Kidviton là thuốc bổ cho trẻ em và thanh thiếu niên, trẻ có chế độ ăn đặc biệt và trong thời kỳ dưỡng bệnh.
1. Thuốc Kidviton là thuốc gì?
Thuốc Kidviton là sự kết hợp của các loại vitamin và khoáng chất do Công Ty Stella Pharm nghiên cứu và sản xuất có tác dụng điều chỉnh và ngăn ngừa sự suy giảm chuyển hóa tế bào trong các trường hợp nhu cầu về thành phần này tăng lên. Thuốc được bào chế dưới dạng siro, dùng theo đường uống, thích hợp sử dụng cho cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi
2. Thành phần thuốc Kidviton
Thành phần hoạt chất: Mỗi 60ml siro chứa:
Lysin hydrochloride………..12000,0mg
Calcium…………………….520,0mg
Phosphorus………………...800,0mg
Vitamin B1………………….12,0mg
Vitamin B2…………………..14,0mg
Vitamin B6…………………24,0mg
Vitamin D3………………..2400,0IU
Vitamin E…………………..60,0mg
Nicotinamide……………….80,0mg
D-panthenol…………………40,0mg
Thành phần tá dược: Sucralose, macrocol 40, butylhydroxytoluen, EDTA, kali sorbat, mùi cam nước, acid citric khan, propylen glycol, propyl gallat, sorbitol 70%, màu caramen, ethanol 96%, nước tinh khiết.
3. Dạng bào chế
Siro có màu vàng đồng nhất, vị ngọt, thơm mùi cam
4. Chỉ định
Siro Kidviton là thuốc bổ cho trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển , chế độ ăn đặc biệt và trong thời kỳ dưỡng bệnh ( sau khi ốm, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật). Ngoài ra, siro Kidviton cũng được chỉ định cho tất cả lứa tuổi trong thời kỳ dưỡng bệnh
5. Cách dùng & Liều lượng
Cách dùng:
Dùng đường uống. Nên dùng trước bữa ăn sáng hoặc ăn trưa . Có thể pha loãng với nước hay trộn với thức ăn. Sử dụng muỗng 5ml kèm theo trong hộp để đong thể tích.
Liều dùng:
Trẻ em từ 1 -5 tuổi: 7,5ml/ngày (=1,5 muỗng/ngày)
Trẻ em ở độ tuổi đi học, thanh thiếu niên và người lớn: 15ml/ngày ( = 3 muỗng/ngày)
6. Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Rối loạn chuyển hóa calcium như tăng calci huyết hay tăng calcium niệu.
Thừa vitamin D
Suy thận
Dùng chung với các thuốc khác chứa vitamin D
Bệnh gan nặng
Loét dạ dày tiến triển
Xuất huyết động mạch, hạ huyết áp nặng
7. Tác dụng phụ
- Calcium: muối calcium đường uống có thể gây kích thích đường tiêu hóa. Muối calcium cũng có thể gây táo bón
- Vitamin B1: các tác dụng không mong muốn của vitamin B1 rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng
- Vitamin B2: dùng liều cao vitamin B2 dẫn đến nước tiểu chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm
- Vitamin B6: dùng liều cao vitamin B6 trong thời gian dài ( 200mg/ngày x 2 tháng) có thể làm tiến triển nặng thêm bệnh thần kinh ngoại vi
- Vitamin D3: với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên có thể xảy ra thừa vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calcium
- Vitamin E: thường được dung nạp tốt.Liều cao có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các rối loạn tiêu hóa khác, mệt mỏi, yếu
- Nicotinamide: liều nhỏ nicotinamide thường không độc
- D- Peathenol : có thể gây dị ứng nhưng hiếm gặp
8. Tương tác thuốc.
- Calcium:
Calcium làm tăng tác động của digoxin và các glycosid tim khác và có thể gây độc tính
Muối calcium làm giảm sự hấp thu của một vài thuốc, đặc biệt là các tetracyclin. Vì vậy khuyến cáo dùng calcium cách xa các chế phẩm này tối thiểu 3 giờ.
- Vitamin B1: có thể làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh cơ
- Vitamin B2:
Rượu có thể gây cản trở hấp thu vitamin B2 ở ruột.
Sử dụng cùng lúc với probenecid gây giảm hấp thu vitamin B2 ở dạ dày-ruột
- .Vitamin B6:
Làm giảm tác dụng của levodopa nhưng tương tác này sẽ không xảy ra nếu dùng kèm một chất ức chế dopa decarboxylase
Làm giảm hoạt tính của altretamin,làm giảm nồng độ phenobarbital và phenytoin trong huyết thanh.
Một số thuốc như hydralazin, isoniazid, penicillamin và các thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6
- Vitamin D3:
Không nên dùng đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydrochloride, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột
Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D
Không nên dùng đồng thời vitamin D với glycosid tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calcium huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
- Vitamin E:
Đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăng thời gian đông máu
Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc ( như khi dùng cholestyramin)
- Nicotinamid:
Sử dụng nicotinamide đồng thời với chất ức chế enzym khử HMG-CoA có thể làm tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân.
Sử dụng nicotinamide đồng thời với thuốc chẹn alpha-adrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
Khẩu phần ăn và/hoặc liều lượng thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin có thể cần phải điều chỉnh khi sử dụng đồng thời với nicotinamide
Sử dụng Nicotinamide đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác hại độc cho gan.
Không nên dùng đồng thời niacinamide với carbamazepin vì gây tăng nồng độ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính.
- D-panthenol: Không dùng D-panthenol trong vòng 1 giờ sau khi dùng succinylcholin vì D-panthenol có thể kéo dài tác dụng gây giãn cơ của succinylcholin.
9. Thận trọng khi sử dụng
- Không nên dùng sirô Kidviton vượt quá liều đề nghị trong thời gian kéo dài, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
- Dùng thận trọng muối calcium cho bệnh nhân suy thận hoặc các bệnh có liên quan đến tình trạng tăng calcium huyết như bệnh sarcoid và một số khối u ác tính. Tránh dùng các muối calcium cho những bệnh nhân bị sỏi thận calcium hoặc có tiền sử sỏi thận.
- Bệnh sarcoid hoặc thiểu năng cận giáp có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D.
- Thận trọng khi dùng liều cao nicotinamid cho bệnh nhân có tiền sử bệnh loét dạ dày, bệnh túi mật hoặc tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh gút, viêm khớp do gút hoặc dị ứng.
- D-panthenol có thể kéo dài thời gian chảy máu nên phải sử dụng thận trọng ở người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu khác.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Có thể dùng vitamin và muối khoáng với liều tương đương với nhu cầu hàng ngày trong thời gian mang thai và cho con bú.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có báo cáo.
12. Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh đánh sáng, để nơi mát.
Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Kidviton ở đâu?
Hiện nay, thuốc Kidviton có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Kidviton trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 35.000 VNĐ/chai tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”