Naphacogyl điều trị và phòng ngừa: Nhiễm khuẩn răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt áp xe răng, viêm tấy,..
1. Thuốc Naphacogyl là thuốc gì?
Thuốc Naphacogyl có tác dụng đối với nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt áp xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm. Ngoài ra, thuốc Naphacogyl còn có công dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu.
2. Thành phần thuốc Naphacogyl
Thành phần:
Acetyl Spiramycin……………. 100mg tương đương 100.000IU
Metronidazol………………….. 125 mg
Tá dược: Lactose, Avicel, DST, Gelatin, Glycerin, Aerosil, Magnesium stearate, Eratab, Eudragit E100, Talcum, Titan dioxyd, PEG 6000, Đỏ Erythrosin lake, Sunset yellow lake vừa đủ 1 viên.
3. Dạng bào chế
Thuốc Naphacogyl được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, viên nén bao phim màu đỏ, đồng nhất, mặt viên nhẵn, cạnh và thành viên lành lặn.
4. Chỉ định
Thuốc Naphacogyl được dùng đường uống trong điều trị và phòng ngừa: Nhiễm khuẩn răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt áp xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh chân răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm. Phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Nuốt viên nén bao phim Naphacogyl với nước (không nhai). Uống thuốc vào bữa ăn.
Liều thường dùng
- Người lớn: 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần .
- Trẻ em 10 - 15 tuổi: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
- Trẻ em 5 - 10 tuổi: 2 viên/ngày, chia 2 lần.
6. Chống chỉ định
- Người có tiền sử quá mẫn với Metronidazol, dẫn xuất Imidazol hoặc Erythromycin, Spiramycin.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Tác dụng không mong muốn thường phụ thuộc vào liều dùng. Khi dùng liều cao và lâu dài sẽ làm tăng tác dụng có hại. Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra là:
- Rối loạn tiêu hóa: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
- Phản ứng dị ứng: Nổi mề đay
- Vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng. Giảm bạch cầu vừa phải, hồi phục ngay sau ngừng thuốc.
- Hiếm thấy và liên quan đến thời gian điều trị kéo dài: Chóng mặt, mất phối hợp, mất điều hòa, dị cảm, viêm da thần kinh cảm giác và vận động, nước tiểu sẫm màu.
8. Tương tác thuốc
Tương tác khi sử dụng cùng với:
- Thuốc chứa Acetyl spiramycin nên không dùng đồng thời với thuốc uống ngừa thai vì làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.
- Thuốc có chứa Metronidazol:
+ Khi dùng đồng thời với Disulfiram gây tác dụng độc với thần kinh như loạn thần, lú lẫn.
+ Làm tăng độc tính của các thuốc chống đông dùng đường uống (như warfarin) và tăng nguy cơ xuất huyết do giảm sự dị hóa ở gan. Khi dùng phối hợp phải kiểm tra thường xuyên hàm lượng Prothrombin, điều chỉnh liều dùng của thuốc chống đông.
+ Làm tăng tác dụng của vecuronium (thuốc giãn cơ) khi dùng cùng.
+ Khi dùng đồng thời với Lithi làm tăng nồng độ Lithi trong máu, gây độc.
+ Làm tăng độc tính của fluorouracil do làm giảm sự thanh thải.
- Khi dùng phối hợp với rượu gây hiệu ứng Antabuse (nóng, đổ, nôn mửa, tim đập nhanh).
Tương kỵ của thuốc:
- Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
9. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Naphacogyl
- Phản ứng mẫn cảm với thuốc, kể cả trường hợp bị sốc phản vệ, có thể xuất hiện và gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp này cần phải ngưng sử dụng Metronidazol và tìm một thuốc thay thế tương ứng.
- Nên thận trọng khi dùng Spiramycin cho người có rối loạn chức năng gan, vì thuốc có thể gây độc gan.
- Metronidazol có tác dụng ức chế Alcohol dehydrogenase và các enzyme oxy hóa alcohol khác. Thuốc có phản ứng nhẹ kiểu Disulfiram như nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, co cứng bụng và ra mồ hôi.
- Metronidazol có thể gây bất động Treponema pallidum tạo nên phản ứng dương tính giả của nghiệm pháp Nelson.
- Dùng liều cao để điều trị các nhiễm khuẩn kỵ khí và điều trị bệnh do amip và do Giardia có thể gây rối loạn tạng máu và các bệnh thần kinh thể hoạt động.
- Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm ruột kết mạn.
- Không uống thuốc khi nằm.
- Do trong thuốc có thành phần lactose nên các bệnh nhân bị rối loạn di truyền hiếm gặp như không dung nạp glucose hoặc bị thiếu hụt men lapp lactase hoặc hấp thu kém glucose - galactose thì không nên dùng thuốc này.
- Do trong thuốc có chứa các chất tạo màu nên có thể gây ra phản ứng dị ứng, nên thận trọng dùng cho người bị mẫn cảm với các chất tạo màu.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Cũng như nhiều thuốc khác, chỉ dùng Naphacogyl cho phụ nữ mang thai và cho con bú nếu cần thiết, nếu thời gian điều trị ngắn thì không dùng liều cao.
- Phụ nữ mang thai: Metronidazol qua hàng rào nhau thai khá nhanh, đạt được một tỷ lệ nồng độ giữa cuống nhau thai và huyết tương mẹ là xấp xỉ 1. Mặc dù hàng nghìn người mang thai đã dùng thuốc, nhưng chưa thấy có thông báo về việc gây quái thai. Tuy nhiên đã có một số nghiên cứu đã thông báo nguy cơ sinh quái thai tăng khi dùng thuốc vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Do đó không nên dùng trong thời gian đầu khi mang thai, trừ khi bắt buộc phải dùng.
- Phụ nữ cho con bú: Spiramycin và Metronidazol đều qua sữa mẹ, tránh sử dụng Naphacogyl trong lúc nuôi con bú.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Naphacogyl ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Naphacogyl ở đâu?
Thuốc Naphacogyl có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Naphacogyl trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 8.000 - 12.000 đồng / vỉ. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”