SPlostal phòng ngừa biến chứng huyết khối sau nong hoặc đặt stent mạch vành, ngoài ra còn cải thiện triệu chứng và khoảng cách đi bộ trong chứng khập khễnh cách hồi không đau lúc nghỉ và không có dấu hiệu hoại tử mô ngoại biên.
1. Thuốc SPlostale là thuốc gì?
Cilostazol tác động lên thành mạch và cả chức năng tim mach. Cilostazol gây giãn mạch không do hóc môn, tác động mạnh trên động mạch đùi, kém hơn trên động mạch đốt sóng, động mạch cảnh, động mạch mạc treo tràng trên. Động mạch thận không bị ảnh hưởng bởi tác động này.
Thuốc SPlostal được chỉ định phòng ngừa biến chứng huyết khối sau nong hoặc đặt stent mạch vành, ngoài ra còn cải thiện triệu chứng và khoảng cách đi bộ trong chứng khập khễnh cách hồi không đau lúc nghỉ và không có dấu hiệu hoại tử mô ngoại biên
2. Thành phần thuốc SPlostal
Mỗi viên chứa:
Hoạt chất: Cilostazol…………. 100mg
Tá dược: Lactose monohydrat, cellulose, povidon K30, natri starch gluconat, Magie stearat.
3. Dạng bào chế
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén
4. Chỉ định
- Phòng ngừa biến chứng huyết khối sau nong hoặc đặt stent mạch vành.
- Cải thiện triệu chứng và khoảng cách đi bộ trong chứng khập khễnh cách hồi không đau lúc nghỉ và không có dấu hiệu hoại tử mô ngoại biên (bệnh lý động mạch ngoại biên Fontaine giai đoạn II).
5. Liều dùng
- Ngừa huyết khối sau nong hoặc đặt stent mạch vành: 100 mg x 2 lần/ngày, đơn trị hay phối hợp với aspirin.
- Chứng khập khễnh cách hồi: Liều khuyến cáo là 100 mg x 2 lần/ngày.
* Lưu ý:
- Uống thuốc trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
- Điều trị trong 16-24 tuần có thể cải thiện đáng kể khoảng cách đi bộ và có thể quan sát được vài hiệu quả của thuốc sau 4-12 tuần điều trị.
- Cân nhắc các trị liệu khác nếu cilostazol không có hiệu quả sau 6 tháng.
- Không cần chỉnh liều ở người già, ở người có độ thanh thải creatinin (Clcr) > 25 mL/phút hay người mắc bệnh gan nhẹ.
Tính hiệu quả và an toàn của thuốc chưa được xác định ở trẻ em.
6. Chống chỉ định
- Quá mẫn với cilostazol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy thận nặng: Clcr< 25 mL/phút.
- Suy gan từ trung bình đến nặng.
- Suy tim sung huyết.
- Thời kỳ mang thai.
- Người có khuynh hướng dễ chảy máu (loét tiêu hoá tiến triển, xuất huyết não trong vòng 6 tháng, bệnh võng mạc do đái tháo đường, tăng huyết áp không kiểm soát tốt).
- Người có tiền sử nhịp tim tăng thất, rung thất hoặc có khoảng QT kéo dài.
7. Tác dụng phụ
- Thường gặp: nhức đầu; tiêu chảy, phân bất thường; vết bầm máu; phù (ngoại biên, mặt); chóng mặt; hồi hộp, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, loạn nhịp ngoại tâm thu thất; viêm mũi, viêm họng; buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy bụng, đau bụng; phát ban, mẩn ngứa; đau ngực, suy nhược.
- Ít gặp: thiếu máu; phản ứng dị ứng; tăng đường huyết, đái tháo đường: lo âu; mất ngủ, ác mộng; nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, suy tim sung huyết, nhịp nhanh trên thất, ngất, xuất huyết mắt, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết không đặc hiệu, hạ huyết áp tư thế; khó thở, viêm phổi, ho; viêm dạ dày; đau cơ; ớn lạnh.
- Hiếm gặp: kéo dài thời gian chảy máu, tăng tiểu cầu nguyên phát; suy thận cấp, suy thận.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Aspirin, thuốc chống tập kết tập tiểu cầu (clopidogrel), thuốc chống đông (warfarin): Có thể gây kéo dài thời gian chảy máu.
Phối hợp với các thuốc có tiềm năng gây hạ huyết áp có thể gây tác động hạ huyết áp cộng gộp đi kèm nhịp tim nhanh phản xạ.
Chất ức chế Cytochrome P-450 (CYP) (các macrolid, kháng nấm nhóm azol, chất ức chế protease, chất ức chế bơm proton…): Có thể làm tăng nồng độ cilostazol trong huyết tương.
Chất nền CYP-450 (simvastatin, cisaprid, halofantrin, pimozide, dẫn xuất nấm cựa gà…): Có thể làm tăng nồng độ các chất này trong huyết thanh.
Chất cảm ứng CYP-450 (carbamazepin, phenytoin, rifampicin và St. John’s wort): Có thể làm thay đổi hiệu quả của cilostazol.
9. Thận trọng khi sử dụng
- Cilostazol có thể gia tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật (kể cả trong những thủ thuật xâm lấn nhỏ như nhổ răng). Nếu bệnh nhân cần phẫu thuật nhưng không cấp thiết và không cần đến tác dụng chống tiểu cầu thì nên ngưng cilostazol trước phẫu thuật 5 ngày.
- Đã có những báo cáo hiếm hoi về rối loạn huyết học bao gồm tăng tiểu cầu thứ phát, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể và thiếu máu bắt sản. Hầu hết bệnh nhân hồi phục sau khi ngưng cilostazol.
- Thận trọng khi xảy ra các hiện tượng chảy máu, dễ thâm tím hay bất kỳ dấu hiệu nào ám chỉ sự tiến triển sớm loạn tạo máu như sốt, đau họng. Nên ngưng cilostazol ngay lập tức khi xuất huyết võng mạc hoặc khi có bất kì bằng chứng lâm sàng hoặc cận lâm sàng về rối loạn huyết học.
- Thận trọng ở người bị lệch tâm nhĩ hoặc tâm thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ.
- Chỉ sử dụng cilostazol ở những bệnh nhân đã thực hiện biện pháp thay đổi lối sống (luyện tập, ăn uống điều độ và ngừng hút thuốc) nhưng vẫn không cải thiện bệnh.
- Không sử dụng cho những bệnh nhân rối loạn nhịp tim nghiêm trọng (nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp), đau thắt ngực không ổn định, có cơn đau tim, bệnh nhân đã phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu trở lên như aspirin và clopidogrel.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Chưa có dữ liệu đầy đủ về việc dùng cilostazol ở phụ nữ có thai. Không nên dùng cilostazol khi mang thai.
- Chưa biết cilostazol có tiết vào sữa mẹ hay không. Không khuyến cáo dùng thuốc trong thời kỳ đang cho con bú hoặc nên ngưng cho con bú khi đang dùng thuốc.
11. Ảnh hưởng của thuốc SPlostal lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Cilostazol có thể gây chóng mặt, cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
12. Quá liều
- Thông tin về quá liều cấp còn hạn chế. Các triệu chứng có thể xảy ra là nhức đầu dữ dội, tiêu chảy, nhịp tim nhanh và loạn nhịp tim.
- Theo dõi người bệnh chặt chẽ và điều trị hỗ trợ. Làm rỗng dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày. Cilostazol gân như không bị thải trừ qua thẩm phân máu.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc SPlostal ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc SPlostal quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc SPlostal ở đâu?
Hiện nay, SPlostal là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc SPlostal trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”