Thuốc Flexilor 4 điều trị các chứng đau và viêm trong viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và các bệnh nhân viêm cơ xương khác như đau thắt lưng.
1. Thuốc Flexilor 4 là thuốc gì?
Thuốc Flexilor 4 được chỉ định trong điều trị các chứng đau và viêm trong viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và các bệnh nhân viêm cơ xương khác như đau thắt lưng, viêm cột sống cứng khớp, viêm khớp dạng gút.
2. Thành phần thuốc thuốc Flexilor 4:
Mỗi viên nén bao phim có chứa
- Thành phần hoạt chất: Lornoxicam 4mg
- Thành phần tá dược: Lactose monohydrat, Avicel PH 101, Povidon (K-30), Croscarmellose Natri, Magie Stearat, Hydroxyl propyl methyl cellulose 15cps, Dibutyl phthalat, Polyethylen Glycol 6000, Talc, Titan Dioxit, màu vàng quinolin.
3. Dạng bào chế:
Viên nén bao phim màu vàng, hình trong, hai mặt lồi, trơn.
4. Chỉ định:
Thuốc Flexilor 4 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Các chứng đau và viêm trong viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và các bệnh nhân viêm cơ xương khác như đau thắt lưng, viêm cột sống cứng khớp, viêm khớp dạng gút.
5. Liều dùng:
Đối với tất cả các bệnh nhân, nên điều chỉnh liều theo đáp ứng bệnh.
Đối với mức độ đau nhẹ và trung bình
Liều khuyến cáo là từ 8 – 16mg/ngày, chia làm 2 đến 3 lần. Tổng liều mỗi ngày không được quá 16mg.
Đối với viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp
Liều khuyến cáo ban đầu là 12mg/ngày, chia làm 2 đến 3 lần. Liều duy trì không được quá 16mg/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
.Cách dùng:
Thuốc Flexilor 4 được dùng đường uống. Uống ngay trước bữa ăn với nhiều nước.
6. Chống chỉ định:
Thuốc Flexilor 4 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Dị ứng với Lornoxicam hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm (co thắt phế quản, viêm mũi, dị ứng nổi mày đay) với các thuốc chống viêm không steroid khác, gồm cả acid acetyl salicylic.
- Bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não.
- Các bệnh nhân bị rối loạn đông máu và chảy máu.
- Các bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc có tiền sử loét dạ dày tái phát.
- Các bệnh nhân bị suy gan suy thận nặng.
- Các bệnh nhân bị giảm tiểu cầu.
- Các bệnh nhân bị suy tim nặng hoặc chưa được kiểm soát.
- Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi.
7. Tác dụng phụ:
.Khi sử dụng thuốc Flexilor 4, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
- Dung nạp của Lornoxicam giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, với tác dụng không mong muốn được thấy nhiều nhất trong các thử nghiệm lâm sàng là rối loạn tiêu hoá (đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn).
- Chung: Đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, mất ngon miệng, ra nhiều mồ hôi, giảm cân, phù, phản ứng dị ứng, suy nhược, tăng cân nhẹ.
- Hệ thần kinh trung ương (CNS): Mất ngủ, trầm cảm.
- Đường tiêu hoá: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đầy hơi, nuốt khó, táo bón, viêm dạ dày, khô miệng, viêm miệng, trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày có hoặc không chảy máu, viêm thực quản, trực tràng, trĩ, chảy máu trực tràng.
- Huyết học: Thiếu máu, tụ huyết, kéo dài thời gian chảy máu, giảm tiểu cầu.
- Gan: Tăng transaminase huyết.
- Da: Các phản ứng dị ứng da như viêm da, đỏ và ngứa, rụng tóc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc:
Warfarin và các thuốc chống đông máu: Dùng đồng thời Lornoxicam với các thuốc chống đông máu hay các thuốc ức chế kết tụ tiểu cầu có thể làm tăng thời gian chảy máu.
Sulphonyl urea: Dùng đồng thời Lornoxicam có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác: Dùng đồng thời Lornoxicam làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
Các thuốc lợi tiểu: Dùng đồng thời Lornoxicam làm giảm tác dụng của các thuốc lợi tiểu. Các thuốc chống viêm không Steroid làm giảm tác dụng lợi tiểu của furosemide.
Các thuốc ức chế ACE: Dùng đồng thời Lornoxicam làm giảm tác dụng của các thuốc ức chế ACE, có thể dẫn đến nguy cơ suy thận cấp.
Lithium: Dùng đồng thời Lornoxicam có thể dẫn đến tăng nồng độ đỉnh Lithium dẫn đến tăng các tác dụng phụ của thuốc. Tránh dùng đồng thời thuốc với lithium nếu không được kiểm tra nồng độ lithium huyết tương thường xuyên.
Methotraxate: Dùng đồng thời Lornoxicam làm tăng nồng độ trong huyết thanh của methotraxate. Cần thận trọng nếu dùng cả thuốc chống viêm phi steroid và methotrexate trong vòng 24 giờ.
Cimetidine: Làm tăng nồng độ trong huyết thanh của lornoxicam (không thấy có tương tác nào giữa lornoxicam và ranitidin, hay lornoxicam và các thuốc trung hoà acid).
Digoxin: Lornoxicam làm giảm độ thanh thải của digoxin qua thận.
Cyclosporin: Lornoxicam làm tăng độc tính với thận của cyclosporin.
Lornoxicam tương tác với các tác nhân gây cảm ứng và ức chế CYP2C9 isoenzym đã biết như phenytoin, amidarone, miconazole, tranylcypromine và rifampicin.
9. Thận trọng khi sử dụng:
Bệnh nhân nhi: Không nên dùng Lornoxicam cho bệnh nhân nhi.
Bệnh nhân cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân cao tuổi, trừ phi dùng cho bệnh nhân suy gan và suy thận, trong các trường hợp này cần giảm liều.
Bệnh nhân suy gan: Đối với bệnh nhân suy gan, liều khuyến cáo tối đa mỗi ngày là 12mg.
Bệnh nhân suy thận: Đối với bệnh nhân suy thận, liều dùng khuyến cáo tối đa mỗi ngày là 12mg..
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú
Không dùng cho phụ nữ cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Flexilor 4 lên khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, ngủ gà.
12. Quá liều:
Dùng Lornoxicam quá liều có thể gây ra buồn nôn, nôn, chóng mặt, mất điều hoà cơ thể, hôn mê và co cứng, tổn thương gan và thận, rối loạn đông máu. Trong trường hợp dùng quá liều, cần ngưng thuốc ngay. Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
13. Bảo quản:
Bảo quản thuốc Flexilor 4 ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Flexilor 4 quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Flexilor 4 ở đâu?
Hiện nay, thuốc Flexilor 4 là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán:
Giá bán thuốc Flexilor 4 trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”