1. Thuốc Kalira là thuốc gì?
Kalira là sản phẩm của Công ty CPC1 Hà Nội - Việt Nam với hoạt chất chính là Calcium polystyren sulfonat 5000 mg có công dụng điều trị tăng kali máu có liên quan tới vô niệu hoặc thiểu niệu nghiêm trọng. Điều trị tăng kali máu trên các bệnh nhân cần lọc máu và trên các bệnh nhân lọc máu thường xuyên hoặc chạy thận nhân tạo kéo dài.
2. Thành phần thuốc Kalira
Mỗi gói chứa:
Hoạt chất: Calcium polystyren sulfonat 5000 mg
Tá dược: Không sử dụng
3. Dạng bào chế
Bột pha hỗn dịch.
4. Chỉ định
Điều trị tăng kali máu có liên quan tới vô niệu hoặc thiểu niệu nghiêm trọng.
Điều trị tăng kali máu trên các bệnh nhân cần lọc máu và trên các bệnh nhân lọc máu thường xuyên hoặc chạy thận nhân tạo kéo dài.
5. Liều dùng
Liều dùng chính xác nên được quyết định dựa trên việc xác định lượng điện giải trong huyết thanh ở mức thông thường.
Người trưởng thành, bao gồm cả người cao tuổi:
Đường uống
Liều thông thường là 15 g, chia 3-4 lần/ngày. Pha bột vào một lượng nước nhỏ để tạo hỗn dịch hoặc để tạo vị ngon hơn, pha trong siro (nhưng không được pha trong các loại nước trái cây có chứa kali) với tỷ lệ 3-4 ml/ g bột.
Chú ý: Uống thuốc ít nhất 3 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc khác. Đối với bệnh nhân viêm dạ dày nên uống trước hoặc sau 6 giờ
Đường trực tràng
Được dùng cho bệnh nhân bị nôn mửa hoặc bệnh nhân gặp các vấn đề về đường tiêu hóa trên bao gồm cả trường hợp liệt ruột hoặc có thể dùng cùng với đường uống để có được tác dụng ban đầu nhanh.
Liều dùng: 30 g/ngày
Cách dùng: Hòa 30g bột vào 150ml nước hoặc dextrose 10%
Yêu cầu: giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ. Sau thời gian lưu giữ, thuốc nên được loại bỏ khỏi trực tràng
Trẻ em:
Đường uống
Nên sử dụng mức liều nhỏ hơn theo hướng dẫn với tỷ lệ 1 mEq kali/1 g bột.
- Trong tăng kali máu cấp: Liều khởi đầu là 1 g/kg/ngày chia thành nhiều lần.
- Trong điều trị duy trì: Giảm liều xuống 0,5 g/kg/ngày chia thành nhiều lần.
Dùng đường uống, nên dùng với đồ uống (không dùng với các loại nước hoa quả ép do có hàm lượng kali cao) hoặc với một ít mứt hoặc mật ong.
Đường trực tràng
Thụt trực tràng được sử dụng khi không dùng được đường uống và với liều ít nhất bằng liều đường uống.
Cách dùng: Pha thuốc với tỷ lệ như ở người lớn (1 g thuốc trong 5 ml nước hoặc dung dịch dextrose 10%).
Yêu cầu: giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ. Sau thời gian lưu gih, thuốc nên được loại bỏ khỏi trực tràng.
Trẻ sơ sinh:
Không dùng đường uống cho trẻ sơ sinh. Thuốc được sử dụng đường trực tràng
Liều hiệu quả tối thiểu trong khoảng từ 0,5 g/kg đến 1 g/kg.
Cách dùng: Pha loãng nhữ đối với người lớn và có biện pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa
6. Chống chỉ định
Các bệnh nhân có mức kali máu dưới 5 mmol/lít.
Các bệnh nhân có tình trạng liên quan tới tăng calci máu (ví dụ cường cận giáp, đa u tủy xương, bệnh u hạt (sarcoidosis) hoặc ung thư biểu mô di căn).
Tiền sử quá mẫn với các nhựa polystyren sulfonat.
Bệnh tắc ruột.
Trẻ sơ sinh (khi dùng đường uống) và trẻ sơ sinh bị giảm khả năng vận động của ruột (sau khi phẫu thuật hoặc do thuốc gây ra).
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
7. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ được phân loại theo tần số như sau:
Rất phổ biến: (> 1/10)
Thường xuyên: (> 1/100, <1/10)
Không phổ biến: (> 1/1000, <1/100)
Hiếm: (> 1/10 000, <1/1 000)
Rất hiếm: (<1 / 10.000)
Không biết (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn)
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
Thưởng gặp: Tăng calci máu, hạ kali máu, hạ magnesi máu
Rối loạn tiêu hóa
Thưởng gặp: Buồn nôn, nôn
Không phổ biến: táo bón, tiêu chảy, tắc ruột, loét dạ dày, hoại tử đại tráng hoặc thủng, chán ăn.
Hiếm gặp: trong trường hợp nặng có thể gây tắc ruột do ứ đọng nhựa trao đổi ion ở ruột, ứ phân sau khi dùng đường trực tràng và sự kết sỏi đường tiêu hóa sau khi dùng đường uống ở trẻ em
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất:
Rất hiếm: Một số trường hợp viêm phế quản cấp và /hoặc viêm phế quản-phổi có liên quan tới hít phải các tiểu phân calcium polystyren sulfonat.
Ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh có trọng lượng cơ thể thấp khi sinh chảy máu trực tràng đã được quan sát thấy sau khi thụt nhựa calcium polystyren sulfonat
Xử trí ADR:
Calcium polystyrene sulfonate không nên sử dụng ở trẻ sơ sinh và chống chỉ định ở người có đường ruột suy giảm hoặc đường ruột tắc nghẽn.
Chăm sóc là cần thiết khi sử dụng calcium polystyrene sulfonate đường trực tràng ở trẻ sơ sinh và trẻ em để tránh gây tắc nghẽn đường ruột
Điều trị nên dừng lại nếu táo bón phát triển
Mặc dù Sorbitol đã được khuyến cáo để dự phòng, điều trị táo bón nhưng đã báo cáo hoạt tử đại tràng, thậm chí gây ra tử vong ở những bệnh nhân dùng kết hợp và hầu hết thông tin thuốc đều chống lại sử dụng kết hợp sorbitol và polystyren sulfonat
Thuốc nhuận tràng chứa magnesi cũng được chống chỉ định
Bệnh nhân sử dụng calcium polystyren sulfonat nên được theo dõi điện giải, đặc biệt là hạ kali máu. Vì nồng độ trong huyết thanh có thể không phải lúc nào kali nội bào cũng giảm, triệu chứng hạ kali máu nên được điều trị để ngăn chặn kịp thời.
Sử dụng calcium polystyren sulfonat có thể làm tăng nồng độ calci máu, do đó cần thận trọng ở những bệnh nhân cần kiểm soát calci huyết tương.
Sử dụng polystyren sulfonat thụt, đại tràng nên được để đảm bảo loại bỏ nhựa sau khi sử dụng.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Những phối hợp thuốc không được khuyến cáo
Sorbitol (đường uống hoặc đường hậu môn): Sử dụng đồng thời sorbitol và calcium polystyren sulfonat không được khuyến cáo do nhiều trường hợp bị hoại tử ruột và các phản ứng có hại nghiêm trọng khác trên tiêu hóa có thể gây tử vong (xem mục Cảnh báo và thận trọng và Tác dụng không mong muốn).
Những phối hợp thuốc nên thận trọng
Các tác nhân trao đổi cation: có thể làm giảm khả năng gắn kali của nhựa calci.
Các thuốc antacid và nhuận tràng chứa cation không thể hấp thu được: Đã có các báo cáo về nhiễm kiềm toàn thân khi sử dụng đồng thời các nhựa trao đổi cation và các thuốc antacid và nhuận tràng chứa cation không thể hấp thu được như magnesi hydroxyd và nhôm hydroxyd.
Nhôm hydroxide: Tắc ruột do hình thành các khối nhôm hydroxid đã được báo cáo khi sử dụng kết hợp nhôm hydroxyd và nhựa (ở dạng muối).
Các thuốc giống digitalis: Độc tính của các digitalis trên tim, đặc biệt các tình trạng rối loạn nhịp thất và phân ly nút nhĩ thất có thể bị tăng lên nếu tiến triển thành tăng kali máu và/hoặc tăng calci máu (xem mục Cảnh báo và thận trọng).
Lithium: Có thể làm giảm hấp thu của lithium
Levothyroxine: Có thể làm giảm hấp thu của levothyroxin
9. Thận trọng khi sử dụng
Sorbitol: Hẹp đường tiêu hóa, thiếu máu cục bộ đường ruột và các biến chứng của nó (hoại tử và thủng ruột) có thể xảy ra với những bệnh nhân được điều trị bằng polystyren sulfonat, đặc biệt trên các bệnh nhân sử dụng sorbitol. Do vậy việc sử dụng đồng thời sorbitol và calcium polystyren sulfonat không được khuyến cáo (xem mục Tương tác thuốc và Tác dụng không mong muốn).
Tăng kali máu: Khả năng thải kali nên được xem xét và kiểm soát trên lâm sàng và các chỉ số sinh hóa đầy đủ là thiết yếu trong suốt quá trình điều trị, đặc biệt trên các bệnh nhân sử dụng digitalis. Nên ngừng sử dụng thuốc khi lượng kali máu giảm xuống 5 mmol/lit.
Các rối loạn điện giải khác: Giống tất cả các nhựa trao đổi cation, calcium polystyren sulfonat không trao đôi kali một cách chọn lọc hoàn toàn. Có thể xảy ra tình trạng tăng magnesi và/hoặc tăng calci máu. Bệnh nhân nên được giám sát tất cả các rối loạn điện giải trong điều kiện thích hợp. Nồng độ calci trong máu nên được ước tính hàng tuần để phát hiện ra tăng calci máu tiến triển sớm, và liều nhựa trao đổi ion nên được điều chỉnh ở mức để không xảy ra tình trạng tăng kali máu và tăng calci máu.
Các nguy cơ khác: Trong trường hợp táo bón nghiêm trọng trên lâm sàng, nên dừng việc điều trị cho tới khi nhu động ruột trở về bình thường. Không nên sử dụng các thuốc nhuận tràng chứa magnesi (xem mục Tương tác thuốc).
Trẻ sơ sinh: Ở trẻ sơ sinh, không nên sử dụng calcium polystyren sulfonat qua đường uống.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Hiện chưa có dữ liệu về sử dụng thuốc này trên phụ nữ có thai và cho con bú. Việc sử dụng calcium polystyren sulfonat ở phụ nữ có thai và trong thời gian cho con bú không được khuyến cáo trừ khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
11. Ảnh hưởng của thuốc Kalira lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
12. Quá liều
Các rối loạn sinh hóa do dùng quá liều có thể làm hạ kali máu qua các dấu hiệu, triệu chứng trên lâm sàng, bao gồm kích thích, mơ hồ, quá trình suy nghĩ bị chậm lại, yếu cơ, tăng phản xạ và có thể dẫn tới liệt. Khó thở là một hậu quả nghiêm trọng của quá trình này. Thay đổi điện tâm đồ có thể phù hợp với tình trạng giảm kali máu hoặc tăng calci máu, có thể xảy ra loạn nhịp tim. Các biện pháp thích hợp để điều chỉnh điện giải trong huyết thanh nên được thực hiện và nên loại bỏ nhựa khỏi đường tiêu hóa bằng các thuốc nhuận tràng hoặc thụt thích hợp.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Kalira ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Kalira quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Kalira ở đâu?
Hiện nay, Kalira là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Kalira trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”