Agimstan 40mg được chỉ định điều trị tăng huyết áp có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác.
1. Thuốc Agimstan là thuốc gì?
Thuốc Agimstan có hoạt chất là telmisartan 40mg chủ yếu ngăn cản gắn angiotensin II vào thụ thể AT ở cơ trơn mạch máu và tuyến thượng thận, gây giãn mạch và giảm tác dụng của aldosteron. Ở người tăng huyết áp, Agimstan làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương mà không thay đổi tần số tim.
2. Thành phần thuốc Agimstan
Thành phần hoạt chất: Telmisartan 40mg
Tá dược: Mannitol, Natri hydroxid, Povidon K30, Natri starch glycolat, Microcystallin cellulose 101, Magnesi stearat.
3. Dạng bào chế Agimstan
Viên nén hình oval màu trắng, một mặt trơn, một mặt có vạch ngang, đường kính 6,5mm x 12,5 mm.
4. Chỉ định Agimstan
Điều trị tăng huyết áp: Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác. Được dùng để thay thế các thuốc ức chế ACE trong điều trị suy tim hoặc bệnh thận do đái tháo đường.
5. Liều dùng Agimstan
Điều trị tăng huyết áp: Khi bắt đầu điều trị bằng một thuốc, thường chỉnh liều sau 1 tháng (hoặc ngăn hơn ở các bệnh nhân có nguy cơ cao như tăng huyết áp độ 2). Khi không kiểm soát được huyết áp ở liều ban đầu cần đến nhiều tháng để có thể kiểm soát được huyết áp đồng thời tránh tác dụng phụ của thuốc.
- Đơn trị liệu: Người lớn: 40 mg/ lần /ngày. Nếu cần, sau mỗi 4 tuần có thể tăng tới tối đa 80 mg/ lần/ ngày.
- Phối hợp: Ở các bệnh nhân không đáp ứng với đơn trị liệu telmisartan, có thể kết hợp với thuốc lợi tiểu loại thiazid như hydroclorothiazid, khi đó nên dùng dạng chế phẩm kết hợp 2 hoạt chất này.
- Suy thận: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình. Không dùng chế phẩm này cho bệnh nhân suy thận nặng (do liều khởi đầu ở đối tượng này là 20 mg).
- Suy gan: Nếu suy gan nhẹ hoặc vừa hoặc bệnh nhân tắc mật, liều hàng ngày không được vượt quá 40mg/lần/ngày đơn trị liệu.
- Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.
- Trẻ em dưới 18 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả chưa xác định được.
6. Chống chỉ định Agimstan
Quá mẫn với các thành phần của thuốc Agimstan 40mg.
Phụ nữ mang thai, người cho con bú.
Suy thận nặng, suy thận có nồng độ creatinin huyết > 250 micromol/lít hoặc kali huyết > 5mmol/ lít hoặc Cl < 30 ml/phút.
Suy gan nặng, tắc mật.
Chống chỉ định sử dụng đồng thời telmisartan với các sản phẩm có chứa aliskiren ở những bệnh nhân bị đái tháo đường hoặc suy thận (GFR < 60 ml/ phút/ 1,73 m2).
7. Tác dụng phụ Agimstan 40mg
ADR thường nhẹ và thoáng qua, hiếm khi phải ngừng thuốc.
Ít gặp: 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, hạ huyết áp quá mức, chóng mặt đặc biệt trên các bệnh nhân mắc dịch (như bệnh nhân đang dùng liều cao thuốc lợi tiểu), phù chân tay, phù mạch, tiết nhiều mô hôi, nhìn mờ
Thần kinh trung ương: Tình trạng kích động, lo lắng, chóng mặt.
Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, đau bụng, trào ngược acid, khó tiêu, đây hơi, chán ăn, ỉa chảy. Tiết niệu: Giảm chức năng thận, tăng creatinin và urê huyết, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Hô hấp: Viêm họng, viêm xoang, nhiễm khuẩn, đường hô hấp trên, có các triệu chứng giống cúm (ho, sung huyệt hoặc đau tai, sôt, sung huyết mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng). Xương - khớp: Đau lưng, đau và co thắt cơ. Có các triệu chứng giống viêm gân.
Chuyền hóa: Tăng kali huyết.
Hiếm gặp: ADR < 1/1000
Toàn thân: Phù mạch. Mắt: Rối loạn thị giác. Tim mạch:Nhip tim nhanh, giảm huyết áp quá mức hoặc ngất (thường gặp ở người bị giảm thể tích máu hoặc giảm muối, điều trị bằng thuốc lợi tiểu, đặc biệt trong tư thế đứng).
Tiêu hóa: Chảy máu dạ dày- ruột.
Da: Ban da, mày đay, ngứa.
Gan: Tăng enzyme gan.
Máu: Giảm hemoglobin, giảm bạch cầu trung tính.
Chuyển hóa: Tăng acid uric huyết, tăng cholesterol huyết
Rất hiếm gặp: ADR < 1/10.000
Hô hấp: Bệnh phổi kẽ (đã được ghi nhận sau khi tiếp thị liên quan đến thời gian dùng telmisartan, tuy nhiên chưa thể xác định nguyên nhân có phải do telmisartan hay không).
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Chưa đủ số liệu đánh giá độ an toàn và hiệu lực khi dùng đồng thời agimstan với các thuốc ức chế ACE hoặc các thuốc chẹn beta--adrenergic. Agimstan có thể làm tăng tác dụng giảm huyết áp của các thuốc này. Không được dùng phối hợp aliskiren với agimstan ở bệnh nhân đái tháo đường (Clc; < 60 ml/phút).
Sử dụng agimstan cùng với các thuốc NSAID, nhất là COX-2 có thể gây rối loạn hoặc suy chức năng thận, nếu cần theo dõi chức năng thận ở những bệnh nhân này.
Các thuốc ức chế hoặc cảm ứng cytochrom Pxs (CYP). Gần như không có tương tác về dược động học. Agimstan không chuyển hóa qua cytochrom Pxs. Telmisartan không gây ức chế các 1 số enzym CYP ngoại trừ CYP2C19.
Digoxin: Dùng đồng thời với agimstan làm tăng nồng độ của digoxin trong huyết thanh, do phải theo dõi nồng độ của digoxin trong máu khi bắt đầu điều trị, điều chỉnh và ngừng agimstan để tránh khả năng quá liều digoxin.
Warfarin: Dùng đồng thời với agimstan trong 10 ngày làm giảm nhẹ nồng độ warfarin trong, máu nhưng không làm thay đổi INR.
Các thuốc lợi tiểu: Làm tăng tác dụng hạ huyết áp của agimstan. Các thuốc lợi tiểu giữ kali: Chế độ bổ sung nhiều kali hoặc dùng cùng các thuốc gây tăng kali huyết khác có thể làm tăng thêm tác dụng tăng kali huyết của agimstan.
Acetaminophen, amlodipin, glyburid, ibuprofen, simvastatin: Gần như không có tương tác về dược động học.
Corticosteroid (đường toàn thân): Giảm tác dụng hạ huyết áp.
9. Thận trọng khi sử dụng Agimstan 40mg
Theo dõi nồng độ kali huyết, đặc biệt ở người cao tuổi và người suy thận. Giảm liều khởi đầu ở những người bệnh này. Người hẹp van động mạch chủ hoặc van hai lá. Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Suy tim sung huyết nặng (có thể nhạy cảm đặc biệt với thay đổi trong hệ renin - angiotensin - aldosteron, đi kèm với giảm tiểu, tăng urê huyết, suy thận cấp có thể gây chết). Mất nước (giảm thể tích và natri huyết do nôn, ỉa lỏng, dùng thuốc lợi niệu kéo dài, thẩm tách, chế độ ăn hạn chế muối) làm tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức. Phải điều chỉnh rối loạn này trước khi dùng agimstan hoặc giảm liều thuốc và theo dõi chặt chẽ khi bắt đầu điều trị. Không chống chỉ định tăng liều telmisartan khi có hạ huyết áp thoáng qua, nhưng phải theo dõi chặt chẽ liệu pháp điều trị sau khi huyết áp đã ổn định (như tăng thể tích dịch). Loét dạ dày - tá tràng tiến triển hoặc bệnh dạ dày - ruột khác (tăng nguy cơ chảy máu dạ dày - ruột). Suy gan mức độ nhẹ và trung bình. Thận trọng ở bệnh nhân bị tắc mật do thuốc được bài tiết qua mật và giảm độ thanh thải qua gan. Hẹp động mạch thận.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Thận trọng, không nên dùng agimstan trong 3 tháng đầu mang thai. Nếu có ý định mang thai, nên thay thế thuốc khác trước khi có thai. Chống chỉ định dùng agimstan từ sau tháng thứ 3 của thai kỳ vì thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thống renin — angiotensin, có thể gây tổn hại cho thai: Hạ huyết áp, suy thận có hồi phục hoặc không hồi phục, vô niệu, giảm sản xương sọ ở trẻ sơ sinh, gây chết thai hoặc trẻ sơ sinh. Ít nước ối ở người mẹ (có thể do giảm chức năng thận của thai) kết hợp với co cứng chi, biến dạng sọ mặt và phối giảm sản đã được thông báo. Khi phát hiện có thai, phải ngừng agimstan càng sớm càng tốt.
Thời kỳ cho con bú: Chống chỉ định dùng agimstan trong thời kỳ cho con bú vì không biết agimstan có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Để đảm bảo an toàn cho trẻ bú mẹ, phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
11. Ảnh hưởng của thuốc Agimstan lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thận trọng khi lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm các việc tập trung khác: Có thể gây nguy hiểm vì chóng mặt, choáng váng do hạ huyết áp.
12. Quá liều Agimstan
Số liệu liên quan đến quá liều ở người còn hạn chế.
Triệu chứng: Nhịp tim chậm (do kích thích phó giao cảm) hoặc nhịp tim nhanh, chóng mặt, choáng váng, hạ huyết áp quá mức.
Xứ trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
13. Bảo quản Agimstan
Bảo quản thuốc Agimstan ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Agimstan quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Agimstan ở đâu?
Hiện nay, Agimstan là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán Agimstan
Giá bán thuốc Agimstan trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”