Thuốc Zestril 5mg được chỉ định điều trị tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, hoặc biến chứng của bệnh đái tháo đường.
1. Thuốc Zestril 5mg là thuốc gì?
Thuốc Zestril 5mg được sản xuất bởi công ty Astrazeneca, thuốc nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
Thuốc Zestril 5mg được chỉ định điều trị tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, hoặc biến chứng của bệnh đái tháo đường
2. Thành phần thuốc Zestril 5mg
Lisinopril dihydrate, tương đương với Lisinopril khan 5mg
3. Dạng bào chế
Thuốc Zestril 5mg được bào chế dưới dạng viên nén không bao, màu hồng, hình tròn, có hai mặt lồi. Một mặt được khắc dấu “♥5”, mặt còn lại có đường bẻ viên.
4. Chỉ định
Tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp.
Suy tim
Điều trị suy tim có triệu chứng.
Nhồi máu cơ tim cấp
Điều trị ngắn hạn (6 tuần) ở bệnh nhân có huyết động học ổn định trong vòng 24 giờ đầu ở bệnh nhồi máu cơ tim cấp.
Biến chứng trên thận của bệnh đái tháo đường
Ở bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin có huyết áp bình thường và bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin có tăng huyết áp vừa mới chớm mắc bệnh lý thận được đặc trưng bởi vi albumin niệu, Zestril làm giảm tốc độ tiết albumin niệu
5. Liều dùng
Nên uống Zestril một lần duy nhất mỗi ngày. Cũng như các thuốc khác dùng một lần duy nhất trong ngày, Zestril nên được uống ở cùng thời điểm trong ngày. Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu của viên nén Zestril.
Liều lượng tùy thuộc theo tình trạng và đáp ứng huyết áp của từng cá nhân (xem phần Cảnh báo).
Tăng huyết áp
Zestril có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các nhóm thuốc trị tăng huyết áp nhóm khác.
Liều khởi đầu
Ở bệnh nhân tăng huyết áp, liều khởi đầu được khuyến cáo là 10 mg. Bệnh nhân có hệ renin-angiotensin-aldosterone hoạt hóa mạnh (đặc biệt ở bệnh nhân tăng huyết áp do bệnh lý mạch máu-thận, thiếu nước và/hoặc thiếu muối, mất bù tim hoặc tăng huyết áp trầm trọng) có thể bị hạ huyết áp quá mức sau khi dùng liều khởi đầu. Nên dùng liều khởi đầu 2,5-5 mg cho các loại bệnh nhân này và việc khởi đầu điều trị cần có sự theo dõi của bác sỹ. Cần phải dùng liều khởi đầu thấp hơn khi có tổn thương thận (xem Bảng 1).
Liều duy trì
Liều duy trì thông thường có hiệu quả là 20 mg, uống một lần duy nhất mỗi ngày. Nói chung, nếu không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn sau 2-4 tuần với liều điều trị nào đó thì có thể tăng liều. Liều tối đa sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng dài hạn có đối chứng là 80 mg/ngày.
Bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu
Hạ huyết áp có triệu chứng có thể xảy ra khi bắt đầu điều trị với Zestril. Điều này dễ xảy ra hơn ở bệnh nhân đang được điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu. Do đó phải thận trọng vì những bệnh nhân này có thể đang thiếu nước và/hoặc muối. Nếu được, nên ngưng thuốc lợi tiểu 2-3 ngày trước khi bắt đầu điều trị với Zestril. Ở bệnh nhân tăng huyết áp không thể ngưng thuốc lợi tiểu, nên dùng Zestril với liều khởi đầu 5 mg. Nên theo dõi chức năng thận và lượng kali huyết thanh. Liều Zestril tiếp theo nên điều chỉnh tùy theo đáp ứng của huyết áp. Nếu cần thiết, có thể tiếp tục dùng thuốc lợi tiểu (xem Cảnh báo & Tương tác).
Điều chỉnh liều sử dụng ở bệnh nhân suy thận
Liều sử dụng ở bệnh nhân suy thận phải được dựa trên độ thanh thải creatinine như mô tả ở Bảng 1.
Liều lượng có thể được chuẩn độ tăng dần cho đến khi kiểm soát được huyết áp hoặc tới liều tối đa 40 mg/ngày.
Sử dụng trên trẻ em bị bệnh cao huyết áp từ 6-16 tuổi
Liều khởi đầu khuyến cáo là 2,5 mg một lần mỗi ngày ở bệnh nhân có cân nặng từ 20kg đến <50kg, và 5 mg một lần mỗi ngày ở bệnh nhân ≥50kg. Liều dùng nên được điều chỉnh tùy theo cá thể đến tối đa 20mg/ngày ở bệnh nhân có cân nặng từ 20 đến <50kg, và không quá 40 mg/ngày ở bệnh nhân ≥50kg. Liều trên 0,61 mg/kg (hoặc vượt quá 40 mg/ngày) chưa được nghiên cứu ở trẻ em (xem phần Dược lực học).
Ở trẻ em có chức năng thận suy giảm, nên xem xét khởi đầu với liều thấp hơn hoặc xem xét tăng từng mức liều.
Suy tim
Ở bệnh nhân suy tim có triệu chứng, Zestril nên được dùng như một trị liệu hỗ trợ cho thuốc lợi tiểu và, khi thích hợp, với digitalis hoặc thuốc chẹn bêta. Zestril có thể được sử dụng với liều khởi đầu 2,5 mg, 1 lần/ngày và nên uống khi có sự theo dõi của bác sỹ để xác định tác động lần đầu của thuốc lên huyết áp. Nên tăng liều Zestril:
- Từng mức không quá 10 mg.
- Thời gian điều chỉnh liều không ít hơn 2 tuần.
- Liều tối đa bệnh nhân có thể dung nạp lên đến 35 mg, 1 lần/ngày.
Việc điều chỉnh liều lượng phải được dựa trên đáp ứng lâm sàng của từng bệnh nhân.
Ở bệnh nhân có nguy cơ cao hạ huyết áp có triệu chứng, ví dụ bệnh nhân thiếu muối có hay không có giảm natri máu, bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn hoặc bệnh nhân đã được điều trị tích cực bằng thuốc lợi tiểu, các rối loạn này phải được điều chỉnh, nếu được, trước khi điều trị với Zestril. Nên theo dõi chức năng thận và kali huyết thanh (xem Cảnh báo).
Nhồi máu cơ tim cấp
Nếu cần, bệnh nhân nên được điều trị bằng các thuốc điều trị chuẩn như thuốc tan huyết khối, aspirin và thuốc chẹn bêta. Có thể dùng glyceryl trinitrate đường tĩnh mạch hoặc đường qua da cùng lúc với Zestril.
Liều khởi đầu (3 ngày đầu tiên sau cơn nhồi máu cơ tim)
Điều trị bằng Zestril có thể khởi đầu trong vòng 24 giờ từ khi khởi phát các triệu chứng. Việc điều trị không nên bắt đầu nếu huyết áp tâm thu thấp hơn 100mmHg. Liều khởi đầu của Zestril là 5 mg qua đường uống, tiếp theo là 5 mg sau 24 giờ, 10 mg sau 48 giờ và 10 mg một lần/ngày cho các ngày sau đó. Bệnh nhân có huyết áp tâm thu thấp (≤120mmHg) khi khởi đầu điều trị hay trong vòng 3 ngày đầu tiên sau cơn nhồi máu cơ tim nên dùng liều thấp hơn 2,5 mg đường uống (xem Cảnh báo).
Ở bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinine <80mL/phút), liều khởi đầu Zestril nên được điều chỉnh tùy theo độ thanh thải creatinine của bệnh nhân (xem Bảng 1).
Liều duy trì
Liều duy trì là 10 mg, 1 lần/ngày. Nếu hạ huyết áp xảy ra (huyết áp tâm thu ≤100mmHg), liều duy trì hằng ngày 5 mg nên được giảm tạm thời xuống còn 2,5 mg nếu cần thiết. Nếu hạ huyết áp kéo dài xảy ra (huyết áp tâm thu thấp hơn 90mmHg kéo dài lâu hơn một giờ), nên ngưng dùng thuốc Zestril.
Việc điều trị nên được tiếp tục trong 6 tuần lễ và sau đó bệnh nhân nên được tái đánh giá. Bệnh nhân có các triệu chứng suy tim nên tiếp tục dùng Zestril (xem phần Liều lượng và Cách dùng).
Biến chứng trên thận của bệnh đái tháo đường
Ở bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin có huyết áp bình thường, liều hàng ngày là 10mg Zestril, 1 lần/ngày, có thể tăng lên 20 mg, 1 lần/ngày, nếu cần thiết, để đạt được huyết áp tâm trương ở tư thế ngồi dưới 75mmHg. Ở bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin bị tăng huyết áp, dùng phác đồ liều lượng như trên để đạt đến huyết áp tâm trương ở tư thế ngồi dưới 90mmHg.
Ở bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin <80mL/phút), liều khởi đầu Zestril nên được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin của bệnh nhân (xem Bảng 1).
Sử dụng thuốc ở người cao tuổi
Trong các nghiên cứu lâm sàng, không có sự thay đổi nào liên quan đến tuổi tác bệnh nhân về hiệu quả và tính an toàn của thuốc. Tuy nhiên, khi tuổi cao kèm theo giảm chức năng thận, nên tuân theo sự hướng dẫn của Bảng 1 để xác định liều khởi đầu của Zestril. Sau đó, liều lượng nên được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của huyết áp.
Sử dụng trên bệnh nhân ghép thận
Chưa có kinh nghiệm về việc dùng Zestril trên bệnh nhân mới ghép thận. Do vậy, không khuyến cáo dùng Zestril trên các bệnh nhân này.
6. Chống chỉ định
Quá mẫn với Zestril hoặc bất kỳ tá dược nào hoặc các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) khác.
Tiền sử phù mạch do dùng thuốc ức chế men chuyển.
Phù mạch di truyền hoặc vô căn.
Phụ nữ có thai ở 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ (xem phần Cảnh báo, Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú).
Chống chỉ định sử dụng đồng thời Zestril với sản phẩm chứa aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc bệnh nhân suy thận (GFR <60mL/phút/1,73m2)
7. Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn sau đã được quan sát và ghi nhận trong khi dùng Zestril và các thuốc ức chế men chuyển khác với tần xuất xảy ra như sau: Rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100, <1/10), ít gặp (≥1/1.000, <1/100), hiếm gặp (≥1/10.000, <1/1.000), rất hiếm gặp (<1/10.000), chưa rõ (không thể dự đoán từ dữ liệu sẵn có).
- xem Bảng 2.
Báo cáo các phản ứng ngoại ý
Việc báo cáo các phản ứng ngoại ý nghi ngờ sau khi thuốc được cấp phép là quan trọng. Điều này cho phép tiếp tục kiểm soát cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Các thuốc điều trị tăng huyết áp
Khi phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác (glyceryl trinitrate và các nitrate khác hoặc chất giãn mạch), tình trạng huyết áp hạ nhiều hơn có thể xảy ra.
Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc ức chế kép hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) bằng liệu pháp phối hợp thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren làm tăng tần suất biến cố ngoại ý như hạ huyết áp, tăng kali máu và suy giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp) so với khi dùng các thuốc RAAS đơn trị liệu (riêng lẻ) (xem phần Chống chỉ định, Cảnh báo và Dược lực học).
Thuốc có thể làm tăng nguy cơ phù mạch
Điều trị đồng thời thuốc ức chế men chuyển với thuốc ức chế đích của rapamycin trên động vật có vú (mTOR) (ví dụ: temsirolimus, sirolimus, everolimus) hoặc thuốc ức chế endopeptidase trung tính (NEP) (ví dụ racecadotril) hoặc thuốc kích hoạt plasminogen mô có thể làm tăng nguy cơ phù mạch.
Thuốc lợi tiểu
Khi thêm một thuốc lợi tiểu vào phác đồ điều trị của bệnh nhân đang sử dụng Zestril, tác dụng điều trị tăng huyết áp thường tăng thêm.
Bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu và đặc biệt là những bệnh nhân mới dùng lợi tiểu, đôi khi bị hạ huyết áp quá mức khi dùng thêm Zestril. Khả năng bị hạ huyết áp có triệu chứng với Zestril, có thể được giảm tối thiểu bằng cách ngưng thuốc lợi tiểu trước khi bắt đầu điều trị với Zestril (xem phần Cảnh báo, Liều lượng và Cách dùng).
Chất bổ sung kali, thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc các chất thay thế muối chứa kali và các thuốc khác có thể làm tăng nồng độ kali huyết thanh
Mặc dù trong các thử nghiệm lâm sàng nồng độ kali trong huyết thanh thường ở trong mức giới hạn, tình trạng tăng kali máu đã xảy ra ở một số bệnh nhân. Việc dùng các chất bổ sung kali, thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc chất thay thế muối chứa kali, và các thuốc khác có thể làm tăng nồng độ kali huyết thanh, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận, có thể dẫn đến nồng độ kali huyết thanh tăng đáng kể. Thực hiện kiểm soát nồng độ kali thích hợp (xem phần Cảnh báo). Nếu dùng Zestril chung với thuốc lợi tiểu mất kali, sự giảm kali huyết gây ra do thuốc lợi tiểu có thể được cải thiện.
Lithium
Sự gia tăng nồng độ và độc tính của lithium trong huyết thanh có hồi phục đã được ghi nhận khi dùng đồng thời lithium với thuốc ức chế men chuyển. Khi dùng chung thuốc lợi tiểu loại thiazid với thuốc ức chế men chuyển có thể làm tăng nguy cơ độc tính của lithium. Không khuyến cáo dùng Zestril chung với lithium, nhưng nếu cần thiết phải kết hợp thì phải theo dõi cẩn thận mức lithium trong huyết thanh (xem phần Cảnh báo).
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) kể cả acid acetylsalicylic ≥3 g/ngày
Khi thuốc ức chế men chuyển được dùng đồng thời với thuốc kháng viêm không steroid (acid acetylsalicylic ở liều kháng viêm, thuốc ức chế COX-2 và các NSAIDs không chọn lọc), có thể giảm tác động điều trị tăng huyết áp. Việc dùng đồng thời thuốc ức chế men chuyển và NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận có thể bao gồm suy thận cấp và tăng kali huyết thanh, đặc biệt ở những bệnh nhân đã có chức năng thận yếu. Các tác động này thường có thể hồi phục. Nên cẩn thận khi dùng phối hợp, đặc biệt ở người lớn tuổi. Bệnh nhân nên được cung cấp nước đầy đủ và được theo dõi chức năng thận sau khi bắt đầu trị liệu phối hợp và định kỳ sau đó.
Vàng
Phản ứng Nitritoid (triệu chứng của sự giãn mạch, mà có thể rất trầm trọng, bao gồm: đỏ bừng, buồn nôn, chóng mặt và hạ huyết áp,) sau khi sử dụng Vàng dưới dạng tiêm (ví dụ: natri aurothiomalate) đã được ghi nhận thường xuyên xảy ra ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng/ Thuốc chống loạn thần/ Thuốc gây mê
Khi dùng chung thuốc gây mê, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc chống loạn thần với thuốc ức chế men chuyển có thể dẫn đến giảm huyết áp hơn nữa (xem phần Cảnh báo).
Thuốc giống giao cảm
Thuốc giống giao cảm có thể làm giảm tác động điều trị tăng huyết áp của thuốc ức chế men chuyển.
Thuốc trị bệnh đái tháo đường
Các nghiên cứu dịch tễ học đề nghị rằng dùng đồng thời thuốc ức chế men chuyển và thuốc trị đái tháo đường (insulin, thuốc hạ đường huyết dạng uống) có thể làm tăng tác động hạ đường huyết với nguy cơ tụt đường huyết. Hiện tượng này dường như có thể xảy ra nhiều hơn trong những tuần điều trị đầu tiên và ở bệnh nhân suy thận.
Co-trimoxazole (trimethoprim/sulfamethoxazole)
Bệnh nhân dùng đồng thời cotrimoxazole (trimethoprim/sulfamethoxazole) có thể làm tăng nguy cơ tăng kali máu (xem phần Cảnh báo).
Acid acetylsalicylic, thuốc tan huyết khối, thuốc chẹn bêta, thuốc nhóm nitrat
Zestril có thể sử dụng đồng thời với acid acetylsalicylic (ở các liều dùng cho bệnh lý tim mạch), thuốc tan huyết khối, thuốc chẹn bêta và/hoặc nhóm nitrat.
9. Thận trọng khi sử dụng
Hạ huyết áp có triệu chứng
Hạ huyết áp có triệu chứng rất hiếm gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp không có biến chứng. Ở bệnh nhân tăng huyết áp dùng Zestril, hạ huyết áp có khuynh hướng dễ xảy ra nếu bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn, ví dụ do thuốc lợi tiểu, chế độ ăn hạn chế muối, thẩm phân, tiêu chảy hoặc nôn mửa hoặc tăng huyết áp nặng phụ thuộc renin (xem phần Tương tác và Tác dụng ngoại ý). Ở bệnh nhân suy tim, có hay không có suy thận kèm theo, hạ huyết áp có triệu chứng cũng đã được ghi nhận. Điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn ở bệnh nhân suy tim nặng, phản ánh qua việc dùng liều cao thuốc lợi tiểu quai, giảm natri máu hoặc tổn thương chức năng thận. Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị hạ huyết áp có triệu chứng, việc khởi đầu điều trị và điều chỉnh liều cần được giám sát chặt chẽ. Những biện pháp tương tự cũng được áp dụng ở bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh mạch máu não, mà ở những bệnh nhân này hạ huyết áp quá mức có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Nếu hạ huyết áp xảy ra, phải để bệnh nhân nằm ngửa và, nếu cần, truyền tĩnh mạch dung dịch muối sinh lý. Hạ huyết áp thoáng qua không phải là chống chỉ định đối với những liều tiếp theo, những liều thuốc này có thể được sử dụng không có trở ngại khi huyết áp đã được nâng lên sau khi bù dịch.
Ở một số bệnh nhân suy tim có huyết áp bình thường hoặc thấp, huyết áp tâm thu có thể hạ thấp hơn nữa khi dùng Zestril. Tác dụng này đã được biết trước và thường không phải là lý do để ngưng thuốc. Nếu hạ huyết áp có triệu chứng, có thể cần phải giảm liều hoặc ngừng sử dụng Zestril.
Hạ huyết áp trong nhồi máu cơ tim cấp
Không được khởi đầu điều trị với Zestril cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có nguy cơ bị rối loạn huyết động học trầm trọng sau khi điều trị với thuốc giãn mạch. Đây là những bệnh nhân có huyết áp tâm thu ≤100mmHg hoặc bị sốc do tim. Trong vòng ba ngày đầu tiên sau nhồi máu cơ tim, nên giảm liều nếu huyết áp tâm thu ≤120mmHg. Cần giảm liều duy trì xuống 5 mg hoặc tạm thời xuống 2,5 mg nếu huyết áp tâm thu ≤100mmHg. Nếu hạ huyết áp kéo dài (huyết áp tâm thu dưới 90mmHg kéo dài hơn 1 giờ) phải ngưng dùng Zestril.
Bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại/hẹp động mạch chủ và van hai lá
Giống như các thuốc ức chế men chuyển khác, nên thận trọng khi dùng Zestril cho bệnh nhân hẹp van hai lá và nghẽn dòng máu ra khỏi tâm thất trái như là hẹp động mạch chủ hoặc bệnh lý cơ tim phì đại.
Tổn thương chức năng thận
Ở bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin <80mL/phút), liều khởi đầu Zestril nên được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin của bệnh nhân (xem Bảng 1 trong Liều lượng và Cách dùng) và chức năng đáp ứng của bệnh nhân với trị liệu. Theo dõi thường quy lượng kali và creatinin là một phần của việc thăm khám y khoa thông thường cho các bệnh nhân này.
Ở bệnh nhân suy tim, hạ huyết áp liều đầu với thuốc ức chế men chuyển có thể làm tình trạng tổn thương chức năng thận nặng thêm. Suy thận cấp, thường là có thể hồi phục, đã được ghi nhận trong trường hợp này.
Ở một số bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận của thận đơn độc, được điều trị với thuốc ức chế men chuyển, người ta đã ghi nhận có sự gia tăng urê huyết và creatinin huyết thanh, thường sẽ hồi phục khi ngưng điều trị. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở bệnh nhân suy thận.
Nếu tăng huyết áp do bệnh lý mạch máu thận cũng hiện diện thì làm tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng và suy thận. Ở những bệnh nhân này, nên bắt đầu điều trị ở liều thấp dưới sự giám sát chặt chẽ và điều chỉnh liều lượng cẩn thận. Vì việc điều trị với thuốc lợi tiểu có thể là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng nói trên, nên ngưng dùng những thuốc này và theo dõi chức năng thận trong những tuần đầu tiên điều trị với Zestril.
Một số bệnh nhân tăng huyết áp mà không có bệnh lý mạch máu thận rõ rệt trước đó có hiện tượng tăng urê huyết và creatinin huyết thanh, thường là nhẹ và thoáng qua, đặc biệt khi Zestril được dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu. Điều này thường có khả năng xảy ra hơn ở bệnh nhân tổn thương chức năng thận trước đó. Có thể cần giảm liều và/hoặc ngưng thuốc lợi tiểu và/hoặc Zestril.
Trong nhồi máu cơ tim cấp, không nên điều trị khởi đầu với Zestril ở bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng thận, được định nghĩa là nồng độ creatinin huyết thanh vượt quá 177 micromol/lít và/hoặc protein niệu vượt quá 500 mg/24 giờ. Nếu rối loạn chức năng thận phát triển trong quá trình điều trị với Zestril (nồng độ creatinin huyết thanh vượt quá 265 micromol/lít hay gấp đôi so với các trị số trước khi điều trị) thì nên xem xét đến việc ngưng dùng Zestril.
Quá mẫn/phù mạch
Phù mạch ở mặt, tay chân, môi, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản đã được ghi nhận hiếm gặp ở bệnh nhân được điều trị với thuốc ức ch?