1. Thuốc AtiSalbu là thuốc gì?
AtiSalbu với thành phần chính là Salbutamol là thuốc điều trị các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp như hen phế quản, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm tiểu phế quản, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Salbutamol là chất có tác dụng giãn phế quản, giúp làm giảm co thắt cơ trơn đường thở, từ đó cải thiện triệu chứng khó thở, thở khò khè.
2. Thành phần thuốc AtiSalbu
Thành phần cho 5 ml:
Hoạt chất: Salbutamol 2mg (Dưới dạng salbutamol sulfate).
Tá dược: Sucrose, Sorbitol 70%, Natri citrat, Acid citric, Sucralose, Natri benzoat, Màu erythrosin, hương dâu, nước tinh khiết vừa đủ 5ml.
3. Dạng bào chế
Siro uống trực tiếp.
4. Chỉ định
Thuốc AtiSalbu được chỉ định:
- Điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.
- Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.
5. Liều dùng
Cách dùng:
AtiSalbu dùng đường uống.
Liều dùng:
Đối với quy cách ống
Theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, liều trung bình:
Người lớn: Uống 1 - 2 ống mỗi lần, ngày 3 - 4 lần,
Trẻ em từ 12 - 18 tuổi: Uống 1 - 2 ống mỗi lần, ngày 3 - 4 lần.
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Uống 1 ống mỗi lần. ngày 3 – 4 lần.
Trẻ em từ 2 - 6 tuổi: Uống 1/2 - 1 ống mỗi lần, ngày 3 - 4 lần.
Trẻ em từ 1 tháng - dưới 2 tuổi: 1/2 ống mỗi lần, ngày 2 – 3 lần.
Với người cao tuổi rất nhạy cảm với thuốc kích thích bia 2 nên bắt đầu với liều 1 ống mỗi lần, ngày 3 - 4 lần.
Để phòng cơn hen do gắng sức:
Trẻ em: 1 ống, uống trước khi vận động 2 giờ.
Người lớn: 2 ống, uống trước khi vận động 2 giờ.
6. Chống chỉ định
- Quá mẫn với salbutamol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc AtiSalbu.
- Nhồi máu cơ tim cấp, đau thắt ngực không ổn định, suy mạch vành cấp tính, chứng tim bẩm sinh hay mắc phải.
- Cường tuyến giáp.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
7. Tác dụng phụ
Khi sử dụng AtiSalbu thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Thường gặp:
Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Run đầu ngón tay.
Hiếm gặp:
Co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng.
Hạ kali huyết.
Chuột rút.
Dễ bị kích thích, nhức đầu.
Phù, nổi mày đay, hạ huyết áp, trụy mạch.
Salbutamol dùng theo đường uống có thể dễ gây run cơ, chủ yếu ở các đầu chi, hồi hộp, nhịp xoang nhanh. Tác dụng này ít thấy ở trẻ em. Dùng liều cao có thể gây nhịp tim nhanh. Người ta cũng đã thấy có các rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn).
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
- Tránh sử dụng thuốc AtiSalbu với các thuốc chủ vận beta không chọn lọc.
- Không dùng kết hợp với các thuốc chẹn beta.
- Thận trọng với người bệnh sử dụng thuốc đái tháo đường.
- Ngưng dùng thuốc khi gây mê bằng halothan.
- Sử dụng đồng thời với dẫn xuất xanthin, thuốc lợi tiểu và steroid gây giảm kali huyết.
9. Thận trọng khi sử dụng
- Bệnh nhân bị đau thắt ngực, nhịp tim nhanh nặng hoặc nhiễm độc giáp.
- Bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt.
- Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
- Phụ nữ mang thai.
- Bệnh nhân đái tháo đường.
- Bệnh nhân bị suyễn nặng hoặc không ổn định.
- Bệnh nhân đang dùng salbutamol.
Đối tượng đặc biệt:
- Trong thời gian dùng thuốc không nên lái xe và vận hành máy móc.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Salbutamol chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu cần thiết và được quyết định bởi các bác sĩ. Salbutamol chỉ nên được sử dụng trong quá trình mang thai nếu các lợi ích dự kiến cho thai phụ lớn hơn so với bất kỳ rủi ro cho thai nhi.
- Salbutamol có thẻ được tiết vào sữa mẹ nhưng chưa biết có tác dụng có hại trên trẻ sơ sinh hay không. Salbutamol chỉ nên được sử dụng trên phụ nữ cho con bú nếu các lợi ích dự kiến cho mẹ lớn hơn so với rủi ro trên trẻ sơ sinh. Nên ngừng cho con bú trong thời gian sử dụng thuốc AtiSalbu.
11. Ảnh hưởng của thuốc AtiSalbu lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì thuốc AtiSalbu có thể gây buồn ngủ, ngủ gà.
12. Quá liều
Quá liều thuốc AtiSalbu có thể gây khó chịu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn, run các đầu chi, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, biến đổi huyết áp, co giật, có thể hạ kali huyết.
Cách xử trí:
Ngộ độc nặng: Ngừng salbutamol ngay. Rửa dạ dày, điều trị triệu chứng. Cho thuốc chẹn bêta (ví dụ metoprolol tartrate) nếu thấy cần thiết và phải thận trọng vì có nguy cơ co thắt phế quản. Việc xử trí phải được tiến hành trong bệnh viện.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc AtiSalbu ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc AtiSalbu quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc AtiSalbu ở đâu?
Hiện nay, AtiSalbu là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc AtiSalbu trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”