Panadol giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt.
1. Thuốc Panadol là thuốc gì?
Thuốc Panadol có tác dụng trong các trường hợp nhức đầu, đau răng, đau khớp, đau cơ, đau do nguyên nhân chấn thương, đau tai, đau họng. Các triệu chứng sốt do nhiễm khuẩn, do tiêm chủng vaccin, cảm lạnh, cảm cúm.
2. Thành phần thuốc Panadol
Hoạt chất: Paracetamol……………..500mg
Tá dược: Pregelatinized Starch, Maize Starch, Povidone, Potassium Sorbate, Talc, Stearic Acid, Hydroxypropyl Methylcellulose (HPMC), Triacetin.
3. Dạng bào chế
Thuốc Panadol được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim, màu trắng, một mặt có vạch kẻ ngang.
4. Chỉ định
Panadol chứa paracetamol là một chất giảm đau, hạ sốt.
Panadol có hiệu quả trong:
Điều trị từ đau nhẹ đến vừa bao gồm:
Đau đầu
Đau nửa đầu
Đau bụng kinh
Đau họng
Đau cơ xương
Sốt và đau sau khi tiêm vaccin
Đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa
Đau răng
Đau do viêm xương khớp
Hạ sốt
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Người lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
Dùng 500mg đến 1g paracetamol (1 - 2 viên/lần), sau 4 - 6 giờ nếu cần.
Chỉ dùng đường uống
Liều tối đa hàng ngày: 4000mg (8 viên)
Không dùng quá liều chỉ định
Không dùng với các thuốc khác chứa paracetamol
Khoảng cách liều tối thiểu 4 giờ
Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi:
Dùng 250 - 500mg sau mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần.
Liều tối đa hàng ngày: 60mg/kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 - 15mg/kg cân nặng dùng trong 24 giờ.
Không dùng quá liều chỉ định
Không dùng với các thuốc khác chứa paracetamol
Không dùng quá 4 liều trong 24 giờ.
Khoảng cách liều tối thiểu: 4 giờ
Thời gian tối đa dùng thuốc không có tư vấn của bác sĩ: 3 ngày
Trẻ em dưới 6 tuổi: Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi.
6. Chống chỉ định
Chống chỉ định paracetamol cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với paracetamol hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Các tác dụng không mong muốn thu được từ dữ liệu của thử nghiệm lâm sàng thường hiếm gặp xảy ra trên một số ít bệnh nhân. Vì vậy, xin đưa ra trong bảng dưới đây các tác dụng không mong muốn thu được trong quá trình lưu hành sản phẩm ở liều điều trị theo phân loại hệ thống cơ quan của cơ thể và tần suất xuất hiện.
Tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn được ước lượng từ các báo cáo thu được từ dữ liệu hậu marketing.
Cơ quan |
Tác dụng không mong muốn |
Tần suất xuất hiện |
Rối loạn máu và hệ bạch tuyết |
Giảm tiểu cầu |
Rất hiếm |
Rối loạn hệ miễn dịch |
Phản ứng quá mẫn Phản ứng mẫn cảm trên da như: Ban đỏ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson |
Rất hiếm |
Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất |
Co thắt phế quản ở các bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và các NSAID khác |
Rất hiếm |
Rối loạn gan mật |
Bất thường gan |
Rất hiếm |
8. Tương tác thuốc
Sử dụng paracetamol hàng ngày kéo dài làm tăng tác dụng đông máu của warfarin và các loại coumarin khác dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu; dùng thuốc không thường xuyên sẽ không có ảnh hưởng đáng kể.
9. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Panadol
Bác sĩ cần thông báo cho bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay hội chứng lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.
Có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với bệnh nhân đang bị các bệnh về gan. Những bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này.
Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để thuốc Panadol xa tầm tay trẻ em.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Khả năng sinh sản
Chưa có dữ liệu
Phụ nữ mang thai
Các nghiên cứu trên người và động vật vẫn chưa được xác định được bất kỳ nguy cơ nào của paracetamol đối với thai kỳ hoặc sự phát triển phôi thai.
Phụ nữ cho con bú
Các nghiên cứu trên người với paracetamol không xác định được bất cứ nguy cơ nào đối với phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú mẹ
Paracetamol qua được hàng rào nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Panadol gần như không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Panadol ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Panadol ở đâu?
Thuốc Panadol có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Panadol trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 13.000 - 17.000 đồng / vỉ. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”