IZAC syrup giúp long đờm và giảm ho trong bệnh cấp tính và mãn tính ở đường hô hấp kèm theo tăng tiết dịch phế quản không bình thường,..
1. Thuốc Izac Syrup là thuốc gì?
Izac Syrup với thành phần Ambroxol có tác dụng long đờm và làm tiêu nhầy. Ambroxol cải thiện các triệu chứng và làm giảm số đợt cấp trong viêm phế quản.
2. Thành phần thuốc Izac Syrup
Thành phần hoạt chất: Trong 5ml siro Izac Syrup có chứa: Ambroxol HCl 15mg
Thành phần tá dược trong Izac Syrup: Dung dịch sorbitol, Glycerin, Acid Benzoic,Propylene glycol, Menthol, Natri bisulfit, Xanthan gum, Natri Gluconat, Natri saccharin, hương quả mâm xôi, Acid tartaric, Nước tinh khiết vừa đủ.
3. Dạng bào chế của thuốc Izac Syrup
Izac Syrup bào chế dạng siro
4. Chỉ định của thuốc Izac Syrup
Izac Syrup được chỉ định trong điều trị long đờm và giảm ho trong bệnh cấp tính và mãn tính ở đường hô hấp kèm theo tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm phế quản dạng hen, hen phế quản, bệnh nhân trước và sau phẫu thuật để phòng các biến chứng ở phổi.
5. Liều dùng của thuốc Izac Syrup
Đường dùng thuốc Izac Syrup: Đường uống
Trẻ em dưới 2 tuổi: Uống ½ thìa cafe (2,5ml) 2 lần/ngày
Trẻ em 2-5 tuổi: Uống ½ thìa cafe (2,5ml) 2-3 lần/ngày
Trẻ em 6-12 tuổi: Uống 1 thìa cafe (5ml) 2-3 lần/ngày
6. Chống chỉ định của thuốc Izac Syrup
Người mẫn cảm với ambroxol,bromhexin và/hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc
Loét dạ dày, tá tràng tiến triển.
7. Tác dụng phụ của thuốc Izac Syrup
Các tác dụng không mong muốn của Izac Syrup được phân nhóm theo tần suất: rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/1000≤ADR < 1/10000) và rất hiếm gặp (ADR<1/10000).
Thường gặp (1/100≤ADR<1/10):
Tiêu hóa: buồn nôn.
Ít gặp (1/1000≤ADR < 1/100):
Tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu và đau bụng.
Hiếm gặp (1/1000≤ADR <1/10000):
Hệ thống miễn dịch: phát ban, phản ứng quá mẫn.
Da và mô dưới da: phát ban, nổi mề đay.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc của thuốc Izac Syrup
Dùng Izac Syrup với kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycycline) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. Chưa có báo cáo về tương tác bất lợi với các thuốc khác trên lâm sàng.
9. Thận trọng khi sử dụng thuốc Izac Syrup
Các trường hợp tổn thương da nặng như hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson (SSJ), hội chứng Lyell, và ban dạng mụn mủ cấp tính (AGEP) đã được báo cáo có liên quan tới Ambroxol hydrochloride trong thuốc Izac Syrup và chủ yếu được lý giải do mức độ nặng của bệnh lý đang mắc phải và/hoặc thuốc dùng cùng. Ngoài ra, trong giai đoạn sớm của hội chứng Stevens-Johnson hoặc Lyell, bệnh nhân có thể có biểu hiện như cúm không đặc hiệu như sốt, đau người, viêm mũi, ho và đau họng. Các biểu hiện như cúm không đặc hiệu có thể dẫn đến điều trị không đúng các triệu chứng bằng thuốc ho và thuốc cảm. Do đó nếu xuất hiện tổn thương da hoặc niêm mạc mới nên đi khám bác sĩ ngay và nên ngừng điều trị với Izac Syrup. Với người suy thận hoặc bệnh gan nặng, ambroxol chỉ nên sử dụng sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ.
Thận trọng với thành phần tá dược trong Izac Syrup:
+ Sorbitol: Thuốc có chứa 2860 mg Sorbitol/5ml sirô Izac Syrup, những người không dung nạp một số loại đường hoặc mắc bệnh di truyền hiếm gặp về dung nạp fructose không khuyến cáo sử dụng và nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc; thuốc Izac Syrup có thể có tác dụng nhuận tràng nhẹ.
10. Dùng thuốc Izac Syrup cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Ambroxol HCl trong Izac Syrup đi qua hàng rào nhau thai. Các nghiên cứu trên động vật đã không cho thấy có tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với quá trình mang thai, sự phát triển của phôi thai, quá trình sinh đẻ hoặc phát triển của trẻ sau khi sinh. Nghiên cứu lâm sàng từ tuần thứ 28 của thai kỳ không thấy bất kỳ tác dụng phụ nào đối với thai nhi. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Izac Syrup, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ không được khuyến cáo.
Phụ nữ cho con bú: Ambroxol HCl trong Izac Syrup được bài tiết qua sữa mẹ. Mặc dù chưa ghi nhận được tác dụng phụ nào ở trẻ bú sữa mẹ, việc dùng Izac Syrup không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Izac Syrup lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Không có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc Izac Syrup với người lái xe hoặc sử dụng máy móc.
12. Quá liều của thuốc Izac Syrup
Quá liều: Chưa có triệu chứng quá liều thuốc Izac Syrup được báo cáo. Các triệu chứng quan sát thấy trong trường hợp quá liều phù hợp với các tác dụng phụ đã biết của Ambroxol ở liều khuyến cáo.
Cách xử trí: Nếu trường hợp quá liều xảy ra, cần phải điều trị triệu chứng. Ngừng điều trị nếu cần thiết.
13. Bảo quản thuốc Izac Syrup
Bảo quản thuốc Izac Syrup ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Izac Syrup quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Izac Syrup ở đâu?
Hiện nay, thuốc Izac Syrup là thuốc không kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán thuốc Izac Syrup
Giá bán thuốc Izac Syrup trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 28.000-35.000/chai tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”