Tobrin 0,3% chỉ định trong điều trị viêm màng mắt, viêm giác mạc, viêm giác-kết mạc, viêm mí mắt, viêm kết mạc mí,...
1. Thuốc Tobrin 0,3% là thuốc gì?
Tobrin 0,3% là thuốc có hoạt chất tobramycin, được sản xuất tại Bulgaria thuộc nhóm điều trị về bệnh mắt, có công dụng điều trị nhiễm khuẩn bề mặt ở mắt, sản phẩm sử dụng được cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.
2. Thành phần thuốc Tobrin 0,3%
Hoạt chất: Trong 1 ml dung dịch nhỏ mặt chứa tobramycin sulfate 4,58 mg tương đương với 3mg tobramycin.
Tá dược: benzalkonium chloride, potassium dihydrogen phosphate, disodium phosphate dodecahydrate, natri chloride. hydroxyethylcellulose va nudc dé pha tiêm.
3. Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mắt
4. Chỉ định
Tobrin 0,3% dùng điều trị viêm kết mạc, viêm mí mắt gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin ở người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.
5. Liều dùng
Cách dùng: Để tránh hấp thu toàn thân, sau khi nhỏ mắt phải tiếp tục nhắm mí mắt, và dùng ngón tay ấn chặn ống lệ năm ở góc trong của mắt trong vòng 2 phút. Đề tránh lây nhiễm khuẩn không được để chạm đầu nhỏ giọt của lọ thuốc với mí mắt, các khu xung quanh hoặc bề mặt khác. Nên đóng nắp lọ ngay sau khi sử dụng. Trong trường hợp điều trị đồng thời với các thuốc nhãn khoa khác nên dùng cách khoảng 5-10 phú giữa chúng.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi: nhỏ 1 giọt vào mỗi mắt, 2 lần mỗi ngày (sáng - tối) trong 7 ngày. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, ngày đầu tiên dùng 4 giọt mỗi ngày. trong các ngày sau đó dùng 1 giọt trên mỗi mắt x 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày.
Người già: Không cần chỉnh liều.
Trẻ em dưới 1 tuổi: Hiệu lực và độ an toàn ở trẻ em chưa được xác lập
Sử dụng ở bệnh nhân suy gan và suy thận: Thuốc nhỏ mắt hầu như không có phản ứng toàn thân. Cần theo dõi nồng độ huyết thanh toàn phần nếu sử dụng đồng thời với thuốc aminoglycoside toàn thân.
Luôn dùng thuốc với liều lượng chính xác như ghi trong tờ thông tin này hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sỹ. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sĩ nếu bạn cần thêm thông tin
6. Chống chỉ định
Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi
Dị ứng với tobramycin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
7. Tác dụng phụ
Cũng như các thuốc khác, Tobrin 0.3% có thể có các tác dụng phụ, mặc dù không phải tất cả mọi người đều gặp.
Khi dùng thuốc bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau: Phổ biến (trong số 100 bệnh nhân dùng thuốc có khoảng 1 đến 10 người gặp phản ứng này): ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.
Hiểm gặp (trong số 1000 bệnh nhân có khoảng 1 đến 10 người gặp phản ứng này): kích ứng mắt hoặc cảm giác cộm trong mắt; mắt mờ, khó chịu, sưng viêm kết mạc, phù nề mi mắt... Không quan sát thấy tác dụng toàn thân.
Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, kế cả những tác dụng phụ không đề cập trong tờ thông tin dành cho bệnh nhân nay.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Nếu đang sử dụng một loại thuốc nhỏ mắt khác nên sử dụng Tobrin sau 5-10 phút. Trong trường hợp sử dụng đồng thời với một kháng sinh aminoglycoside trong thời gian lâu dài, nên theo dõi nồng độ thuốc toàn phần trong huyết thanh. dé có thể duy trì được nồng độ thuốc thích hợp
9. Thận trọng khi sử dụng
Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sỹ của bạn trước khi dùng Tobrin:
- Nếu bạn bị bệnh về gan hoặc thận. Hãy thông báo cho bác sĩ những kháng sinh uống hoặc tiêm khác mà bạn đang dùng.
- Như các kháng sinh khác. dùng kéo dài Tobrin có thể dẫn đến các nhiễm trùng khác. Nếu các triệu chứng của bạn nặng hơn hoặc không như mong đợi. hãy thông báo cho bác sĩ.
- Nếu bạn bị ngứa. sưng và đỏ hãy dừng sử dụng Tobrin và xin tư vấn bác sĩ
- Sử dụng thuốc này kéo dài có thể phát triển các vi sinh vật kháng thuốc, gồm cả nắm. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Để tránh việc thuốc thấm vào vòng tuần hoàn chung, cần thiết phải tuân thủ theo biện pháp sau: sau khi nhỏ mắt phải tiếp tục nhắm mí mắt, và dùng ngón tay ấn chặn ống lệ nằm ở hốc mắt, phía trên mũi trong vòng 2 phút.
Chế phẩm có chứa benzalkonium chloride vì vậy có thể gây phản ứng dị ứng và làm biển màu kính áp tròng mềm.Vì vậy không nên sử dụng kính áp tròng.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Khi sử dụng aminoglycosid liên tục có thể gây hại cho thần kinh thính giác và gây điếc. Khi dùng ở mắt. thuốc ít có khả năng thâm nhập và do vậy nguy cơ khi su dung Tobrin là thấp. Chi nên dùng thuốc trong trường hợp thực su can thiết và sau khi đã đánh giá kỹ tỷ lệ lợi ích/nguy cơ.
Cho con bú: Khi dùng ở mắt. thuốc ít có khả năng thâm nhập và do vậy nguy cơ khi sử dụng Tobrin là thấp. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thực sự cần thiết và sau khi đã đánh giá kỹ tỷ lệ lợi ích/nguy cơ.
11. Ảnh hưởng của thuốc Tobrin 0,3%e lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Có thể giảm thị lực tạm thời. Bệnh nhân cần phải chờ cho đến khi nhìn rõ lại bình thường mới được phép lái xe và điều khiển máy móc.
12. Quá liều
Chưa được ghi nhận
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Tobrin 0,3% ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Tobrin 0,3%quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Tobrin 0,3% ở đâu?
Hiện nay, Tobrin 0,3% là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc Tobrin 0,3% có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Tobrin 0,3% trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể dao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”