Lansomac 30 điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét ở người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày - tá tràng cấp,
1. Thuốc Lansomac 30 là thuốc gì?
Lansoprazol là dẫn chất benzimidazol có tác dụng chống tiết acid dạ dày.
lansoprazol được dùng điều trị ngắn ngày chứng loét dạ dày -tá tràng và điều trị dài ngày các chứng tăng tiết dịch tiêu hóa bệnh lý (như hội chứng Zollinger - Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống).
Lansoprazol có thể ngăn chặn helicobacter pylori ở người loét dạ dày - tá tràng bị nhiễm xoắn khuẩn này. Nếu phối hợp với một hoặc nhiều thuốc chống nhiễm khuẩn (như amoxicillin, clarithromycin), lansoprazol có thể có hiệu quả trong việc diệt trừ viêm nhiễm dạ dày do H. pylori.
2. Thành phần thuốc Lansomac 30
Mỗi viên nang cứng có chứa:
Dược chất: Lansoprazole (Dạng pellet bao tan trong ruột 8,5%) …………. 30mg
Thành phần pellet lansoprazol bao tan trong ruột 8,5%: magnesi carbonat, HPMC-ES, dinatri hydrophosphat, calci carboxymethyl cellulose (CMCC), tính bột, mannitol, sucrose, sugar spheres (30#40), povidon K-30, natri methylparaben, natri propylparaben, methacrylic acid copolymer (L-30D), natriumhydroxid, diethylphtalat, talc, titandioxid, Tween-80 (polysorbat-80).
Tá được: Vỏ nang gelatin rỗng cỡ “1” màu hồng/hồng.
3. Dạng bào chế
Viên nang cứng chứa vi hạt bao tan trong ruột
4. Chỉ định
Điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét ở người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (dùng tới 8 tuần).
Điều trị loét dạ dày - tá tràng cấp.
Điều trị các chứng tăng tiết toan bệnh lý, như hội chứng Zollinger - Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống.
5. Liều dùng
Viêm thực quản có trợt loét:
Điều trị triệu chứng thời gian ngắn cho tất cả các trường hợp viêm thực quản: Liều người lớn thường dùng 30 mg, 1 lần/ngày, trong 4 - 8 tuần. Có thể dùng thêm 8 tuần nữa, nếu chưa khỏi.
Điều trị duy trì sau chữa khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát: Người lớn 15 mg/ngày. Chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu quả khi điều trị duy trì lâu quá 1 năm. Loét dạ dày: 15 tới 30 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4 - 8 tuần. Nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng.
Loét tá tràng: 15mg, 1 lần/ngày, đùng trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.
Dùng phối hợp với amoxicillin và clarithromycin trong điều trị nhiễm H. pylori ở người bệnh loét tá tràng thể hoạt động như sau:
Phối hợp 3 thuốc: 30mg lansoprazol + 1g amoxicillin và 500mg clarithromycin, dùng 2 lần hàng ngày, trong 10 đến 14 ngày. Tất cả 3 loại thuốc đều uống trước bữa ăn.
Phối hợp 2 thuốc: 30mg lansoprazol + 1g amoxicillin, dùng 3 lần hàng ngày, trong 14 ngày. Cả 2 loại thuốc đều uống trước bữa ăn. Điều trị duy trì sau khi loét tá tràng đã khỏi: 15mg/1 lần/ngày. Chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu quả khi điều trị duy trì lâu quá 1 năm.
Tăng tiết toan khác (hội chứng Z.E.)
Liều thường dùng cho người lớn bắt đầu là 60 mg, 1 lần/ngày. Nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn. Sau đó, điều chỉnh liều theo sự dung nạp và mức độ cân thiêt đê đủ ức chế tiết acid dịch vị và tiếp tục điều trị cho đến khi đạt kết quả lâm sàng.
Liều uống trong những ngày sau cần khoảng từ 15 - 180mg hàng ngày để duy trì tiết acid dịch vị cơ bản dưới 10 mEg/giờ (5 mEq/giờ ở người bệnh trước đó có phẫu thuật dạ dày). Liều trên 120mg/ngày nên chia làm 2 lần uống. Cần điều chỉnh liều cho người có bệnh gan nặng. Phải giảm liều, thường không được vượt quá 30 mg/ngày.
Lansoprazol không bền trong môi trường acid (dịch dạ dày), vì vậy phải uống lansoprazol trước khi ăn và không cắn vỡ hoặc nhai viên nang.
6. Chống chỉ định
- Quá mẫn với lansoprazol hoặc các thành phần khác của thuốc.
- Có thai trong 3 tháng đầu.
7. Tác dụng phụ
Các phản ứng phụ thường gặp nhất với lansoprazol là ở đường tiêu hóa như ỉa chảy, đau bụng, ngoài ra một số người bệnh có đau đầu, chóng mặt.
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt
Tiêu hóa: Ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu.
Da: Phát ban.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Mệt mỏi
Cận lâm sàng: Tăng mức gastrin huyết thanh, enzym gan, hematocrit, hemoglobin, acid uric và protein niệu.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Lansoprazol được chuyển hóa nhờ hệ enzym cytochrom P450, nên tương tác với các thuốc khác được chuyên hóa bởi cùng hệ enzym này. Do vậy, không nên dùng lansoprazol cùng với các thuốc khác cũng được chuyên hóa bởi cytochrom P450.
Không thấy có ảnh hưởng lâm sàng quan trọng tới nồng độ của diazepam, phenytoin, theophylin, prednisolon hoặc warfarin khi dùng cùng với lansoprazol.
Lansoprazol làm giảm tác dụng của ketoconazol, itraconazol và của các thuốc khác có sự hấp thu cần môi trường acid.
Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu lansoprazol (khoảng 30%).
9. Thận trọng khi sử dụng
Cần giảm liều đối với người bị bệnh gan.
Người mang thai và cho con bú.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Chưa có thông báo dùng lansoprazol cho người mang thai. Không biết rõ thuốc có đi qua nhau thai vào bào thai không. Tuy nhiên, dùng lâu và với liều cao đã gây ung thư trên cả chuột nhắt và chuột cống đực và cái, do vậy nên tránh dùng cho người mang thai, ít nhất là trong 3 tháng đầu, nhưng tốt nhất là không nên dùng trong bất kỳ giai đoạn nào khi thai nghén.
Thời kỳ cho con bú
Cả lansoprazol và các chất chuyển hóa đều bài tiết qua sữa ở chuột cống và có thể sẽ bài tiết qua sữa người mẹ. Vì tác dụng gây ung thư của thuốc trên súc vật đã được chứng minh, nên tránh dùng ở người cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Lansomac 30 lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có tác dụng không mong muốn đau đầu, chóng mặt, nên cẩn thận khi lái xe và vận hành máy móc.
12. Quá liều
Triệu chứng: Hạ thân nhiệt, an thần, co giật, giảm tần số hô hấp.
Điều trị hỗ trợ: Phương pháp thẩm tách không loại được thuốc.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Lansomac 30 ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Lansomac 30 quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Lansomac 30 ở đâu?
Hiện nay, Lansomac 30 là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Lansomac 30 trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”