Thuốc Daleston- D chỉ định trong điều trị viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, mề đay.
1. Thuốc Daleston -D là thuốc gì?
2. Thành phần thuốc Daleston-D
Betamethasone…. 1,5mg
Dexchlorpheniramine maleat…. 12mg
- Tá dược: Đường trắng, sorbitol, natri benzoat, vanilin, acid citric, menthol, quinolin, amaranth, ethanol 96%, nước tinh khiết vừa đủ.
3. Dạng bào chế
4. Chỉ định
Điều trị hen phế quản, viêm phế quản dị ứng, viêm mũi dị ứng
Điều trị viêm da dị ứng, viêm da thần kinh, viêm da tiếp xúc, mề đay.
5. Cách dùng & Liều lượng
Dùng đường uống
Liều dùng:
Liều dùng cho điều trị hen phế quản mãn, viêm phế quản dị ứng, viêm mũi dị ứng: Uống 2-3 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 - 6 tuổi: 2,5 ml/lần, không vượt quá 7,5 ml mỗi ngày.
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: 2,5 ml – 5 ml/lần, không vượt quá 15 ml mỗi ngày.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 5ml - 10ml/lần, nhưng không vượt quá 30 ml mỗi ngày.
Liều dùng cho điều trị viêm da dị ứng, viêm da thần kinh, viêm da tiếp xúc, mề đay: Uống 2-3 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 - 6 tuổi: 2,5 ml/lần, không vượt quá 7,5 ml mỗi ngày.
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: 2,5 ml - 5 ml/lần, không vượt quá 15 ml mỗi ngày.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 5ml - 10ml/lần, nhưng không vượt quá 30 ml mỗi ngày.
Liều lượng cho trẻ em và trẻ nhỏ cần dựa vào độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của bệnh nhân hơn là chỉ dựa hoàn toàn vào liều lượng theo chỉ định của tuổi tác, thể trọng hoặc diện tích cơ thể.
Các triệu chứng tiêu hóa có thể giảm nhẹ, nếu uống thuốc cùng thức ăn hoặc sữa.
Liều lượng cần dựa vào sự đáp ứng và sự dung nạp của từng cá thể bệnh nhân. Nếu sau khi đạt đáp ứng mong muốn, cần giảm liều lượng theo từng nấc nhỏ cho tới khi đạt mức thấp nhất mà có thể duy trì được đáp ứng lâm sàng đầy đủ. Cần ngừng thuốc càng sớm càng tốt.
Khi điều trị kéo dài, cần ngừng betamethason dần dần từng bước một.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
6. Chống chỉ định
- Người bệnh bị đái tháo đường, tâm thần, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm virus, nhiễm nấm toàn thân.
- Trẻ em dưới 2 tuổi
- Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt,bí tiểu tiện
- Bệnh nhân tăng nhãn áp
7. Tác dụng phụ
- Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
- Buồn nôn, ăn không ngon miệng.
- Táo bón.
- Kinh nguyệt không đều.
- Ảnh hưởng đến khả năng dung nạp glucose.
- Làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
- Mỏi cơ, đứt dây chằng.
- Loãng xương.
- Teo vùng da và dưới da.
- Bị rối loạn điện giải.
- Làm chậm quá trình hồi phục da.
- Ảnh hưởng đến thị giác như đục thủy tinh thể, lồi mắt, cườm nước.
- Dễ bị trầm cảm, tâm trạng thay đổi thất thường.
- Loét dạ dày, chảy máu dạ dày, viêm loét thực quản.
- Sốc phản vệ.
- Viêm da dị ứng, phù thần kinh mạch.
- Tăng áp lực nội sọ lành tính.
8. Tương tác thuốc
Corticosteroid cảm ứng các enzym gan, có thể làm tăng tạo thành một chất chuyển hóa của paracetamol độc đối với gan. Do vậy, khi corticosteroid được dùng cùng với paracetamol liều cao hoặc kéo dài sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Những thuốc này không làm bớt và có thể làm tăng các rối loạn tâm thần do corticosteroid gây ra, không được dùng những thuốc chống trầm cảm này để điều trị những tác dụng không mong muốn nói trên.
Các thuốc điều trị đái tháo đường uống hoặc insulin: Betamethason có thể làm tăng nồng độ glucose huyết, nên cần thiết phải điều chỉnh liều của một hoặc cả hai thuốc khi dùng đồng thời. Có thể cũng cần phải điều chỉnh lại liều của thuốc điều trị đái tháo đường sau khi ngừng liệu pháp corticoid.
Betamethason có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của glycosid digitalis kèm với hạ kali huyết.
Phenobarbital, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa của corticosteroid và làm giảm tác dụng điều trị của chúng.
Chống viêm không steroid khi dùng phối hợp với corticoid có thể dẫn đến tăng xuất hiện hoặc tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa. Corticosteroid làm tăng nồng độ salicylat trong máu. Phải thận trọng khi dùng phối hợp aspirin với corticoid trong trường hợp giảm prothrombin huyết.
Rượu và các thuốc an thần gây ngủ có thể làm tăng tác dụng ức chế TKTW của dexclorpheniramin maleat.
Dùng đồng thời corticosteroid với các thuốc chống đông loại coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông, nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều.
Dexclorpheniramin maleat làm ức chế tác dụng của các thuốc chống đông đường uống.
9. Thận trọng khi sử dụng
Thận trọng trong trường hợp suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim mới mắc, tăng huyết áp, đái tháo đường, động kinh, glaucoma, thiểu năng tuyến giáp, suy gan, loãng xương, loét dạ dày, loạn tâm thần và suy thận.
Người bệnh lao tiềm ẩn phải được theo dõi chặt chẽ và phải dùng hóa dự phòng chống lao, nếu liệu pháp corticoid phải kéo dài.
Nguy cơ thủy đậu và có thể cảm nhiễm Herpes zoster nặng, tăng ở người bệnh không có khả năng đáp ứng miễn dịch khi dùng corticosteroid đường toàn thân và người bệnh phải tránh tiếp xúc với các bệnh này.
Không được dùng các vaccine sống trong người bệnh đang dùng liệu pháp corticoid đường toàn thân liều cao và cả ít nhất trong 3 tháng sau.
Trong quá trình dùng liệu pháp corticoid dài hạn, phải theo dõi người bệnh đều đặn. Có thể cần phải giảm lượng natri và bổ sung calci và kali.
Bệnh nhân lớn tuổi có nhiều khả năng bị hạ huyết áp tư thế, bị chóng mặt, buồn ngủ, bị táo bón kinh niên (do có nguy cơ bị tắt liệt ruột), bị sưng tuyến tiền liệt, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng do có nguy cơ tích tụ thuốc. Tránh uống rượu và các thuốc chứa rượu trong thời gian điều trị.
Ức chế sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ em có thể xảy ra, vì vậy hãy quan sát kỹ và nếu phát hiện thấy bất thường thì ngừng sử dụng thuốc.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Phụ nữ cho con bú: Thuốc bài xuất vào sữa mẹ và có hại cho trẻ nhỏ vì thuốc ức chế sự phát triển và gây các tác dụng không mong muốn khác, ví dụ giảm năng tuyến thượng thận. Lợi ích cho người mẹ phải được cân nhắc với khả năng nguy hại cho trẻ nhỏ hoặc ngừng cho con bú khi dùng thuốc này.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
12. Bảo quản
Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc ở đâu?
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”