Lorista H là một loại thuốc hạ huyết áp với thành phần phối hợp.
1. Thuốc Lorista H là thuốc gì?
Lorista H là thuốc kê đơn có 2 thành phần chính Kali losartan và Hydrochlorothiazide.
Losartan là chất đầu tiên của nhóm thuốc chống tăng huyết áp mới, đó là một chất đối kháng thụ thể (typ AT1) angiotensin II. Angiotensin II, tạo thành từ angiotensin I trong phản ứng do enzym chuyển angiotensin (ACE) xúc tác, là một chất co mạch mạnh; đó là hormon kích hoạt mạch chủ yếu của hệ thống renin - angiotensin, và là một thành phần quan trọng trong sinh lý bệnh học của tăng huyết áp. Angiotensin II cũng kích thích vỏ tuyến thượng thận tiết aldosteron.
Hydroclorothiazid và các thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng bài tiết natri clorid và nước kèm theo do cơ chế ức chế tái hấp thu các ion natri và clorid ở ống lượn xa. Sự bài tiết các chất điện giải khác cũng tăng đặc biệt là kali và magnesi, còn calci thì giảm. Hydroclorothiazid cũng làm giảm hoạt tính carbonic anhydrase nên làm tăng bài tiết bicarbonat nhưng tác dụng này thường nhỏ so với tác dụng bài tiết Cl - và không làm thay đổi đáng kể pH nước tiểu. Các thiazid cd tác dụng lợi tiểu mức độ vừa phải, vì khoảng 90% ion natri đã được tái hấp thu trước khi đến ống lượn xa là vị trí chủ yếu thuốc có tác dụng.
2. Thành phần thuốc Lorista H
Mỗi viên chứa 50,0 mg kali losartan va 12,5 mg hydrochlorothiazide
Tá dược: tinh bột biến tính, cellulose vi tinh thể, lactose monohydrate, magnesium stearat, hypromellose, macrogol 4000, màu vàng quinolin E 104, titan dioxide E 171, talc.
3. Dạng bào chế:
Viên nén bao phim.
4. Chỉ định
Điều trị huyết áp cao (cao huyết áp) khi cần phối hợp điều trị.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Liều bắt đầu và liều duy trì thông thường đối với hầu hết bệnh nhân là 1 viên Lorisia H 30 mg/12,5 mg/ lần ngày. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ tăng liều lên 2 viên Lorista H 50 mg/12,5 mg tần/ ngày.
Có thể uống vào lúc đang ăn hoặc lúc đói.
6. Chống chỉ định
Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân vô niệu.
Không dùng thuốc này cho trẻ em vì không có kinh nghiệm sử dụng thuốc này cho trẻ em. Quá mẫn với dẫn xuất sulfonamide.
Phụ nữ có thai.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Các tác dụng phụ liên quan đến losartan:
Phần lớn các tác dụng không mong muốn đều nhẹ và mất dần với thời gian. Thường gặp, ADR > 1/100
Tim mạch: Hạ huyết áp.
Thần kinh trung ương: Mất ngủ, choáng váng.
Nội tiết - chuyển hóa: Tăng kali huyết.
Tiêu hóa: Ïa chảy, khó tiêu.
Huyết học: Ha nhẹ hemoglobin và hematocrit.
Thần kinh cơ - xương: Đau lưng, đau chân, đau cơ.
Thận: Hạ acid uric huyết (khi dùng liều cao).
Hô hấp: Ho (ít hơn khi dùng các chất ức chế ACE), sung huyết mũi, viêm xoang.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, đau ngực, blốc A - V độ II, trống ngực, nhịp chậm xoang, nhịp tim nhanh, phù mặt, đỏ mặt.
Thần kinh trung ương: Lo âu, mắt điều hoà, lú lẫn, trầm cảm, đau nửa đầu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ,sốt, chóng mặt.
Da: Rụng tóc, viêm da, da khô, ban đỏ, nhạy cảm ánh sáng, ngửa, mày đay, vết bầm, ngoại ban.
Nội tiết - chuyển hóa: Bệnh gút.
Tiên hóa: Chán ăn, táo bón, đau ngực, nôn, mất vị giác, viêm dạ dày.
Sinh dục- tiết niệu: Bất lực, giảm tình dục, đái nhiều, đái đêm.
Gan: Tăng nhẹ các thử nghiệm về chức năng gan và tăng nhẹ bilirubin.
Thần kinh cơ xương: Dị cảm, run, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau xơ cơ.
Mắt: Nhìn mờ, viêm kết mạc, giảm thị lực, nóng rát và nhức mắt.
Tai: Ù tai.
Thận: Nhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ creatinin hoặc urê.
Hô hấp: Khó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, sung huyết đường thở, khó chịu ở họng.
Các tác dụng khác: Toát mồ hôi.
Các tác dụng phụ liên quan đến hydroclorothiazid
Hydroclorothiazid có thể gây mất kali quá mức. Tác dụng này phụ thuộc liều và có thể giảm khí dùng liều thấp (12,5 mg/ngày), liều tốt nhất điều trị tăng huyết áp, đồng thời giảm thiểu các phản ứng có hại.
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Chuyển hóa: Giảm kali huyết, tăng acid uric huyết, tăng glucose huyết, tăng lipid huyết (ở liều cao).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tuần hoàn: Hạ huyết áp tư thể, loạn nhịp tim.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón, ỉa chảy, co thắt ruột.
Da: Mày đay, phát ban, nhiễm cảm ánh sáng.
Chuyển hóa: Hạ magnesi huyết, hạ natri huyết, tăng calci huyết, kiểm hóa giảm clor huyết, hạ phosphat huyết.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Phản ứng phản vệ, sốt.
Máu: Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết.
Thần kinh: Dị cảm, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.
Da: Viêm mạch, ban, xuất huyết.
Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật trong gan, viêm tụy.
Hô hấp: Khó thở, viêm phổi, phù phổi (phản ứng phản vệ).
Sinh dục, tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ, liệt dương.
Mắt: Mờ mắt.
Phản ứng tăng acid uric huyết, có thể khởi phát cơn bệnh gút tiềm tàng. Có thể xảy ra hạ huyết áp tư thế khi dùng đồng thời với rượu, thuốc gây mê và thuốc an thần.
8. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Các cảnh báo liên quan đến losar1an:
Với phụ nữ có thai: Dùng các thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thống renin - angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ có thể gây ít nước ối, hạ huyết áp, vô niệu, thiểu niệu, biến dạng sọ mặt và tử vong ở trẻ sơ sinh. Mặc dù, việc chỉ dùng thuốc ở ba tháng đầu của thai kỳ chưa thấy có liên quan đến nguy cơ cho thai nhi, nhưng dù sao khi phát hiện có thai, phải ngừng losartan càng sớm càng tốt.
Thời kỳ cho con bú: Không biết losartan có tiết vào sữa mẹ hay không, nhưng có những lượng đáng kể losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc trong sữa của chuột cống. Do tiềm năng có hại cho trẻ nhỏ đang bú mẹ, phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Các cảnh bảo liên quan đến hydroclorothiazid
Thời kỳ mang thai: Có nhiều thông báo chứng minh, các thuốc lợi tiểu thiazid (cũng như các thuốc lợi tiểu quai) đều qua nhau thai vào thai nhỉ gây ra rối loạn điện giải, giảm tiểu cầu và vàng da ở trẻ sơ sinh. Vì vậy không dùng nhóm thuốc này trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Thời kỳ cho con bú: Thuốc đi vào trong sữa mẹ với lượng có thể gây hại cho đứa trẻ và ức chế sự tiết sữa. Vì vậy phải cân nhắc giữa việc không dùng thuốc hoặc ngừng cho con bú tùy theo mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.
9. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc gây chóng mặt, nhức đầu.
10. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Lorista H ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì.
Để xa tầm tay trẻ em.
11. Mua thuốc Lorista H ở đâu?
Thuốc Lorista H có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
12. Giá bán
Giá bán thuốc Lorista H trên thị trường hiện nay khoảng 145.000 - 165.000đ/ hộp. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”