Fexostad 60 chỉ định điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em ≥6 tuổi.
1. Thuốc Fexostad 60 là thuốc gì?
Fexofenadine là thuốc kháng histamin thế hệ 2, có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên. Hai dạng đồng phân đối quang của fexofenadine hydrochloride có tác động kháng histamin gần như tương đương nhau.
Thuốc Fexostad 60 được chỉ định điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em ≥6 tuổi.
2. Thành phần thuốc Fexostad 60
Thành phần:
Fexofenadine ………. HCl 60mg
Tá dược: Microcrystalline cellulose, pregelatinised starch, croscarmellose sodium, colloidal anhydrous silica, magnesium stearate, hypromellose 6 cps, macrogol 6000, talc, titanium dioxide, yellow ferric oxide, red ferric oxide.
3. Dạng bào chế
Viên nén bao phim. Viên nén dài, bao phim màu đỏ gạch, một mặt khắc vạch, một mặt trơn. Viên có thể bẻ đôi.
4. Chỉ định
Thuốc Fexostad 60 được chỉ định điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em ≥6 tuổi.
5. Liều dùng
Cách dùng
Fexostad được dùng bằng đường uống.
Fexostad 60: Có thể uống lúc no hoặc đói.
Liều dùng
Viêm mũi dị ứng theo mùa:
Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: 30 mg x 2 lần/ngày.
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.
Mày đay mạn tính vô căn:
Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: 30 mg x 2 lần/ngày.
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.
Dân số đặc biệt:
Người suy gan: Không cần điều chỉnh liều.
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều, ngoại trừ có suy giảm chức năng thận.
Người suy thận:
Độ lọc cầu thận - GFR 20-50 mL/phút: Liều như người bình thường. Dùng thận trọng.
Độ lọc cầu thận - GFR 10-20 mL/phút hoặc <10 mL/phút: Liều như người bình thường. Bắt đầu với liều thấp nhất và tăng liều thận trọng, vì liều cao có thể làm tăng tác dụng an thần ở bệnh nhân suy thận nặng.
6. Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn cảm với fexofenadine hydrochloride hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
7. Tác dụng phụ
Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000), rất hiếm gặp (ADR <1/10.000), chưa rõ tần suất (không thể ước tính từ các dữ liệu có sẵn).
Các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng với giả dược cho thấy tỷ lệ tác dụng không mong muốn ở nhóm bệnh nhân dùng fexofenadine tương tự như ở nhóm người dùng giả dược. Các tác dụng không mong muốn của thuốc không bị ảnh hưởng bởi liều dùng, tuổi, giới tính và chủng tộc của bệnh nhân.
Thường gặp
Hệ thần kinh: Buồn ngủ (1,3-2,2%), mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt.
Tiêu hóa: Buồn nôn, khó tiêu.
Khác: Dễ bị nhiễm siêu vi (cảm, cúm), đau bụng kinh, dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang, đau lưng.
Ít gặp
* Fexostad 60
Toàn thân và tại chỗ dùng thuốc: Mệt mỏi.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
ADR của thuốc thường nhẹ, chỉ 2,2% người bệnh phải ngừng thuốc do ADR của thuốc.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Fexofenadine không chuyển hóa qua gan nên không tương tác với các thuốc được chuyển hóa qua gan.
Erythromycin và ketoconazol làm tăng nồng độ fexofenadine trong huyết tương nhưng không làm thay đổi khoảng QT. Không có sự khác biệt về tác dụng không mong muốn được báo cáo khi các thuốc này được dùng riêng lẻ hoặc phối hợp.
Thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi nếu dùng đồng thời với fexofenadine sẽ làm giảm hấp thu thuốc, vì vậy phải dùng các thuốc này cách nhau khoảng 2 giờ.
Không ghi nhận có tương tác giữa fexofenadine và omeprazole.
Nồng độ fexofenadine có thể bị tăng do verapamil, các chất ức chế p-glycoprotein.
Fexofenadine có thể làm tăng nồng độ cồn, các chất an thần hệ thần kinh trung ương, các chất kháng cholinergic. Tránh dùng fexofenadine với rượu vì làm tăng nguy cơ an thần (ngủ).
Fexofenadine có thể làm giảm nồng độ các chất ức chế acetylcholinesterase (ở thần kinh trung ương), betahistine.
Fexofenadine có thể bị giảm nồng độ bởi các chất ức chế acetylcholinesterase (ở thần kinh trung ương), amphetamine, các chất kháng acid, nước ép quả bưởi, rifampin.
Nước hoa quả (cam, bưởi, táo) có thể làm giảm sinh khả dụng của fexofenadine đến 36%.
9. Thận trọng khi sử dụng
Sự an toàn và hiệu quả của fexofenadine hydrochloride trên trẻ em suy gan hoặc suy thận chưa được thiết lập. Fexofenadine hydrochloride nên được sử dụng thận trọng trên những bệnh nhân này.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch cần thận trọng khi dùng thuốc kháng histamine (bao gồm fexofenadine hydrochloride) vì các tác dụng không mong muốn có thể gặp như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
Fexofenadine không có những ảnh hưởng đáng kể trên chức năng của hệ thần kinh trung ương. Điều này có nghĩa là bệnh nhân có thể lái xe hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tập trung. Tuy nhiên, để phát hiện những người mẫn cảm có phản ứng bất thường với thuốc, nên kiểm tra đáp ứng cá nhân trước khi lái xe hoặc thực hiện các công việc phức tạp.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát về việc dùng fexofenadine hydrochloride ở phụ nữ mang thai. Nghiên cứu trên động vật cho thấy không có sự ảnh hưởng có hại trực tiếp hay gián tiếp đến thai kì, sự phát triển của phôi, thai. Fexofenadine hydrochloride không nên dùng cho phụ nữ mang thai trừ khi thực sự cần thiết.
Phụ nữ cho con bú
Hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát về việc dùng fexofenadine trong thời kỳ cho con bú ở người. Chưa có dữ liệu fexofenadine hydrochloride được tiết qua sữa mẹ. Tuy nhiên, khi dùng terfenadine cho phụ nữ cho con bú, fexofenadine được tìm thấy trong sữa mẹ. Vì vậy, khuyến cáo không dùng fexofenadine hydrochloride cho phụ nữ cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Fexostad 60 lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Fexofenadine không có những ảnh hưởng đáng kể trên chức năng của hệ thần kinh trung ương. Điều này có nghĩa là bệnh nhân có thể lái xe hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tập trung. Tuy nhiên, để phát hiện những người mẫn cảm có phản ứng bất thường với thuốc, nên kiểm tra đáp ứng cá nhân trước khi lái xe hoặc thực hiện các công việc phức tạp.
12. Quá liều
Triệu chứng
Các triệu chứng quá liều của fexofenadine hydrochloride được ghi nhận là chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi và khô miệng. Liều dùng 60mg ngày 2 lần trong 2 tuần dùng cho trẻ em, liều duy nhất đến 800 mg và 690 mg ngày 2 lần trong 1 tháng hoặc 240mg, ngày 1 lần trong 1 năm dùng cho người lớn được dung nạp tốt. Liều dung nạp tối đa của fexofenadine hydrochloride chưa được xác định.
Xử trí
Sử dụng các biện pháp thông thường để loại bỏ phần thuốc còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa. Điều trị triệu chứng và nâng đỡ tổng trạng. Lọc máu làm giảm nồng độ thuốc trong máu không đáng kể (1,7%). Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Fexostad 60 ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Fexostad 60 quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Fexostad 60 ở đâu?
Hiện nay, Fexostad 60 không phải là thuốc kê đơn, tuy vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Fexostad 60 trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”