1. Thuốc UmenoHCT 10/12,5 là thuốc gì?
Thuốc UmenoHCT 10/12,5 là sản phẩm của Công ty Công ty cổ phần dược phẩm SaVi, thành phần chính Lisninopril, Hydroclorothiazid là một loại thuốc có tác dụng để điều trị tăng huyết áp nhẹ và vừa ở người bệnh không kiểm soát được huyết áp nếu chỉ dùng một mình lisinopril hay hydroclorothiazid.
2. Thành phần thuốc UmenoHCT 10/12,5
Lisinopril dihydrat tương đương
Lisinopril...........................................................10 mg
Hydroclorothiazid............................................ 2,5 mg
Tá dược vừa đủ................................................1 viên
(Calci hydrophosphat khan, tính bột biến tính, manitol, natri croscarmellose, silic dioxyd keo, magnesi stearat, hydroxypropylmethyicellulose 6cps, polyethylen giycol 6000, sắt oxyd đỏ, sắt oxyd vàng, talc, than dioxyd)
3. Chỉ định
UmenoHCT được dùng để điều trị tăng huyết áp nhẹ và vừa ở người bệnh không kiểm soát được huyết áp nếu chỉ dùng một mình lisinopril hay hydroclorothiazid.
4. Liều dùng và cách dùng thuốc
Cách dùng:
Dùng đường uống. Uống nguyên viên với nước, trước hoặc sau khi ăn. Nên uống vào cùng thời điểm mỗi ngày.
Thuốc phải được dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không nên tự ý ngưng thuốc.
Liều lượng:
Người lớn
Liều thông thường là 1 viên UmenoHCT 10/12,5 1 lần 1 ngày. Tùy theo đáp ứng
của từng người mà bác sĩ có thể tăng liều lên 2 viên
UmenoHCT 10/12,5 1 lần 1 ngày
Các đối tượng đặc biệt:
Trẻ em: Không dùng UmenoHCT ở trẻ em
Người suy thận, người bệnh đề điều trị bằng thuốc lợi tiểu trước đây, người lớn tuổi: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Chống chỉ định
- Người bệnh quá mẫn với lisinopril, hydroclorothiazid hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người bệnh quá mẫn với các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE: Angiotensin converting enzyme) hay các sulphonamid (hỏi bác sĩ hoặc dược sỹ nếu bạn không chắc thuốc đó có phải là thuốc ức chế ACE hay sulphonamid hay không).
- Người bệnh đột ngột bị sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá, mặt, môi lưỡi hoặc cổ họng, đặc biệt là khi đang dùng thuốc ức chế ACE; có thể kèm theo khó thở và khó nuốt.
- Người bệnh bị phù mạch di truyền.
- Người bệnh suy gan, suy thận nặng.
- Người bệnh vô niệu.
- Phụ nữ có thai.
- Người bệnh đái tháo đường hoặc suy thận đang điều trị với thuốc chứa aliskiren.
6. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Liên quan đến Lisinopril:
Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng (hiếm gặp, có thể ảnh hưởng đến 1/1000 người):
Nếu xảy ra các phản ứng dị ứng thì nên ngừng thuốc và đến gặp bác sỹ ngay. Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng bao gồm:
- Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng, có thể gây khó nuốt.
- Đột ngột sưng bàn tay, bàn chân hay mắt cá.
- Khó thở.
- Ngứa dữ dội (có thể nổi vết trên da).
Tác dụng không mong muốn nguy hiểm trên gan (rất hiếm gặp, có thể ảnh hưởng đến 1/10000 người): Triệu chứng bao gồm vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu tối và mắt cảm giác ngon miệng. Nếu những triệu chứng này xảy ra, cần thông báo ngay cho bác sỹ.
Một số tác dụng không mong muốn khác:
Thường gặp (có thể ảnh hưởng đến 1/10 người):
- Đau đầu.
- Choáng váng, đặc biệt là khi đứng dậy đột ngột.
- Ngất xỉu.
- Tiêu chảy.
- Nôn.
- Ho.
- Suy giảm chức năng thận.
Ít gặp (có thể ảnh hưởng đến 1/100 người):
- Thay đổi tâm trạng, bao gồm trầm cảm.
- Ngứa ran, cảm giác như kim châm.
- Chóng mặt.
- Thay đổi vị giác.
- Khó ngủ.
- Cơn đau tim.
- Nhịp tim bất thường.
- Thay đổi màu sắc ngón tay, ngón chân.
- Chảy nước mũi,
- Buồn nôn.
- Đau dạ đây và khó tiểu.
- Suy giảm chức năng gan.
- Nổi ban.
- Ngứa.
- Mắt khả năng cương dương.
- Mệt mỏi, yếu mệt.
- Tăng trê, creatinin hay kali huyết.
Hiếm gặp (có thể ảnh hướng đến 1/1000 người)
- Thay đổi tế bảo hay các phẫẩn khác trong máu, xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, da nhợt nhạt.
- Nhầm lẫn.
- Rối loạn khứu giác.
- Khô miệng.
- Nổi các nốt đỏ, sưng, ngứa.
- Rụng tóc.
- Vẩy nến.
- Nhiễm trùng máu.
- Suy thận.
- Vú to ở nam giới.
- Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp.
- Giảm natri huyết, gây mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn và chuột rút.
Rất hiếm gặp (có thể ảnh hướng đến 1/10000 người)
- Bất thường tủy xương hoặc giảm tế bào máu. Cần chú ý đến các dấu hiệu như mệt mỏi, nhiễm trùng (có thể nghiêm trọng), sốt, khó thở, để bằm tim hay chảy máu hơn.
- Viêm hạch bạch huyết.
- Tảng đáp ứng miễn dịch.
- Hạ đường huyết, các dấu hiệu bao gồm: đói, mệt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh. .
- Thở khò khè, co thắt phế quản.
- Viêm phổi.
- Viêm xoang.
- Viêm phổi tăng bạch cầu ưa acid. Các dấu hiệu bao gồm: viêm xoang, cảm thấy giống như bị cảm cúm, khó thở ngày càng nặng, cảm giác đau vùng bụng (dạ dày, ruột), nổi ban, cảm giác như kim châm và tế ở cánh tay và cẳng chân.
- Viêm tụy, gây đau dạ dày.
- Sưng niêm mạc ruột, gây đau dạ dày, tiêu chảy và nôn.
- Đổ mô hôi.
- Rối loạn đa nghiêm trọng và phát ban. Triệu chứng bao gồm đỏ, phồng rộp, bong tróc da, có thể xuất hiện các nốt phồng rộp ở miệng và mũi.
- Thiểu niệu.
Chưa rõ tần suất:
- Ảo giác. `
- Đỏ bừng đa.
Liên quan đến hydroclorothiazid:
- Viêm tuyến nước bọt.
- Giảm tế bào máu. Cần chú ý đến các dấu hiệu mệt mỏi, nhiễm trùng, sốt, khó thở, dễ bầm tím và chảy máu hơn.
- Giảm cảm giác ngon miệng.
- Tăng đường huyết.
- Xuất hiện đường trong nước tiểu.
- Tăng acid uric huyết.
- Thay đổi nồng độ các chất điện giải trong máu. Cần chú ý đến các dấu hiệu như đau yếu cơ, khát nước, cảm giác như kim châm, chuột rút hoặc buồn nôn.
- Tăng cholesterol.
- Bồn chồn.
- Trầm cảm.
- Khó ngủ.
- Cảm giác như kim châm.
- Choáng.
- Rối loạn thị giác.
- Nhìn mờ, đau mắt, đỏ mắt.
- Chóng mặt.
- Choáng váng đặc biệt là khi đứng dậy.
- Tổn thương mạch máu gây ra những đốm đỏ hoặc tím trên da.
- Khó thở.
- Viêm dạ dày.
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Viêm tụy.
- Vàng da, vàng mắt,
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng: nổi ban, nổi mẩn nặng, có thể phát triển thành phồng rộp hoặc lột da ở miệng. Làm khởi phát hoặc tiến triển bệnh Iupus hoặc xuất hiện các phản ứng đa bất thường.
- Phản ứng dị ứng.
- Chuột rút và yếu cơ.
- Suy thận.
- Sốt.
- Mệt mỏi.
7. Tương tác thuốc
Các thuốc điều trị tăng huyết áp: Khi phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác, glyceryl trinitrat hoặc các thuốc giãn mạch khác có thể gây hạ huyết áp quá mức.Tránh kết hợp lisinopril và aliskiren (xem Chống chỉ định và cảnh báo, thận trọng khi sử dụng).
Lithi: Sự gia tăng nồng độ và độc tính của lithi trong huyết thanh có phục hồi được ghi nhận khi dùng đồng thời lithi với thuốc ức chế ACE. Thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế ACE làm giảm độ thanh thải ở thận của lithi và gây tăng độc tố của lithi. Vì vậy, không khuyến cáo kết hợp lithi với lisinopril/hydroclorothiazid. Nếu phải dùng kết hợp này, phải theo dõi chặt chẽ nồng độ lithi trong huyết tương.
Chất bổ sung kali, thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc các chất thay thế muối có chứa kali: Tác dụng làm hạ kali huyết của thuốc lợi tiểu thiazid có thể được bù trừ nhờ tác dụng làm tăng kali huyết của lisinopril. Việc sử dụng chất bổ sung kali, thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc các chất thay thế muối có chứa kali có thể lâm tăng kali huyết nghiêm trọng, đặc biệt là ở người suy thận hoặc đái tháo đường, thận trọng khi dùng UmenoHCT với các chất nảy và phải kiểm tra kali huyết thường xuyên.
Thuốc gây xoắn định: Thận trọng khi dùng chưng với các thuốc gây xoắn định như thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống loạn thần và một số thuốc khác do nguy cơ hạ kali huyết.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống loạn thần, thuốc gây mê: Dùng phối hợp với UmenoHCT có thể gây hạ huyết áp quá mức.
Các NSAID, aspirin (> 3 g/ngày): Có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc ức chế ACE và tác dụng lợi tiểu của thiazid. NSAID có thể gây tăng kali huyết và có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận. Các ảnh hưởng nảy thường tự hồi phục. Suy thận có thể xây ra (hiểm khi), đặc biệt là ở người bệnh đã tổn thương chức năng thận như người lớn tuổi hoặc người bị mất nước.
Vàng: Phản ứng nitritoid (triệu chứng giãn mạch bao gồm đỏ bừng, buồn nôn, choáng váng, hạ huyết áp, có thể trở nên nghiêm trọng) sau khi dùng vàng dưới dạng tiêm (như natri aurothiomalat) đã được ghi nhận thường xuyên xảy ra ở người dùng thuốc ức chế ACE.
Thuốc giống giao cảm: có thể làm giảm tác động điều trị tăng huyết áp của thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.
Thuốc điều trị đái tháo đường: Các nghiên cứu dịch tế học cho thấy việc dùng thuốc ức chế ACE với các thuốc điều trị đái tháo đường có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết, gây nguy cơ hạ đường huyết. Hiện tượng này có thể xảy ra nhiều hơn trong những tuần điều trị đầu tiên ở người suy thận.
Amphotericin B, carbenoxolon, corticoid, corticotropin, thuốc nhuận tràng: có thể gây mất cân bằng điện giải, thường là hạ kali huyết.
Muỗi calci: Tăng calci huyết do giảm bài tiết.
Glycosid tim: Tăng độc tính trên tim do hạ kali huyết do thiazid gây ra.
Colestyramin và colestipol: Có thể làm trì hoãn hoặc giảm hấp thu hydroclorothiazid. Nên uống hydroclorothiazid ít nhất 1 giờ trước hoặc 4-6 giờ sau khi uống colestyramin hoặc colestipol.
Thuốc giãn cơ không khử cực: Hydroclorothiazid có thể làm tăng hiệu quả của thuốc giãn cơ không khử cực.
Trimethoprim: Dùng đồng thời với lsinopril/hydroclorothiazid có thể làm tăng nguy cơ tăng kali huyết.
Sotalol: Thiazid có thể làm tăng nguy cơ gây loạn nhịp của sotalol đo tác động hạ kali huyết của nó.
Allopurinol: Dùng kết hợp với thuốc ức chế ACE làm tăng nguy cơ tổn thương thận và giảm bạch cầu.
Ciclosporin: Làm tăng nguy cơ tổn thương thận khi dùng chung với chất ức chế ACE.
Lovastatin: Dùng chung với chất ức chế ACE gây tăng nguy cơ tăng kali huyết.
Thuốc ức chế miễn dịch, thuốc độc tế bảo, procainamid: Dùng chung với chất ức chế ACE gây tăng nguy cơ tăng mắt bạch cầu.
Chất hoạt hóa plasminogen ở mô: Tăng nguy cơ phủ mạch.
8. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc UmenoHCT 10/12,5
Các tình trạng cần thận trọng khi dùng thuốc
Hạ huyết áp có triệu chứng: Hiếm khi xảy ra ở người bệnh tăng huyết áp, tuy nhiên người bệnh giảm thể tích tuần hoàn (do dùng thuốc lợi tiểu, ăn kiêng muối, thẩm phân máu, tiêu chảy hay nôn mửa hoặc tăng huyết áp nặng phụ thuộc renin) sẽ dễ xảy ra hạ huyết áp hơn. Cần kiểm tra điện giải định kỳ ở những người bệnh này. Người bệnh có nguy cơ cao hạ huyết áp cần được theo dõi chặt chẽ khi bắt đầu điều trị cũng như khi thay đổi liều. Cần xem xét đặc biệt đối với người thiếu máu cơ tim hoặc bệnh mạch máu não vì chỉ cần một lần hạ huyết áp quá mức cũng có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Khi hạ huyết áp xảy ra, cần đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa và có thể truyền nh mạch dung dịch nước muối sinh lý nếu cần thiết. Hạ huyết áp không phải là nguyên nhân để không sử dụng lại UmenoHCT, nên cân nhắc giảm liều ở những trường hợp này hoặc chỉ dùng một thuốc riêng lẻ.
Một số bệnh nhân suy tim có huyết áp bình thường hoặc thấp có thể bị hạ huyết áp khi dùng lisinopril. Trong trường hợp này, cần cân nhắc giảm liều hoặc ngưng dùng UmenoHCT.
Hẹp van hai lá và van động mạch chủ/ phì đại cơ tim:
Như các thuốc ức chế ACE khác, thận trọng khi dùng lisinopril ở người bệnh hẹp van hai lá, hẹp van động mạch chủ (làm nghẽn dòng máu đi từ tâm thất trái) hoặc phì đại cơ tim.
Tác động kép lên hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAA)
Có bằng chứng cho thấy việc kết hợp thuốc ức chế ACE, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng kali huyết và giảm chức năng thận. Vì vậy, không khuyến cáo kết hợp các thuốc cùng tác động lên hệ RAA như thuốc ức chế ACE, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II và aliskiren. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải sử dụng kết hợp này thì cần theo đối người bệnh chặt chẽ và thường xuyên đánh giá chức năng thận, điện giải và huyết áp của người bệnh. Không nên kết hợp thuốc ức chế ACE và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin lI ở người mắc bệnh thận do đái tháo đường.
Suy thận
Thuốc lợi tiểu thiazid không thích hợp với người suy thận và không còn hiệu quả ở người có độ thanh thải creatinin =< 30ml/phút. Không khuyến cáo dùng lisinopril/hydroclorothiazid ở người tổn thương thận (độ thanh thải creatinin =< 80 mL/phút) trừ khi đã điều chỉnh liều từng thành phần cho phù hợp với từng người bệnh.
Ở người suy tim, hạ huyết áp xảy ra khi bắt đầu điều trị bằng thuốc ức chế ACE có thể làm nặng hơn tổn thương thận. Suy thận cấp, thường là có thể hồi phục, đã được ghi nhận trong trường hợp này.
Người bệnh bị hẹp động mạch thận một bên hay hai bên có thể tăng urê huyết và creatinin huyết thanh khi dùng thuốc ức chế ACE, thường sẽ hồi phục khi ngừng điều trị. Điều này đặc biệt dễ xảy ra đối với người suy thận. Tăng huyết áp do bệnh lý mạch máu thận cũng làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và suy thận, do đó khí bắt đầu điều trị, nên bắt đầu bằng liều thấp dưới sự giám sát chặt chẽ và thận trọng khi tăng liều. Kết hợp với thuốc lợi tiểu góp phần làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và suy thận, do đó cần giám sát chặt chẽ trong tuần đầu điều trị.
Người bệnh không mắc bệnh thận cũng xuất hiện tăng ure huyết và creatinin huyết thanh thoáng qua khi đùng kết hợp Iisinopril và thuốc lợi tiểu. Cần cân nhắc giảm liều hoặc ngừng dùng lisinopril hoặc/và thuốc lợi tiểu.
Đã điều trị bằng thuốc lợi tiểu trước đây
Nên ngưng thuốc lợi tiểu khoảng 2-3 ngày trước khi dùng UmenoHCT hoặc có thể cân nhắc bắt đầu bằng lisinopril một mình với liễu khởi đầu là 5 mg.
Ghép thận: Vì không có kinh nghiệm sử dụng kết hợp lisinopri/hydoclorothiazid ở người mới ghép thận nên không khuyến cáo dùng UmenoHCT trong trường hợp này.
Phản ứng phản vệ ở người bệnh thẩm phân máu
Không chỉ định kết hợp lsinopri/hydroclorothiazid ở người bệnh thẩm phân máu. Phản ứng phản vệ đã được báo cáo ở người bệnh đang điều trị với thuốc ức chế ACE có thực hiện thẩm phân máu với màng lọc high-flux AN 69 và ly trích lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL: low density lipoprotein) bằng màng dextran sulphat. Trong trường hợp này, nên cân nhắc dùng màng lọc khác hay dùng thuốc điều trị tăng huyết áp khác.
Phản ứng phản vệ liên quan đến ly trích LDL
Một số trường hợp hiếm gặp, người điều trị với thuốc ức chế ACE khi thực hiện ly trích LDL bằng mảng dextran sulphat đã xảy ra sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.
Trong trường hợp này, nên ngưng dùng thuốc ức chế ACE trước khi thực hiện ly trích LDL.
Bệnh gan: Thận trọng khi dùng lợi tiểu thiazid ở người suy gan hoặc bệnh gan tiến triển vi thay đổi nhỏ cân bằng nước và các chất điện giải có thể dẫn đến hôn mê gan. Thuốc ức chế ACE có thể gây hội chứng bắt đầu với vàng da ứ mật, viêm gan dẫn đến hoại tử gan tối cấp và tử vong (hiếm gặp). Cơ chế của hội chứng này chưa được biết rõ.
Người bệnh điều trị với UmenoHCT nếu bị vàng da hoặc tăng enzym gan thì nên ngưng điều trị và theo đối thích hợp.
Phẫu thuật gây mê: Ở người bệnh được tiến hành phẫu thuật hay gây mÊ bằng các thuốc có khả năng gây hạ huyết áp, lisinopril có thể ức chế sự tạo thành angiotensin II do phóng thích renin bù trừ. Nếu hạ huyết áp xảy ra đo cơ chế này thì có thể điều chỉnh bằng cách bổ sung thể tích tuần hoàn.
Ảnh hướng đến chuyển hóa và nội tiết
Thuốc ức chế ACE và thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm giảm dung nạp glucose, nên cân nhắc điều chỉnh liều insulin hoặc các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống. Nên theo dõi đường huyết thường xuyên trong một tháng đầu khi bắt đầu điều trị với chất ức chế ACE ở người bệnh đái tháo đường đang điều trị bằng insulin hoặc các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống. Dùng thiazid có thể làm biểu hiện đái tháo đường tiềm ẩn.
Cân bằng điện giải
Cần kiểm tra định kỳ nồng độ các chất điện giải ở người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid.
Thuốc lợi tiểu thiazid, bao gồm hydroclorothiazid, có thể gây mất cân bằng nước và các chất điện giải (hạ kali huyết, hạ natri huyết, hạ clorid huyết). Các dấu hiệu của mất cân bằng điện giải bao gồm khô miệng, khát nước, suy nhược, thờ ơ, buồn ngủ, đau cơ hay chuột rút, mỏi cơ, hạ huyết áp, thiểu niệu, nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn. Hạ natri huyết có thể xảy ra ở người bệnh bị phù nề trong thời tiết nóng. Hạ clorid huyết thường nhẹ và không cần điều trị. Thuốc lợi tiểu thiazid cũng có thể làm tăng tiết magnesi vào nước tiểu dẫn đến hạ magnesi huyết; có thể làm giảm tiết calci vào nước tiểu, gây tăng nhẹ và gián đoạn calci huyết. Tăng calci huyết có thể là dấu hiệu của cường tuyến cận giáp. Cần ngưng dùng thiazid trước khi làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến cận giáp.
Tăng kali huyết
Tăng kali huyết đã được ghi nhận ở người bệnh dùng thuốc ức chế ACE, bao gồm lisinopril. Người bệnh có nguy cơ tăng kali huyết gồm người tổn thương chức năng thận, đái tháo đường, dùng thuốc lợi tiểu giữ kali, chất bổ sung kali hoặc các chất thay thế muối chứa kali, hoặc đang dùng các thuốc làm tăng kali huyết như heparin. Nếu phải dùng đồng thời với các chất trên, nên theo dõi kali huyết thường xuyên.
Đái tháo đường
Cần theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh trong tháng đầu dùng thuốc ức chế ACE ở người đái tháo đường đang điều trị bằng insulin hoặc các thuốc điều trị đái tháo
đường đường uống.
Phản ứng quá mẫn/ phù mạch
Phù mạch ở mặt, tay chân, môi, lưỡi, thanh môn, thanh quản đã được ghi nhận (Ít gặp) ở người bệnh điều trị với thuốc ức chế ACE bạo gồm lisinopril. Tác dụng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị. Trong trường hợp này, cẩn ngưng dùng lisinopril ngay lập tức và tiến hành điều trị, theo dõi thích hợp để đảm bảo rằng các triệu chứng được giải quyết hoàn toàn trước khi xuất viện, trong trường hợp sưng phù chỉ khu trú ở lưỡi, không gây suy hô hấp, người bệnh vẫn cần được tiếp tục quan sát vì việc điều trị bằng thuốc kháng histamin và corticoid có thể không đáp ứng đủ.
Giải mẫn cảm
Người bệnh đúng thuốc ức chế ACE trong quá trình điều trị giải mẫn cảm (ví dụ như nọc của loài hymenoptera) đã có những phản ứng phân vệ kéo dài. Cũng ở những người bệnh này, khi ngưng dùng thuốc ức chế ACE, các phản ứng này không xảy ra nữa nhưng lại xuất hiện lại khi vô tình dùng thuốc trở lại.
Giảm bạch cầu trung tính/mất bạch cầu hạt
Giảm bạch cầu trung tính/mất bạch cầu hạt, giảm lượng tiểu cầu và thiếu máu đã được ghi nhận đã được ghi nhận ở người bệnh dùng thuốc ức chế ACE. Hiếm khi xảy ra giảm bạch cầu trung tính ở người bệnh có chức năng thận bình thường và không có biến chứng. Triệu chứng giảm bạch cầu trung tính và mắt bạch cầu hạt có thể hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc ức chế ACE. Thận trọng khi dùng lisinopril ở người bệnh có bệnh lý collagen mạch máu, đang đúng thuốc ức chế miễn dịch, allopurinol hoặc procainamid, đặc biệt là ở người bệnh có suy giảm chức năng thận trước đó, có thể gây nhiễm trùng nặng không đáp ứng với điều trị kháng sinh tích cực. Khi dùng lisinopril ở những người bệnh này, phải theo đôi định kỳ số lượng bạch cầu và phải yêu cầu người bệnh thông báo ngay nếu có bắt kỹ dấu hiệu nhiễm khuẩn nào.
Chủng tộc
Thuốc ức chế ACE gây phù mạch ở người da đen với tỷ lệ, cao hơn ở người có màu da khác.
Như các thuốc ức chế ACE khác, tác động lên huyết áp ở người da đen ít hiệu quả hơn ở người có màu da khác, có thể là do tỷ lệ người da đen tăng huyết áp có renin thấp khá cao.
Ho
Ho đã được ghi nhận khi sử dụng thuốc ức chế ACE. Điển hình là ho khan, dai dẳng và tự hết khi ngưng thuốc. Ho do thuốc ức chế ACE cần phải được xem xét khi chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây ho.
Lithi
Không khuyến cáo kết hợp lisinopril và lithi.
Phản ứng doping
Hydroclorothiazid có thể cho kết quả dương tính với phản ứng doping.
9. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Trường hợp có thai
Lisinopril
Không nên dùng lisinopril trong ba tháng đầu thai kỳ. Chống chỉ định lisinopril trọng ba tháng giữa và cuối thai kỳ.
Bằng chứng dịch tễ học liên quan đến nguy cơ gây quái thai sau khi tiếp xúc với thuốc ức chế ACE trong ba tháng đầu thai kỳ chưa được kết luận, tuy nhiên vẫn có nguy cơ nhỏ. Người bệnh có kế hoạch có thai nên được chuyển sang điều trị bằng thuốc khác an toàn hơn trừ khí phải bắt buộc dùng thuốc ức chế ACE. Khi phát hiện có thai, phải ngưng thuốc ức chế ACE ngay lập tức và có thể thay bằng thuốc khác.
Dùng thuốc ức chế ACE trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ gây độc trên bào thai người (giảm chức năng thận, thiếu ối, chậm cốt hóa xương sọ) và độc tính trên trẻ sơ sinh (suy thận, hạ huyết áp, tăng kali huyết). Nếu xảy ra trường hợp dùng lisinopril trong 3 tháng giữa của thai kỳ, nên siêu âm kiểm tra chức năng thận và hộp sọ của thai nhỉ. Trẻ sơ sinh có mẹ dùng lisinopril phái được theo dõi chặt chẽ để phòng hạ huyết áp.
Hydroclorothiazid
Kinh nghiệm sử dụng hydroclorothiazid ở phụ nữ có thai còn hạn chế, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Nghiên cứu trên động vật cũng không đầy đủ.
Hydroclorothiazid qua được nhau thai. Dựa trên cơ chế tác dụng của hydroclorothiazid, việc dùng hydroclorothiazid trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến tưới máu nhau-bảo thai và có thể gây vàng da, rối loạn cân bằng điện giải và giảm tiểu cầu. Không nên dùng hydroclorothiazid ở phụ nữ có thai bị phù, tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật do nguy cơ giảm thể tích huyết tương và giảm tưới máu nhau thai.
Không nên dùng hydroclorothiazid ở phụ nữ có thai tăng huyết áp vô căn trừ khí không có thuốc nào thay thế được.
Trường hợp cho con bú
Chưa có thông tin về việc dùng Lisinopril/hydroclorothiazid cho phụ nữ cho con bú.
Hydroclorothiazid có tiết vào sữa mẹ. Liều cao thiazid gây lợi tiểu mạnh, ức chế tiết sữa. Không khuyến cáo dùng lisinopril/ hydroclorothiazid cho phụ nữ cho con bú, đặc biệt là trẻ sinh non và trẻ sơ sinh, nên đông thuốc khác an toàn hơn. Nếu bắt buộc phải dùng, nên dùng liều thấp nhất có thể.
10. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Như các thuốc điều trị tăng huyết áp khác, UmenoHCT cũng có thể ảnh hưởng nhẹ đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị hoặc khi thay đổi liều, khi uống rượu. Tuy nhiên, các ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào đáp ứng của mỗi người. Choáng váng và mệt mới có thể xảy ra khi lái xe và vận hành máy móc.
11. Bảo quản
Bảo quản thuốc UmenoHCT 10/12,5 ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc UmenoHCT 10/12,5 quá hạn ghi trên bao bì.
12. Mua thuốc UmenoHCT 10/12,5 ở đâu?
Hiện nay, UmenoHCT 10/12,5 là thuốc kê đơn/không kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc UmenoHCT 10/12,5 có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
13.Giá bán
Giá bán thuốc UmenoHCT 10/12,5 trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng đ/hộp. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”