Ampicillin MKP 500 được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn tai-mũi-họng, viêm phế quản, viêm phổi,..
1. Thuốc Ampicillin MKP 500 là thuốc gì?
Thuốc Ampicillin MKP là một thuốc kháng sinh chứa thành phần hoạt chất chính là ampicillin. Hoạt chất ampicillin thuộc nhóm kháng sinh penicillin. Nó có cơ chế tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá vỡ lớp peptidoglycan. Từ đó nó có thể ngăn chặn các nhiễm trùng phát triển bên trong cơ thể. Nhờ vậy mà thuốc Ampicillin Mekophar dùng để điều trị các bệnh viêm do nhiễm trùng khuẩn.
2. Thành phần thuốc Ampicillin MKP 500
Thành phần hoạt chất: Ampicillin trihydrate tương đương ampicillin…..500mg
Thành phần tá dược: magnesium stearate.
3. Dạng bào chế
Viên nang cứng
4. Chỉ định
Ampicillin MKP 500 có chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm: nhiễm khuẩn tai - mũi - họng, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường niệu, bệnh lậu, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn máu, viêm phúc mạc, viêm màng trong tim, viêm màng não, sốt thương hàn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
5. Liều dùng
- Uống trước bữa ăn 30 phút - 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
- Liêu đề nghị:
+ Người lớn (bao gồm người lớn tuổi):
• Nhiễm khuẩn tai - mũi - họng: 250mg, 4 lần/ngày.
• Viêm phế quản:
+ Liều thường dùng: 250mg, 4 lần/ngày.
+ Điều trị liều cao: 1g, 4 lần/ngày.
• Viêm phổi: 500mg, 4 lần/ngày.
• Nhiễm khuẩn đường niệu: 500mg, 3 lần/ngày.
• Bệnh lậu: uống liều 2g, kết hợp với 1g probenecid, liều duy nhất. Liều nhắc lại được khuyến cáo khi điều trị ở phụ nữ.
• Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: 500 - 750mg, 3 - 4 lần/ngày.
• Thương hàn:
+ Cấp tính: 1 - 2g, 4 lần/ngày trong 2 tuần.
+ Người mang mầm bệnh: 1 - 2g, 4 lần/ngày trong 4 - 12 tuần.
+ Trẻ dưới 10 tuổi: dùng liều bằng ½ liều người lớn.
+ Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng liều cao hơn liều khuyến cáo.
+ Trong trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải creatinine 10ml/phút): giảm liều hoặc giãn khoảng cách liều. Đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, cần dùng thêm 1 liều bổ sung sau mỗi thời gian thẩm tích.
6. Chống chỉ định
Mẫn cảm với kháng sinh nhóm beta-lactam (ví dụ: ampicillin, penicillin, cephalosporin) hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
7. Tác dụng phụ
- Thường gặp (ADR > 1/100):
+ Tiêu hóa: tiêu chảy.
+ Da: mẩn đỏ (ngoại ban).
- Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100):
+ Máu: thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu và mất bạch cầu
+ Tiêu hóa: viêm lưỡi, viêm miệng, buồn nôn, nôn, viêm đại tràng, viêm đại tràng giả mạc.
+ Da: mày đay.
- Hiếm gặp (ADR < 1/1000):
+ Toàn thân: phản ứng phản vệ, viêm da tróc vảy và ban đỏ đa dạng.
+ Phản ứng dị ứng ở da kiểu "ban muộn" thường gặp khi điều trị bằng ampicillin. Nếu người bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn được điều trị bằng ampicillin thì
7 - 12 ngày sau khi bắt đầu điều trị, hầu như 100% người bệnh thường bị phát ban đỏ rất mạnh. Các phần ứng này cũng gặp ở các người bệnh bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do
Cytomegalovirus và bệnh bạch cầu lympho bào.
+ Viêm thận kẽ, tăng AST.
* Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn:
- Nếu thời gian điều trị lâu dài, phải định kỳ kiểm tra gan, thận.
- Phải điều tra kỹ lưỡng xem trước đây người bệnh có dị ứng với penicillin, cephalosporin và các tác nhân dị ứng khác không. Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như: mày đay, sốc phản vệ, hội chứng Stevens -Johnson, thì phải ngừng ngay liệu pháp ampicillin và chỉ định điều trị lập tức bằng epinephrine (adrenaline) và không bao giờ được điều trị lại bằng penicillin và cephalosporin nữa.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
- Thuốc làm tăng đào thải acid uric vào nước tiểu như probenecid, sufinpyrazone: làm giảm bài tiết ampicillin, làm tăng nguy cơ gây độc.
- Dùng đồng thời ampicillin và allopurinol: làm tăng khả năng xảy ra phản ứng ở da của ampicillin.
- Thuốc chống đông: INR (international normalized ratio) có thể bị thay đổi khi dùng ampicillin cùng với warfarin và phenindione.
- Vắc xin: hiệu quả của vắc xin thương hàn dùng đường uống có thể bị giảm khi dùng đồng thời với ampicillin.
- Thuốc chống ung thư: ampicillin làm giảm sự bài tiết của methotrexate.
- Chloroquine: sự hấp thu của ampicillin bị giảm khi dùng đồng thời với chloroquine.
- Các kháng sinh kìm khuẩn như choramphenicol, tetracycline, erythromycin có thể cản trở hoạt tính kháng khuẩn của ampicillin.
- Ampicillin có thể làm sai lệch kết quả test glucose niệu sử dụng đồng sulfate (như thuốc
thử benedict, clinitest).
9. Thận trọng khi sử dụng
- Dị ứng chéo với penicillin hoặc cephalosporin. Không được dùng hoặc tuyệt đối thận trọng dùng ampicillin cho người đã bị mẫn cảm với cephalosporin.
- Thời gian điều trị dài (hơn 2 - 3 tuần), cần kiểm tra chức năng gan, thận và máu.
- Tránh dùng với người nhiễm virus Epstein-Barr và HIV do có thế gây xuất hiện ban đỏ.
- Bệnh nhân suy thận cần giảm liều.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai: các nghiên cứu trên động vật với ampicillin không cho thấy tác động gây quái thai. Khi cần sử dụng kháng sinh cho phụ nữ mang thai, có thể xem xét dùng ampicillin.
- Thời kỳ cho con bú: ampicillin vào sữa nhưng không gây những phản ứng có hại cho trẻ bú mẹ nếu sử dụng với liều điều trị bình thường.
11. Ảnh hưởng của thuốc Ampicillin MKP 500 lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.
12. Quá liều
* Quá liều: chưa có báo cáo trường hợp quá liều xảy ra khi dùng thuốc.
* Cách xử trí:
- Nếu xảy ra quá liều, phải ngừng dùng thuốc và dùng các biện pháp hỗ trợ, điều trị triệu chứng.
- Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Ampicillin MKP 500 ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Ampicillin MKP 500 quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Ampicillin MKP 500 ở đâu?
Hiện nay, Ampicillin MKP 500 là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Ampicillin MKP 500 trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 80.000 đến 100.000/hộp 100 viên tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”