Catoprine điều trị duy trì bệnh bạch cầu cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp và bệnh bạch cầu tủy bào cấp.
1. Thuốc Catoprin là thuốc gì?
Thành phần có trong thuốc Catoprine đó là Mercaptopurin là một trong những chất tương tự purin có tác dụng ngăn cản sinh tổng hợp acid nucleic. Mercaptopurin cạnh tranh với hypoxanthin và guanin về enzym hypoxathin-guanin phosphoribosyltransferase (HGPR Tase) và bản thân thuốc được chuyển hóa trong tế bào thành một ribonuclcotid, có chức năng đối kháng purin. Cuối cùng, tổng hợp RNA và DNA bị ức chế, Mercaptopurin cũng là một thuốc giảm miễn dịch mạnh, ức chế mạnh đáp ứng miễn dịch ban đầu, ức chế chọn lọc miễn dịch thể dịch; cũng có một ít tác dụng ức chế đáp ứng miễn dịch tế bào. Hiện nay, mercaptopurin và dẫn chất của nó, azathioprin, là những thuốc quan trọng nhất và có hiệu lực lâm sàng nhất trong nhóm thuốc tương tự purin.
2. Thành phần thuốc Catoprin
Hoạt chất: Mercaptopurin …………….. 50mg
Tá dược: Tinh bột ngô, lactose monohydrat, carboxymethylcellulose calcium, hydroxypropyl cellulose, light anhydrous silicic acid, magnesi stearat.
3. Dạng bào chế
Thuốc Catoprine được bào chế dưới dạng viên nén, hình dạng viên tròn, màu vàng nhạt đến vàng.
4. Chỉ định
Thuốc Catoprine được chỉ định trong điều trị duy trì bệnh bạch cầu cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp và bệnh bạch cầu tủy bào cấp. Ngoài ra Catoprine cũng được chỉ định trong điều trị bệnh bạch cầu hạt mạn tính.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Cách dùng:
- Uống trước hoặc sau khi ăn
- Không được nhai hay bẻ viên mà nên nuốt nguyên viên với nước lọc
- Không nên tự ý tăng giảm liều mà cần theo sự chỉ định của bác sĩ
Liều dùng:
Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em là 2,5 mg/kg thể trọng/ngày. Nhưng liều dùng và thời gian dùng thuốc còn phụ thuộc vào bản chất và liều lượng của các thuốc gây độc tế bào khác được chỉ định dùng chung với Catoprine (mercaptopurin).
Cần thận trọng điều chỉnh liều dùng Catoprine cho phù hợp với từng bệnh nhân. Thuốc Catoprine đã được sử dụng trong nhiều phác đồ điều trị kết hợp khác nhau trên bệnh bạch cầu cấp; nên tham khảo chi tiết tài liệu khi điều trị bệnh. Cần cân nhắc giảm liều ở các bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc thận.
6. Chống chỉ định
- Không được dùng thuốc Catoprine trừ khi đã chẩn đoán chắc chắn là người bệnh bị bệnh bạch cầu lympho cấp hoặc bệnh bạch cầu tủy bào mạn kháng busulfan và bác sĩ điều trị phải là người có kinh nghiệm trong việc đánh giá đáp ứng đối với hóa trị liệu.
- Mẫn cảm đối với mercaptopurin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Catoprine.
- Bệnh nhân trước đó đã kháng mercaptopurin hoặc thioguanin.
- Chống chỉ định dùng thuốc Catoprine với bệnh gan nặng, suy tủy xương nặng.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc Catoprin
- Tác dụng không mong muốn chính của Catoprine là suy tủy xương (dẫn đến giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu) và gây độc tính đối với gan. Độc tính gan có thể xảy ra bất kể liều dùng nhưng với tần suất cao hơn khi sử dụng thuốc vượt quá liều khuyến cáo 2,5 mg/kg cân nặng/ngày. Ở người, đã ghi nhận thuốc gây hoại tử gan và ứ mật.
- Thỉnh thoảng có gây chán ăn, buồn nôn, nôn mửa và loét miệng và hiếm khi ghi nhận loét đường tiêu hóa khi sử dụng Catoprine.
- Các biến chứng hiếm gặp là sốt do thuốc và phát ban da.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc
8. Tương tác thuốc
- Allopurinol: Với liều 300-600mg mỗi ngày, allopurinol ức chế sự oxy hóa của mercaptopurin bởi xanthinoxydase, do đó làm tăng khả năng gây độc của mercaptopurin, đặc biệt gây suy tủy. Nếu dùng allopurinol và mercaptopurin đồng thời, phải giảm liều mercaptopurin xuống 25-33% so với liều thường dùng và hiệu chỉnh liều dùng sau đó tùy theo đáp ứng của người bệnh và tác dụng độc hại.
- Thuốc gây độc hại gan: Vì có thể tăng nguy cơ gây độc hại gan, cần hết sức thận trọng và theo dõi chặt chẽ chức năng gan ở người bệnh dùng đồng thời thuốc Catoprine và những thuốc gây độc hại gan khác. Người ta đã thấy một tỷ lệ nhiễm độc gan cao ở người bệnh dùng mercaptopurin và doxorubicin, thuốc này vốn không được coi là độc hại đối với gan.
- Thuốc khác: Đã thấy mercaptopurin vừa làm tăng vừa làm giảm hoạt tính chống đông của warfarin.
9. Thận trọng khi dùng thuốc Catoprine
- Chỉ dùng thuốc Catoprine dưới sự chỉ định của các bác sĩ có kinh nghiệm trong việc sử dụng các thuốc gây độc tế bào.
- Thuốc Catoprine gây suy tủy nặng, do vậy cần kiểm tra công thức máu mỗi ngày trong giai đoạn bắt đầu điều trị. Cần giám sát kỹ người bệnh trong quá trình điều trị. Điều trị bằng thuốc Catoprine gây suy tủy xương dẫn đến giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Số lượng bạch cầu và tiểu cầu vẫn tiếp tục giảm sau khi ngừng trị liệu, do đó khi có dấu hiệu đầu tiên giảm lượng lớn bất thường trong công thức máu, cần lập tức ngừng trị liệu. Suy tủy xương có thể hồi phục được nếu sớm ngừng sử dụng thuốc Catoprine đúng lúc. Trong giai đoạn bắt đầu điều trị bệnh bạch cầu tủy bào cấp, thông thường bệnh nhân phải trải qua giai đoạn bất sản tủy xương tương đối và cần thiết phải có các phương tiện hỗ trợ thích hợp.
- Thuốc Catoprine gây độc gan và nên tiến hành xét nghiệm chức năng gan mỗi tuần trong quá trình trị liệu. Có thể xét nghiệm chức năng gan thường xuyên hơn đối với các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh gan hay đang trị liệu bằng thuốc có khả năng gây độc gan. Cần hướng dẫn người bệnh lập tức ngừng sử dụng Catoprine khi có dấu hiệu vàng da.
- Sự tiêu tế bào xảy ra nhanh vào lúc khởi đầu điều trị có thể dẫn đến tăng uric huyết và/hoặc tăng uric niệu, với nguy cơ bệnh lý thận do acid uric, vì vậy cần kiểm tra nồng độ acid uric trong máu và trong nước tiểu.
- Giống như các thuốc chống chuyển hóa khác, thuốc Catoprine đã được ghi nhận là có khả năng gây tổn hại hệ nhiễm sắc thể và gây đột biến ở chuột và người.
- Do tác động của thuốc trên DNA tế bào, 6-mercaptopurin có khả năng gây ung thư và nên cân nhắc nguy cơ gây bệnh ung thư trên lý thuyết trong quá trình trị liệu.
Lưu Ý: khi sử dụng thuốc Catoprine nên cẩn thận tránh hít phải thuốc hay làm nhiễm thuốc vào tay khi cầm thuốc hay chia đôi viên thuốc.
10. Sử dụng thuốc Catoprine cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
Thuốc Catoprine có thể gây hại cho thai khi dùng cho người mang thai. Phụ nữ dùng Catoprine trong 3 tháng đầu thai kỳ có tỷ lệ sảy thai cao hơn. Chỉ nên dùng mercaptopurin trong thời kỳ mang thai nếu biết chắc chắn là lợi ích sẽ hơn hẳn nguy cơ có thể xảy ra đối với thai và phải thận trọng đặc biệt khi dùng mercaptopurin trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mercaptopurin được dùng trong thai kỳ hoặc nếu người bệnh có thai trong khi uống thuốc, phải báo cho người bệnh biết về mối nguy hại có thể xảy ra đối với thai. Phải báo cho phụ nữ có khả năng mang thai áp dụng biện pháp tránh thai hữu hiệu.
Phụ nữ cho con bú:
Người ta chưa biết thuốc Catoprine có vào sữa người hay không. Vì nhiều thuốc bài tiết vào sữa người và vì mercaptopurin có thể gây những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng cho trẻ nhỏ bú mẹ. Cần xem xét quyết định nên ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
11. Quá liều
Dấu hiệu và triệu chứng quá liều có thể xảy ra ngay như chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy; hoặc chậm như suy tủy, rối loạn chức năng gan và viêm dạ dày-ruột. Không có thuốc giải độc mercaptopurin. Thẩm tách không loại bỏ được mercaptopurin ra khỏi cơ thể. Khi xảy ra quá liều cần ngừng ngay thuốc, có thể gây nôn ngay, điều trị triệu chứng, nếu cần có thể truyền máu.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Catoprine ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Catoprine ở đâu?
Thuốc Catoprine có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Catoprine trên thị trường hiện nay khoảng 280.000 - 350.000/hộp. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”