Savi Drinate điều trị bệnh loãng xương cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương. Làm tăng khối lượng và mật độ xương.
1. Thuốc Savi Drinate là thuốc gì?
Thuốc Savi Drinate là thuốc do Công ty cổ phần dược phẩm Savi sản xuất. Thuốc có khả năng điều trị bệnh loãng xương ở nam giới và phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
2. Thành phần thuốc Savi Drinate
Hoạt chất chính: Alendronat natri 91,35 mg; Tương đương acid alendronic 70,0 m: Cholecalciferol 100.000 IU/g 28 mg; Tương đương Cholecalciferol 2800 lU
3. Dạng bào chế
Viên sủi bọt
4. Chỉ định
- Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
Trong điều trị loãng xương, SaVi Drinate làm tăng khối lượng xương và làm giảm tỷ lệ gãy xương, bao gồm cả xương hông và xương cột sống (gãy do nén đốt sống).
- Điều trị nhằm làm tăng khối lượng xương ở nam giới bị loãng xương.
Không dùng SaVi Drinate đơn độc để điều trị thiếu hụt vitamin D.
5. Liều dùng
Liều dùng: Liều khuyến cáo: 1 viên SaVi Drinate x 1 lần/ tuần.
Do đặc điểm tiến triển của tình trạng loãng xương, có thể cần phải dùng SaVi Drinate trong thời gian dài.
Khoảng thời gian tối ưu dùng bisphosphonat để điều trị loãng xương chưa được biết. Việc có nên tiếp tục điều trị nữa hay không cần dựa vào sự tái đánh giá định kỳ về hiệu quả và nguy cơ có thể xảy ra ở mỗi bệnh nhân cụ thể, đặc biệt là những bệnh nhân dùng thuốc ≥5 năm.
Bệnh nhân nên sử dụng chế phẩm bổ sung calci nếu chế độ ăn không cung cấp đủ calci. Việc bổ sung thêm các chế phẩm chứa vitamin D cần được cân nhắc dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Chưa có nghiên cứu về sự tương đương giữa uống 2800 vitamin D3 hàng tuần có trong SaVi Drinate và liều dùng vitamin D 400 lU hàng ngày.
Người cao tuổi: Trong các nghiên cứu lâm sàng, không có sự khác biệt liên quan đến tuổi ảnh hưởng đến hiệu quả và tính an toàn khi dùng alendronat. Do đó, không cần thiết phải hiệu chỉnh liều cho người cao tuổi.
Suy thận: Không khuyến cáo dùng SaVi Drinate cho bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin Clcr < 35 ml/phút do chưa được nghiên cứu. Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân có Clcr > 35 ml/phút.
Suy gan: Vì đã có bằng chứng là alendronat không bị chuyển hóa hoặc bài tiết vào mật nên không có nghiên cứu nào được tiến hành ở người bệnh suy gan. Không cần thiết điều chỉnh liều alendronat trong trường hợp này.
Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của SaVi Drinate trên trẻ < 18 tuổi chưa được nghiên cứu. Không nên dùng thuốc này cho trẻ < 18 tuổi do thiếu dữ liệu nghiên cứu về thuốc kết hợp 2 thành phần acid alendronic/cholecalciferol.
Cách dùng: Dùng đường uống: Hòa tan một viên sủi bọt trong ly chứa khoảng 100 - 150 ml nước đun sôi để nguội và uống ngay khi thuốc đã tan hoàn toàn.
Các đặc điểm cần lưu ý khi uống thuốc:
- Nên đứng hoặc ngồi thẳng trong 30 phút sau khi uống thuốc. Bệnh nhân không nên uống alendronat trước khi đi ngủ.
- Nên uống ngay sau khi viên thuốc đã hết sủi bọt và tan hoàn toàn; uống thêm với khoảng 30 ml nước để đảm bảo các thành phần của viên thuốc đến dạ dày một cách nhanh chóng và hoàn toàn.
- Nên uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi ăn, uống hoặc dùng thuốc khác trong ngày.
- Uống thuốc xong phải đợi 30 phút rồi mới ăn, uống hoặc dùng một thuốc khác, như thế sẽ giúp alendronat được hấp thu tốt hơn.
- Không uống thuốc với nước trái cây và cà phê vì làm giảm hấp thu alendronat.
- Bệnh nhân không nên ngậm hoặc nhai viên sủi bọt SaVi Drinate.
- Nên uống thuốc vào một ngày nhất định trong tuần.
Nếu quên dùng thuốc: Nếu quên 1 liều thuốc, uống 1 viên thuốc vào buổi sáng sau khi nhớ ra. Sau đó tiếp tục dùng thuốc như bình thường.
Không uống 2 viên SaVi Drinate vào cùng 1 ngày.
Nếu ngừng dùng thuốc: Cần uống thuốc trong thời gian đủ dài như đã được kê đơn. Chưa biết rõ bệnh nhân cần dùng thuốc trong bao lâu, do đó bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ định kỳ để xác định việc dùng thuốc này còn phù hợp hay không.
6. Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Dị dạng thực quản hoặc có các yếu tố làm chậm tháo sạch thực quản như hẹp hoặc không giãn tâm vị.
Không thể đứng hoặc ngồi thẳng trong ít nhất 30 phút.
Hạ calci máu.
7. Tác dụng phụ
Rất thường gặp (ADR ≥1/10): Cơ xương và mô liên kết: Đau xương, cơ hoặc khớp, đôi khi ở mức độ nặng
Thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10)
Hệ thần kinh: Đau đầu, choáng váng
Tai và ốc tai: Chóng mặt
Tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, loét thực quản, khó nuốt, trướng bụng, trào ngược acid
Da và mô dưới da: Rụng tóc, ngứa
Cơ xương và mô liên kết: Sưng khớp
Toàn thân: Dị cảm, phù ngoại vi /t gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100)
Hệ thần kinh: Rối loạn vị giác
Mắt: Viêm mắt (Viêm màng bồ đào, viêm củng mạc, viêm thượng củng mạc)
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, viêm dạ dày, viêm thực quản, trợt thực quản, đi ngoài phân đen
Da và mô dưới da: Phát ban, hồng ban
Toàn thân: Các phản ứng đáp ứng cấp tính thoáng qua (như đau cơ, mệt mỏi và hiếm khi xảy ra sốt), đặc biệt là khi bắt đầu điều trị
Hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000)
Hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn gồm mày đay và phù mạch
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm calci máu có triệu chứng
Tiêu hóa: Hẹp thực quản; loét hầu họng; thủng, loét hoặc xuất huyết đường tiêu hóa trên
Da và mô dưới da: Phát ban do nhạy cảm với ánh sáng, phản ứng trên da nặng bao gồm hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc
Cơ xương và mô liên kết: Hoại tử xương hàm, gãy thân xương dài và gãy dưới mấu chuyển không điển hình
Rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000): Tai và ốc tai: Hoại tử ống tai ngoài
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Đọc hướng dẫn sử dụng bên trong hộp thuốc
9. Thận trọng khi sử dụng
Alendronat
Tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa trên
Đã có báo cáo về các phản ứng ở thực quản (đôi khi ở mức độ nặng và cần phải nhập viện) như viêm, loét và trợt thực quản, hiếm khi xảy ra ở bệnh nhân hẹp thực quản đang điều trị bằng alendronat. Do đó cần lưu ý đối với những dấu hiệu hoặc triệu chứng của các phản ứng ở thực quản, bệnh nhân nên được hướng dẫn ngừng dùng alendronat và được can thiệp y tế nếu có tiến triển triệu chứng kích thích thực quản như khó nuốt, đau khi nuốt, đau ở ức hoặc ợ nóng.
Nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn ở thực quản cao hơn ở bệnh nhân từng thất bại với alendronat và/hoặc bệnh nhân tiếp tục điều trị bằng alendronat sau khi tiến triển các triệu chứng kích thích thực quản. Bệnh nhân cần được hướng dẫn rằng sự thất bại điều trị này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những rối loạn ở thực quản.
Hoại tử xương hàm
Hoại tử xương hàm xảy ra khi nhổ răng, nhiễm trùng tại chỗ được báo cáo ở những bệnh nhân ung thư (chủ yếu tiêm tĩnh mạch bisphosphonat) hoặc sử dụng corticosteroid, hoặc ở những người loãng xương dùng bisphosphonat đường uống.
Hoại tử ống tai ngoài
Đã có báo cáo về tình trạng hoại tử ống tai ngoài do biphosphonat, chủ yếu là khi dùng thuốc trong thời gian dài. Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra hoại tử ống tai ngoài gồm sử dụng steroid và hóa trị liệu và/hoặc các yếu tố nguy cơ tại chỗ như nhiễm trùng hoặc chấn thương. Khả năng hoại tử ống tai ngoài nên được cân nhắc ở những bệnh nhân đang điều trị bằng biphosphonat có triệu chứng ở tai như đau hoặc tai tiết dịch, nhiễm trùng tai mãn tính.
Đau cơ xương
Đã có báo cáo về tình trạng đau xương, khớp và/hoặc cơ ở những bệnh nhân đang dùng biphosphonat. Trên thực tế sử dụng thuốc, hiếm gặp các triệu chứng này ở mức độ nặng và/hoặc gây tàn tật. Thời gian khởi phát các triệu chứng này khác nhau, từ 1 ngày đến nhiều tháng sau khi bắt đầu điều trị. Hầu hết bệnh nhân hồi phục các triệu chứng này sau khi ngừng điều trị. Một số nhỏ bệnh nhân tái phát các triệu chứng này khi điều trị lại bằng chính thuốc đó hoặc các biphosphonat khác.
Gãy xương đùi không điển hình
Đã có báo cáo về tình trạng gãy thân xương dài và xương dưới mấu chuyển không điển hình khi dùng bisphosphonat, chủ yếu ở những bệnh nhân điều trị loãng xương dài ngày. Gãy xương có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào từ dưới mấu chuyển đến trên lồi cầu, sau một chấn thương hoặc không; một số bệnh nhân bị đau đùi hoặc háng vài tuần đến vài tháng trước khi có vết nứt xương đùi được phát hiện bằng chụp phim. Gãy xương thường xảy ra 2 bên, do đó cần kiểm tra xương đùi đối diện ở những bệnh nhân bị gãy xương đùi khi đang dùng bisphosphonat. Những vết nứt này khó lành, do đó cần cân nhắc việc có nên tiếp tục dùng bisphosphonat ở những bệnh nhân nghi ngờ bị gãy xương đùi.
Trong quá trình điều trị bằng bisphosphonat, nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Đau đùi, đau hông hoặc đau háng, bác sĩ nên cho kiểm tra xương đùi.
Suy thận: Không khuyến cáo dùng thuốc này cho bệnh nhân suy thận có Clcr < 35 ml/phút.
Xương và chuyển hóa chất khoáng: Ngoại trừ sự thiếu hụt estrogen và tuổi tác, các nguyên nhân khác gây loãng xương cần được xem xét.
Phải điều trị tình trạng giảm calci máu, các rối loạn khác ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất khoáng (như thiếu vitamin
D và suy tuyến cận giáp) trước khi bắt đầu điều trị bằng SaVi Drinate. Ở những bệnh nhân này, nên theo dõi calci huyết thanh và các triệu chứng của hạ calci máu trong khi điều trị với SaVi Drinate.
Do alendronat làm tăng chất khoáng trong xương nên nồng độ calci và phosphat huyết thanh có thể giảm, đặc biệt là ở người bệnh điều trị với glucocorticoid (do hấp thu calci giảm ở những người này). Giảm calci máu thường ít và không có triệu chứng. Tuy nhiên, một vài trường hợp hạ calci máu nặng, có triệu chứng thường xảy ra ở những bệnh nhân có tình trạng nguy cơ sẵn có (như suy tuyến cận giáp, thiếu vitamin D và kém hấp thu calci).
Cholecalciferol: Vitamin D3 có thể làm tăng mức độ tăng calci máu và/hoặc tăng calci niệu ở bệnh nhân có bệnh gây tiết quá mức calcitriol bất thường (như bệnh bạch cầu, u lympho, bệnh nhiễm sarcoid). Cần theo dõi calci huyết tương và calci niệu ở những bệnh nhân này.
Tá dược: Thận trọng khi dùng cho người bị phenylceton niệu vì chế phẩm có chứa aspartam - là một nguồn cung cấp phenylalanin.
Một viên sủi bọt SaVi Drinate có chứa 227 mg natri. Thận trọng khi dùng ở người đang trong chế độ ăn kiêng muối.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
SaVi Drinate chỉ dùng cho phụ nữ sau mãn kinh, do đó không dùng cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
Phụ nữ có thai: Thiếu dữ liệu về sử dụng alendronat cho phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc gây độc tính trên quá trình sinh sản. Alendronat khi dùng cho chuột cái có thai gây ra tình trạng đẻ khó do hạ calci máu. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tăng calci máu và độc tính đến quá trình sinh sản ở liều cao vitamin D.
Không nên dùng SaVi Drinate trong quá trình mang thai.
Phụ nữ cho con bú: Không biết alendronat có tiết vào sữa mẹ hay không. Chưa thể loại trừ nguy cơ xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Colecalciferol và các chất chuyển hóa của nó có thể qua được sữa mẹ. Không nên dùng thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Savi Drinate lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
SaVi Drinate không hoặc ít gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như nhìn mờ, choáng váng và đau cơ xương hoặc khớp mức độ nặng. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
12. Quá liều
Alendronat
Triệu chứng: Hạ calci máu, hạ phosphat máu và các phản ứng không mong muốn ở đường tiêu hóa trên, như khó chịu ở dạ dày, ợ nóng, viêm thực quản, viêm hoặc loét dạ dày.
Xử trí: Chưa có thông tin về điều trị quá liều alendronat. Nếu quá liều, sữa hoặc antacid có thể liên kết với alendronat.
Do tăng nguy cơ gây kích thích thực quản, không nên nôn và bệnh nhân nên giữ tư thế thẳng đứng.
Cholecalciferol
Chưa có dữ liệu về ngộ độc vitamin D khi dùng liều <10.000 lU/ngày trong thời gian dài ở người trưởng thành khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu lâm sàng ở người trưởng thành khỏe mạnh dùng 4.000 lU/ngày trong thời gian lên đến 5 tháng không gây ra tăng calci máu hoặc tăng calci niệu.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Savi Drinate ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Savi Drinate quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Savi Drinate ở đâu?
Hiện nay, Savi Drinate là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc Savi Drinate có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán Savi Drinate
Giá bán thuốc Savi Drinate trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể dao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”