Tifoxan điều trị tại chỗ với các nhiễm khuẩn bên ngoài mắt ở người lớn và trẻ em gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin.
1. Thuốc Tifoxan là thuốc gì?
Thuốc Tifoxan có tác dụng với các nhiễm khuẩn bên ngoài mắt ở người lớn và trẻ em gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin như: Viêm mi mắt, lẹo mắt, viêm túi lệ, viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm giác mạc, loét giác mạc viêm tai và nhiễm trùng sau phẫu thuật…
2. Thành phần thuốc Tifoxan
Thành phần: Ofloxacin 0.3%
Tá dược: Benzalkonium clorid, acid citric, dinatri hydrophosphat dodecahydrat, natri clorid, nước cất.
3. Dạng bào chế:
Thuốc Tifoxan được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt vô khuẩn
4. Chỉ định
Thuốc Tifoxan được chỉ định điều trị tại chỗ với các nhiễm khuẩn bên ngoài mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc) ở người lớn và trẻ em gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Tất cả các lứa tuổi: Nhỏ 1 hoặc 2 giọt vào mắt bị bệnh sau mỗi 2 tới 4 giờ trong hai ngày đầu tiên và sau đó 4 lần mỗi ngày trong những ngày tiếp theo.
Thời gian điều trị không quá 10 ngày.
6. Chống chỉ định
Những người quá mẫn cảm với ofloxacin hay bất kì kháng sinh nhóm quinolon nào khác và bất kỳ thành phần nào của thuốc Tifoxan.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Phản ứng nghiêm trọng sau khi dùng ofloxacin đường toàn thân là rất hiếm và hầu hết các triệu chứng có thể khắc phục được. Do một lượng nhỏ ofloxacin được hấp thu vào cơ thể sau khi dùng thuốc tại chỗ, có thể xảy ra các phản ứng phụ.
Tác dụng không mong muốn theo hệ cơ quan |
Biểu hiện |
Tần suất |
Rối loạn hệ miễn dịch |
Phản ứng quá mẫn bao gồm các dấu hiệu hoặc triệu chứng dị ứng mắt và các phản ứng phản vệ |
Chưa có báo cáo |
Rối loạn hệ thần kinh |
Chóng mặt |
Chưa có báo cáo |
Rối loạn mắt |
Kích ứng mắt, cảm giác khó chịu |
Thường gặp |
Viêm kết mạc, viêm giác mạc, mờ mắt, chứng sợ ánh sáng, phù mắt, cộm mắt, tăng tiết nước mắt, khô mắt, đau mắt, xung huyết mắt, phù quanh mắt. |
Chưa có báo cáo |
|
Rối loạn nhịp tim |
Loạn nhịp thất và xoắn đỉnh, khoảng QT kéo dài |
Chưa có báo cáo |
Rối loạn tiêu hoá |
Buồn nôn |
Chưa có báo cáo |
Rối loạn da và mô dưới da |
Hội chứng Stevens-Johnson; hoại tử biểu mô nhiễm độc |
Chưa có báo cáo |
8. Tương tác thuốc
Chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc Tifoxan đối với dạng thuốc nhỏ mắt.
Kháng sinh nhóm quinolon ức chế chuyển hóa của cafein và theophyllin, các nghiên cứu tương tác thuốc với ofloxacin toàn thân đã chứng minh rằng sự thanh thải chuyển hóa của cafein và theophyllin không bị ảnh hưởng đáng kể bởi ofloxacin.
Đã có báo cáo về sự gia tăng độc tính với hệ thần kinh trung ương của việc dùng đồng thời NSAIDs và ofloxacin toàn thân
Ofloxacin cũng giống các fluoroquinolon khác, nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân dùng thuốc kéo dài khoảng QT.
9. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Tifoxan
Không được tiêm.
An toàn và hiệu quả ở trẻ em dưới 1 tuổi chưa được xác định.
Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Một số phản ứng có kèm theo tình trạng trụy tim mạch, hôn mê, phù mạch.
Nếu xảy ra phản ứng dị ứng với ofloxacin hãy ngừng thuốc. Thận trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với kháng sinh nhóm quinolon.
Nhiễm khuẩn nặng hoặc trở lên hoặc tình trạng bệnh không cải thiện trong một khoảng thời gian cần ngừng sử dụng và điều trị liệu pháp thay thế.
Rối loạn nhịp tim: Thận trọng khi sử dụng fluoroquinolon bao gồm ofloxacin ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đã biết kéo dài khoảng QT.
Người cao tuổi và phụ nữ có thể nhạy cảm hơn với thuốc kéo dài QTc, nên cần thận trọng khi sử dụng các kháng sinh nhóm quinolon bao gồm cả ofloxacin.
Sử dụng liều cao và kéo dài kháng sinh fluoroquinolon khác dẫn đến đục thuỷ tinh thể. Tuy nhiên tác dụng này chưa được báo cáo trên người và cũng không được ghi nhận sau khi nhỏ mắt với ofloxacin trong 6 tháng trong các nghiên cứu ở động vật bao gồm các nghiên cứu trên khỉ.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có đối chứng được tiến hành ở phụ nữ có thai. Do kháng sinh nhóm quinolon đã được chứng minh gây ra bệnh viêm khớp ở động vật chưa trưởng thành. Do đó không nên sử dụng thuốc Tifoxan cho phụ nữ mang thai.
Phụ nữ cho con bú: Ofloxacin được bài tiết vào sữa mẹ và có khả năng ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ. Chỉ dùng thuốc Tifoxan cho phụ nữ cho con bú nếu lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có thể xảy ra với trẻ bú mẹ.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc Tifoxan đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Tuy nhiên, khi nhỏ thuốc có thể xảy ra hiện tượng mờ mắt, chóng mặt, kích ứng mắt. Không lái xe hoặc vận hành máy móc nếu tầm nhìn không rõ.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Tifoxan ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Tifoxan ở đâu?
Thuốc Tifoxan có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Tifoxan trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 20.000 - 30.000 đồng / lọ. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”