Tiptipot được chỉ định để bổ sung kẽm nhằm ngăn ngừa tiêu chảy, làm giảm đáng kể thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy.
1. Thuốc Tiptipot là thuốc gì?
- Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết, cấu tạo nhiều men (enzym) nên kẽm tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể.
- Có tác động đến hoạt động nhiều hormon như hormon sinh dục (testosteron), hormon tuyến tụy (insulin) và hormone tăng trưởng IGF - vì vậy có ảnh hưởng, nhiều đến quá trình phát triển và tăng trưởng của cơ thể.
- Có vai trò quan trọng trong quá trình nhân bản ADN, điều hòa kiểu gen và tổng hợp protein.
- Tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh trung ương, kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh trung ương, chiếm 1.5% tổng lượng kẽm trong toàn cơ thể.
- Tăng cường miễn dịch: điều hoà và hoạt hóa chức năng của các tế bào miễn dịch.
- Cần thiết cho quá trình chuyển hóa Vitamin A trong cơ thể.
- Kẽm cũng có tác dụng tốt trong việc hồi phục biểu mô ruột, vì thế, việc bổ sung kẽm trong tiêu chảy ở trẻ em là rất cần thiết. Các nghiên cứu đều đã chứng minh, khi bệnh nhân bị tiêu chảy mà được bổ sung kẽm sẽ làm giảm thời gian tiêu chảy, giảm số lượng phân, giảm mức độ nặng và giảm thời gian mắc bệnh so với những người bị tiêu chảy mà không dùng kẽm. Chưa kể, việc dùng kẽm trong dự phòng, bổ sung đủ kẽm cũng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy. Vì thế, việc điều trị tiêu chảy cho người bệnh sẽ bắt buộc phải bổ sung kẽm.
2. Thành phần thuốc Tiptipot
Mỗi 5ml hỗn dịch chứa:
Hoạt chất:
Kẽm sulphate monohydrate tương đương với 3.64mg kẽm nguyên tố.
Tá dược: Axit citric monohydrate, Natri Citrat, đường, Sorbitol lỏng, Natri benzoate, hương vị vani, tá dược màu hồng và nước tinh khiết
3. Dạng bào chế
Hỗn dịch uống.
4. Chỉ định
Thuốc Tiptipot được chỉ định để bổ sung kẽm nhằm ngăn ngừa tiêu chảy, làm giảm đáng kể thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Thuốc cũng được chỉ định cho các trường hợp thiếu kẽm khác (ăn không ngon, chậm lớn, dị tật xương, tổn thương hệ miễn dịch, nhiễm khuẩn tái phát đường hô hấp, viêm da đầu chỉ do bệnh ruột, các tổn thương da kiểu á sừng, chậm lành vết thương, thiếu máu, quáng gà, các rối loạn tâm thần).
5. Liều dùng
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi:
- 1⁄4 thìa cà phê (2,5 ml), uống hai lần một ngày và uống trong thời gian từ 10 đến 14 ngày.
- Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 1 thìa cà phê (5ml), uống hai lần một ngày và uống trong thời gian 4 từ 10 đến 14 ngày.
6. Chống chỉ định
Không dùng Tiptipot cho những người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc các chế phẩm có chứa kẽm.
7. Tác dụng phụ
- Dùng kẽm với liều đến 30mg/ngày nói chung vẫn được dung nạp tốt. Liều cao hơn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Tác dụng phụ hay gặp nhất là trên đường tiêu hoá, như buồn nôn, khó chịu. Các tác dụng phụ khác như miệng có vị kim loại, đau đầu, ngủ gà.
- Cũng đã có những báo cáo về một vài trường hợp giảm HDL-cholesterol ở những người dùng kẽm liều cao.
- Dùng kẽm kéo dài có thể gây thiếu đồng, thiếu máu nhược sắc, thiếu máu hồng cầu nhỏ thứ phát.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
- Dùng đồng thời kẽm với các thuốc bisphosphonate (alendronate, etidronate, risedronate), các quinolon (ciprofloxacin, gatifloxacin, levofloxacin, lomefloxacin, ofloxacin): làm giảm hấp thu của cả 2 thuốc.
- Dùng đồng thời muối kẽm và penicillamin có thể làm giảm tác dụng của penicillamin. Kém hấp thu ít và có thể bị giảm hấp thu bởi nhiều chất bao gồm cả thức ăn.
- Tạo phức chelat có thế xảy ra với các tetracyclin. Kẽm cũng có thể ức chế sự hấp thu của các tetracyclin, do đó nên uống 2 thuốc cách nhau ít nhất 3 tiếng.
9. Thận trọng khi sử dụng
Dùng kẽm liều cao kéo dài sẽ dẫn đến thiếu nguyên tố đồng kèm theo thiếu máu và giảm bạch cầu trung tính. Cần theo dõi số lượng các loại tế bào máu và cholesterol huyết thanh để phát hiện các dấu hiệu của thiếu hụt đồng.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Các nghiên cứu trên phụ nữ có thai chưa thấy khả năng làm tăng các bất thường ở thai nhỉ nêu người mẹ dùng kẽm trong thời gian mang thai. Nếu có thì các nguy cơ này cũng rất mơ hồ. Tuy nhiên, các nghiên cứu không thể dự đoán hết được các tác hại có thể xảy ra nên chỉ dùng kẽm trong thời gian mang thai nếu thật sự cần thiết. Thuốc có thể dùng được trong thời gian cho con bú, nhưng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc và không dùng quá liều chỉ định. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần tránh dùng các chế phẩm có chứa kẽm liều cao hơn khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày (lớn hơn 15mg/ngày với phụ nữ có thai và 19mg/ngày với phụ nữ cho con bú trong 6 tháng đầu tiên và 16mg/ngày trong 6 tháng tiếp theo).
11. Ảnh hưởng của thuốc Tiptipot lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có dữ liệu.
12. Quá liều
- Trong các trường hợp ngộ độc cấp tính, các muối kẽm là các chất gây ăn mòn. Triệu chứng là ăn mòn và viêm nhiễm màng nhầy miệng và dạ dày; có thể dẫn đến loét dạ dày.
- Cần tránh dùng các chất gây nôn hoặc rửa dạ dày.
- Nên sử dụng chất làm dịu viêm như sữa, các chất carbonat kiềm, than hoạt và các chất tạo phức chelat.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Tiptipot ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Tiptipot quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Tiptipot ở đâu?
Hiện nay, Tiptipot không phải là thuốc kê đơn, tuy vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Tiptipot trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”