quá mẫn như tiêu chảy ở trẻ sơ sinh không thể bị loại trừ.
10. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có tác dụng không mong muốn thường gặp trên thần kinh trung ương là đau đầu, nên cần thận trọng với người lái xe và vận hành máy móc.
11. Bảo quản
Bảo quản thuốc Resazine ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Resazine quá hạn ghi trên bao bì.
12. Mua thuốc Resazine ở đâu?
Hiện nay, Resazine là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc Resazine có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
13.Giá bán
Giá bán thuốc Resazine trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng đ/hộp. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”