1. Thuốc E-Xazol là thuốc gì?
Thuốc E-Xazol là sản phẩm của Công ty cổ phần dược TW Mediplantex, thành phần chính Clarithromycin, Tinidazol, Esomeprazo là một loại thuốc có tác dụng để diệt trừ Helicobacter pylori trong điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng. H.pylori được coi là nguyên nhân chính trong bệnh loét dạ dày tá tràng (80 - 95% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng do H.pylori). Diệt trừ H.pylori sẽ thúc đẩy tiến trình lành ổ loét, giảm tỷ lệ biến chứng và tái phát. Bằng chứng lâm sàng đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa thuốc ức chế bơm proton+Clarithromycin+Tinidazol tiêu diệt đến 91 – 96% H.pylori.
2. Thành phần thuốc E-Xazol
- Mỗi viên nén bao phim Clarithromycin chứa:
Clarithromycin…………………500mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
- Mỗi viên nén bao phim Tinidazol chứa:
Tinidazol……………………….500mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
- Mỗi viên nang cứng Esomeprazol chứa:
Esomeprazol…………………….20mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
3. Chỉ định
Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tiến triển do Helicobacter pylori.
4. Liều dùng và cách dùng thuốc
• Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên Clarithromycin + 1 viên Tinidazol + 1 viên Esomeprazol. Uống trước bữa ăn sáng 1 giờ và sau bữa ăn tối 2 giờ.
Mỗi đợt điều trị khoảng 10 – 14 ngày, nếu bệnh nhân vẫn dương tính với H.pylori, điều trị có thể được lặp lại.
- Người già:Không phải chỉnh liều, nhưng cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người già.
- Người suy gan: Esomeprazol: Suy gan nhẹ đến trung bình không cần chỉnh liều. Ở bệnh nhân suy gan nặng, liều esomeprazol không vượt quá 20mg/ ngày.
- Người suy thận:
+ Nên giảm liều clarithromycin tương ứng với tình trạng suy thận. Ở bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút, liều clarithromycin nên giảm một nửa: 250mg hai lần mỗi ngày. Điều trị không quá 14 ngày ở những bệnh nhân này.
+ Esomeprazol: Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Ở người suy thận nặng, do kinh nghiệm hạn chế, bệnh nhân cần được điều trị thận trọng.
• Cách dùng: Dùng đường uống. Nuốt nguyên viên thuốc với nước, không được nhai.
5. Chống chỉ định
Quá mẫn với các Macrolid, Tinidazol hoặc các dẫn xuất 5-Nitroimidazol khác, Esomeprazol hoặc nhóm Benzimidazol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
6. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Khi sử dụng thuốc có các tác dụng không mong muốn nhưng thường nhẹ và thoáng qua
- Tiêu hóa:
+ Buồn nôn, đầy hơi, khó chịu dạ dày
+ Chán ăn bất thường vị giác.
+ Tăng nhẹ men gan.
+Táo bón.
- Phản ứng quá mẫn: Ngứa, phát ban, mề đay.
- Thần kinh: Nhức đầu, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lũ lẫn.
- Máu: Tinidazol gây giảm bạch cầu thoáng qua.
7. Tương tác thuốc
- Esomeprazole: Làm ảnh hưởng đến Sinh khả dụng của các thuốc hấp thụ pH: Digoxin, muối Sắt, ketoconazol.
Dùng đồng thời esomeprazole và Diazepam làm giảm 45% độ thanh thải của diazepam.
- Tinidazol: Làm tăng tác dụng điều trị và độc tĩnh do cimetidin làm giảm thải trừ tinidazol khỏi cơ thể.
Rifampicin làm tăng chuyển hóa tinidazol, tăng thải nên làm giảm tác dụng khi dùng cùng.
- Clarithromycin: Ức chế sự chuyển hóa và tăng tác dụng của carbamazepin và Phenytoin.
Ức chế chuyển hóa của cisaprid làm khoảng cách Q - T kéo dài, xoắn đỉnh, rung thất.
Ức chế chuyển hóa trong gan của theophylin và làm tăng nồng độ theophylin trong huyết tương dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc. Ảnh hưởng đến chuyển hóa của terfenadin dẫn đến tăng tích lũy thuốc này.
8. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc E-Xazol
- Với Clarithromycin: Thận trọng với bệnh nhân suy gan, thận, người nhược cơ, người bệnh có khoảng QT kéo dài, bệnh tim.
- Với Tinidazol:không dùng bia rượu trong thời gian dùng thuốc, thận trọng với bệnh nhân rối loạn hấp thu glucose-galactose.
- Với Esomeprazol: theo dõi thường xuyên nếu bệnh nhân điều trị thời gian dài (đặc biệt trên 1 năm).
9. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
- Chống chỉ định trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Không nên dùng thuốc ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ trừ khi thật cần thiết, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra.
- Không dùng E-xazol trong khi cho con bú
10. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Bệnh nhân cần được cảnh báo về tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc; chóng mặt, choáng váng, lú lẫn, mất phương hướng, mất điều hòa, co giật, nhìn mờ, rối loạn thần kinh ngoại vi của thuốc. Nếu các triệu chứng này xảy ra, khuyên bệnh nhân không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc làm việc trên cao.
11. Bảo quản
Bảo quản thuốc E-Xazol ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc E-Xazol quá hạn ghi trên bao bì.
12. Mua thuốc E-Xazol ở đâu?
Hiện nay, E-Xazol là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc E-Xazol có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
13.Giá bán
Giá bán thuốc E-Xazol trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng đ/hộp. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”