Thuốc Phamzopic được chỉ định dùng trong thời gian ngắn để điều trị và giảm triệu chứng của bệnh mất ngủ.
1. Thuốc Phamzopic là thuốc gì?
Thuốc Phamzopic là thuốc điều trị rối loạn mất ngủ có nguyên nhân từ những bất thường về cơ thể và/hoặc tâm thần, các biểu hiện như khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc về đêm hoặc thức dậy sớm.
2. Thành phần thuốc Phamzopic
Hoạt chất: Mỗi viên nén Phamzopic chứa 7.5mg Zopiclone
Tá dược: Microcrystaíline cellulose, Lactose khan, Pregelatinized starch, Dibasic calcium phosphate, Croscarmellose sodium, Magnesium stearate, Opadry màu xanh nhạt YS-1 -10621, Nước tinh khiết.
3. Dạng bào chế
Thuốc Phamzopic được bào chế dưới dạng viên nén.
4. Chỉ định
Thuốc Phamzopic được chỉ định trong các trường hợp rối loạn giấc ngủ có nguyên nhân từ những bất thường về cơ thể và/hoặc tâm thần. Do vậy, chỉ nên quyết định điều trị triệu chứng mất ngủ cho bệnh nhân sau khi đã đánh giá kỹ lưỡng tình trạng của từng bệnh nhân.
Phamzopic được chỉ định dùng trong thời gian ngắn để điều trị và giảm triệu chứng của bệnh mất ngủ với các biểu hiện như khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc về đêm hoặc thức dậy sớm.
Điều trị bằng thuốc Phamzopic không nên kéo dài quá 7 đến 10 ngày liên tiếp. Trong trường hợp điều trị liên tục trong 2 đến 3 tuần cần phải kiểm tra toàn diện tình trạng của bệnh nhân. Chỉ nên kê đơn dùng thuốc Phamzopic trong thời gian ngắn 7 đến 10 ngày và không nên kê quá số lượng dùng cho một tháng.
Việc dùng thuốc ngủ cần hạn chế trong trường hợp rối loạn giấc ngủ gây ra do thay đổi múi giờ.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Dùng PHAMZOPIC không nên kéo dài quá 7-10 ngày liên tục. Trong trường hợp điều trị liên tục trong 2 tới 3 tuần cần phải kiểm tra toàn diện tình trạng bệnh của bệnh nhân. Thuốc nên uống ngay trước khi đi ngủ.
Liều dùng cho người lớn: Thông thường là 1 viên PHAMZOPIC 7,5 mg. Không nên dùng quá liều này.
Người già: Liều khuyến cáo dùng cho người lớn tuổi và/hoặc bệnh nhân sức khoẻ yếu là 1/2 viên (3,75mg) trước khi ngủ. Liều dùng có thể tăng lên 1 viên trong trường hợp với liều thấp không mang lại tác dụng mong muốn.
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hoặc bị suy hô hấp mãn tính: Liều khuyến cáo là 3,75mg (1/2 viên) tùy thuộc vào mức độ đáp ứng và tác dụng của thuốc. Có thể dùng liều tới 7,5mg (1 viên) trong trường hợp cần thiết nhưng phải thận trọng. Zopiclone không nên dùng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.
6. Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với thuốc hay các thành phần của thuốc
Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng
Bệnh nhân từng bị phản ứng bất thường với rượu và/hoặc thuốc an thần
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Tác dụng không muốn thường gặp nhất khi dùng thuốc là đắng miệng. Tình trạng quá uể oải, buồn ngủ và/hoặc mất phối hợp là
dấu hiệu của sự không dung nạp thuốc hoặc quá liều.
Những tác dụng phụ được in nghiêng thường gặp hơn ở Zopiclone so với placebo:
Hệ thần kinh trung ương: Buồn ngủ, suy nhược, chóng mặt, lú lẫn, mất trí nhớ tạm thời, cảm giác say rượu, sảng khoái, ác mộng, tâm trạng bối rối, lo âu hoặc bồn chồn, cảm giác thù địch, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, mất phối hợp, giảm trương lực cơ, run, chuột rút, cảm giác kiến bò, nói khó.
Tim mạch: Đánh trống ngực.
Tiêu hoá: Khô miệng, trắng lưỡi, hơi thở có mùi, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, chán ăn hoặc ăn nhiều.
Hô hấp: Khó thở.
Giác quan: Giảm thị lực.
Da: Ngứa, nổi mẩn, tăng tiết mồ hôi. Ngứa có thể là dấu hiệu mẫn cảm với thuốc, khi đó nên ngưng dùng thuốc.
Chuyển hoá và dinh dưỡng: Sút cân.
Các triệu chứng khác: Đắng miệng, đau đầu, cảm giác chân nặng, rùng mình.
Các xét nghiệm: Đôi khi các xét nghiệm bị ảnh hưởng khi dùng thuốc bao gồm tăng AST, ALT hoặc phosphatase kiềm.
Người cao tuổi dễ mắc các tác dụng phụ như đánh trống ngực, nôn, chán ăn, tăng tiết nước bọt, lú lẫn, tâm trạng bối rối, lo âu, run và tăng tiết mồ hôi hơn ở người trẻ.
8. Tương tác thuốc
Rượu có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc, đặc biệt làm ảnh hưởng tới khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc của người bệnh khi dùng đồng thời, do vậy không nên phối hợp.
Dùng thuốc đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Do vậy cần cân nhắc lợi ích điều trị khi dùng đồng thời với thuốc chống loạn thần (thuốc ngủ), thuốc an thần, thuốc chống lo âu/làm dịu, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau gây ngủ, thuốc chống động kinh, thuốc mê và các thuốc kháng histamin có tác dụng an thần.
Dùng kết hợp các thuốc dẫn chất benzodiazepin hoặc các thuốc tương tự với thuốc giảm đau gây ngủ có thể làm tăng tác dụng sảng khoái và dẫn tới lệ thuộc thuốc.
Việc dùng phối hợp với thuốc có tác dụng ức chế men gan (đặc biệt là Cyt P450) có thể làm tăng tác dụng của các benzodiazepin và các thuốc tương tự. Do Zopiclone được chuyển hóa bởi CYP3A4 nên nồng độ trong máu của Zopiclone tăng lên khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 như erythromycin, clarithromycin, ketoconazole, itraconazole và ritonavir, cần phải giảm liều Zopiclone khi dùng đồng thời với các thuốc này.
Ngược lại, nồng độ trong máu của Zopiclone giảm khi dùng đồng thời với thuốc kích thích CYP3A4 như rifampicin, carbamazepine, phenobarbital, phenytoin. Khi đó cần phải tăng liều dùng của Zopiclone.
9. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc Phamzopic
Thuốc nên được dùng thận trọng cho bệnh nhân từng bị phản ứng bất thường khi dùng rượu và/hoặc thuốc an thần.
Đối với người cao tuổi: Chỉ nên dùng thuốc cho người cao tuổi ở liều thấp nhất có tác dụng. Dùng thuốc an thần liều cao không thích đáng ở người già có thể gây ra hậu quả không lường trước được.
Việc sử dụng thuốc an thần không có kết quả sau 7-10 ngày có thể nghĩ tới một bệnh về tâm thần và/hoặc trạng thái bệnh lý tiên phát nào khác hoặc hiện tượng mất phản xạ về giấc ngủ.
Tình trạng mất ngủ tăng nặng hoặc sự xuất hiện những bất thường mới về suy nghĩ hoặc hành vi có thể là hậu quả của tình trạng rối loạn tâm/thể. Các trường hợp này cũng đã được báo cáo liên quan tới việc dùng các thuốc tác động lên thụ thể benzodiazepine.
Cần dùng Zopiclone thận trọng cho bệnh nhân bị nhược cơ nặng hoặc suy giảm chức năng gan nặng.
Bệnh nhân cần được cảnh báo không nên dùng Zopiclone trong các trường hợp khi mà họ không có được giấc ngủ trọn đêm để thuốc không được thải trừ hết ra khỏi cơ thể trước khi họ tiếp tục các hoạt động trong ngày hôm sau.
Sự lú lẫn: Benzodiazepine và các thuốc tương tự ảnh hưởng tới khả năng trí não như sự tập chung, chú ý và cảnh giác. Nguy cơ dẫn tới lú lẫn thường gặp ở người già hoặc bệnh nhân có các tổn thương não bộ.
Lo lắng, bất an: Trong quá trình điều trị bằng Zopiclone, người ta nhận thấy sự gia tăng tình trạng lo lắng vào ban ngày và/hoặc bất an. Điều này có thể do thời gian bán thải của thuốc ngắn nên giữa các liều dùng xuất hiện tình trạng tương tự như ngưng thuốc.
Trầm cảm: Cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm, khi đó dùng thuốc ngủ có thể làm cho bệnh trầm trọng thêm. Nguy cơ tự dùng quá liều là rất lớn ở bệnh nhân bị trầm cảm; vì thế chỉ nên đưa cho bệnh nhân một lượng thuốc tối thiểu đủ dùng.
Lạm dụng, phụ thuộc và rút thuốc: Tránh ngưng thuốc đột ngột và cần phải giảm liều từ từ với bất kỳ bệnh nhân nào dùng thuốc kéo dài trong vài tuần. Việc giảm liều đặc biệt cần lưu ý khi dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử bị co giật. Nguy cơ lệ thuộc thuốc tăng ở bệnh nhân đã từng nghiện rượu, dùng ma tuý, hoặc ở các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách. Tình trạng bệnh nhân bị lo lắng ban ngày trong khoảng thời gian uống thuốc và lo lắng tái phát có thể làm tăng nguy cơ lệ thuộc thuốc ở bệnh nhân điều trị bằng Zopiclone.
Cũng như các thuốc an thần khác, cần hạn chế dùng thuốc lại cho bệnh nhân đang được theo dõi y tế.
Bệnh nhân với các điều kiện đặc biệt: Cần thận trọng khi dùng Zopiclone cho các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hoặc thận hoặc bị suy hô hấp nặng, ức chế hô hấp đã được ghi nhận khi dùng thuốc cho các bệnh nhân bị rối loạn chức năng hô hấp.
Bệnh nhân cần sự tỉnh táo: Do tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Zopiclone nên cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có thực hiện các công việc cần sự tỉnh táo như vận hành máy móc hay lái xe. Cũng với lý do như vậy, cần cảnh báo bệnh nhân về việc dùng đồng thời Zopiclone và rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
Dùng thuốc cho trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được xác lập
Dùng thuốc cho người già: Dùng thuốc an thần liều cao không thích đáng ở người già có thể gây ra hậu quả không lường trước được. Do vậy, cần dùng liều thấp nhất có thể cho các bệnh nhân lớn tuổi.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Dùng thuốc khi mang thai: Trẻ em sinh ra bởi các bà mẹ dùng benzodiazepines và các thuốc tương tự có nguy cơ mắc triệu chứng rút thuốc.
Dùng thuốc khi phụ nữ cho con bú: Thuốc bài tiết được qua sữa nên không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Mặc dù tác dụng an thần của thuốc kéo dài cho tới ngày hôm sau là ít và nhìn chung không đáng kể tuy nhiên bệnh nhân cũng không nên vận hành máy móc hay lái xe vào ngày hôm sau, sau khi dùng thuốc cho tới khi xác định chắc chắn rằng hoạt động của họ không bị ảnh hưởng. Nếu dùng cùng với rượu thì nguy cơ này tăng lên.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Phamzopic ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Phamzopic ở đâu?
Thuốc Phamzopic có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Phamzopic trên thị trường hiện nay khoảng 250.000 đồng / lọ. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”