Dorithricin Throat Lozenges điều trị các triệu chứng nhiễm khuẩn miệng-họng như đau họng khó nuốt.
1. Thuốc Dorithricin Throat Lozenges là thuốc gì?
Thuốc Dorithricin Throat Lozenges là kháng sinh tại chỗ là một hỗn hợp peptid gồm 80% tyrocidin và 20% gramicidin. Viên ngậm Dorithricin giúp điều trị kháng khuẩn tại chỗ trong các trường hợp viêm miệng và viêm họng vì các hoạt chất xâm nhập vào các tổ chức viêm ở niêm mạc và lưu lại ở đó trong một thời gian dài. Thuốc làm giảm đau nhanh do tác dụng gây tê bề mặt của benzocain. Dorithricin được dung nạp tốt , giúp phục hồi niêm mạc và làm lành vết thương chóng lành.
2. Thành phần thuốc Dorithricin Throat Lozenges
Mỗi viên ngậm chứa:
- Hoạt chất:
Tyrothricin……………….0,5mg
Benzalkonium clorid……1,0mg
Benzocain……………….1,5mg
- Tá dược: Povidon K25; Sodium saccarin 2H2O; tinh dầu bạc hà; Sorbitol; Talc; Sucrose stearat typ III; Carmelose sodium
Bệnh nhân tiểu đường lưu ý: mỗi viên thuốc có chứa Sorbitol……………………870,7mg
3. Dạng bào chế
Viên nén ngậm. Viên nén hai mặt phẳng, tròn, một mặt nhẵn và một mặt có khắc chữ “ Dorithricin”
4. Chỉ định
Điều trị các triệu chứng nhiễm khuẩn miệng-họng như đau họng khó nuốt.
5. Cách dùng & Liều lượng
Cách dùng:
Ngậm để viên thuốc tan từ từ trong miệng
Liều dùng:
Ngậm 1-2 viên /lần, có thể dùng nhiều lần trong ngày, các lần cách nhau 2-3 giờ.
Cần tiếp tục điều trị thêm 1 ngày nữa sau khi đã hết các triệu chứng.
6. Chống chỉ định
Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
Không ngậm viên thuốc nếu có vết thương mới khá rộng trong miệng hoặc họng
Bệnh nhân bị chứng di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose không dùng thuốc này.
7. Tác dụng phụ
Tần suất xảy ra tác dụng phụ được phân loại như sau:
Rất phổ biến (21/10) Phổ biến (≥ 1/100 đến < 1/10).
Không phổ biến (≥ 21/1,000 đến < 1/100).
Hiếm gặp (≥ 21/10,000 đến < 1/1,000).
Rất hiếm gặp (<1/10,000)
Không thể ước tính được tần suất dựa vào các dữ liệu hiện có.
Hiếm gặp:
Phản ứng dị ứng (da), cụ thể là với ester của acid para-aminobenzoic ( benzocain), đã được báo cáo trong một vài trường hợp hiếm gặp. Một số trường hợp bị methemoglobin huyết đã xảy ra khi dùng benzocain tại chỗ, nhất là ở trẻ em hoặc khi tiếp xúc với vết thương hở khá rộng.
Không thể ước tính được tần suất dựa vào các dữ liệu hiện có:
Ở những bệnh nhân mẫn cảm ,có thể xảy ra mẫn cảm với các chất có nhóm para ( ví dụ các penicillin, sulphonamide, mỹ phẩm chống nắng, acid p-aminosalicylic)
Phản ứng quá mẫn ( bao gồm cả khó thở) có thể xảy ra ở những bệnh nhân mẫn cảm với tinh dầu bạc hà
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Hiện chưa có tương tác nào được biết đến
9. Thận trọng khi sử dụng
Đối với tất cả các trường hợp bệnh nhân viêm amidan có mủ kèm theo sốt, bác sĩ nên quyết định ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị cơ bản cần thiết như kháng sinh toàn thân, có cho bệnh nhân dùng viên ngậm Dorithricin hay không.
Bệnh nhân bị viêm họng nặng hoặc đau họng kèm sốt cao, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn không nên sử dụng viên ngậm Dorithricin quá 2 ngày mà không có tư vấn của nhân viên y tế.
Những bệnh nhân có khuynh hướng dễ bị dị ứng da ( ví dụ chàm tiếp xúc dị ứng) có nguy cơ bị mẫn cảm với thuốc.
Bệnh nhân bị tiểu đường:
Lượng sorbitol thay thế đường trong một viên ngậm Dorithricin tương đương với khoảng 0,07 BU
Dùng thuốc cho trẻ em:
Vì không đảm bảo được trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biết sử dụng thuốc đúng cách ( cách ngậm thuốc), viên ngậm Dorithricin không thích hợp cho các lứa tuổi này. Chỉ dùng viên ngậm cho trẻ em nếu biết cách ngậm thuốc đúng.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Hiện chưa có dữ liệu về sử dụng Dorithricin trên phụ nữ có thai. Đối với hoạt chất benzalkonium clorid, các nghiên cứu trên chuột cho thấy một vài độc tính về sinh sản, nhưng chỉ khi sử dụng với liều cực kỳ cao (50 - 200 mg/kg cân nặng). Do việc sử dụng điều rất cao và đường dùng đặc biệt trong nghiên cứu này, nên không có bằng chứng cho thấy những phát hiện này có bất kỳ sự liên quan lâm sàng nào khi sử dụng Dorithricin trên người. Đối với tyrothricin và benzocain, các nghiên cứu trên động vật về độc tính sinh sản là không đầy đủ.
Dự đoán rằng không có ảnh hưởng nào tới trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ bú sữa mẹ vì mức hấp thụ toàn thân của phụ nữ cho con bú đối với tyrothricin, benzalkonium clorid và benzocain là không đáng kể.
Không rõ tyrothricin, benzalkonium clorid hoặc benzocain có được tiết vào sữa mẹ hay không, nhưng ở liều điều trị của Dorithricin, dự đoán rằng không có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ bú sữa mẹ.
Cho đến nay, các nghiên cứu trên phụ nữ có thai hoặc cho con bú chưa đầy đủ, vì những khuyến cáo chung, chỉ nên sử dụng Dorithricin cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú khi được bác sĩ tư vấn và cân nhắc nếu lợi ích mang lại vượt trội nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Viên ngậm Dorithricin Throat Lozenges không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
12. Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh đánh sáng, để nơi mát.
Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Dorithricin Throat Lozenges ở đâu?
Hiện nay, thuốc Dorithricin Throat Lozenges là thuốc bán theo đơn, bạn cần nói rõ các triệu chứng để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ.Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc Dorithricin Throat Lozenges có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Dorithricin Throat Lozenges trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 2.500 VNĐ/viên tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”