Stenac điều trị bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và cơn cấp của viêm phế quản-phổi mạn tính.
1. Thuốc Stenac là thuốc gì?
Stenac là sản phẩm của công ty Synmosa Biopharma Corporation, Synmosa Plant - Đài Loan với hoạt chất chính là Acetylcystein có chỉ định điều trị bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và cơn cấp của viêm phế quản-phổi mạn tính.
2. Thành phần thuốc Stenac
Mỗi viên sủi chứa:
Hoạt chất: Acetylcystein……………….600mg
Tá dược: Povidon K-30, cồn isopropyl*, mononatri citrat, maltodextrin, natri bicarbonat, natri carbonat khan, đường sucrose tinh chế, aspartam, acesulfam kali, bột hương dứa T 6026 S, bột màu cam, L-leucin, PEG 6000, nước tinh khiết*.
(*Không có mặt trong thành phẩm)
3. Dạng bào chế
Viên nén sủi bọt
4. Chỉ định
Stenac có chỉ định điều trị bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và cơn cấp của viêm phế quản-phổi mạn tính
5. Liều dùng
Người lớn: uống 1 viên sủi mỗi ngày. Hoà tan viên thuốc trong 1 cốc khoảng 200ml nước và khuấy đều. Nên uống thuốc vào buổi tối, không uống cùng với các thuốc khác. Có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn.
6. Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. Không sử dụng cho người mắc chứng phenylketon niệu vì có aspartam trong thành phần của thuốc.
Trẻ em dưới 2 tuổi.
Bệnh nhân có tiền sử hen.
7. Tác dụng phụ
Acetylcystein có giới hạn an toàn rộng. Tuy hiếm gặp co thắt phế quản rõ ràng trong lâm sàng do acetylcystein, nhưng vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein.
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Tim mạch: Đỏ bừng, phù, tim đập nhanh.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh: Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai.
Hô hấp: Viêm miệng, chảy nước mũi nhiều, ran ngáy.
Da: Phát ban, mày đay.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân, sốt, rét run.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Thuốc có thể dùng cùng amoxicillin, doxycyclin và erythromycin. Nên uống thuốc cách 1-2 giờ trước hoặc sau khi dùng các thuốc kháng sinh đường uống hoặc các thuốc khác.
Acetylcystein là một chất khử nên tương kỵ hoá học với các chất oxy hoá.
Không dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein.
9. Thận trọng khi sử dụng
Phải giám sát chặt chẽ người bệnh có nguy cơ phát hen, nếu dùng acetylcystein cho người có tiền sử dị ứng; nếu có co thắt phế quản phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản như salbutamol (thuốc beta-2 adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn) hoặc ipratropium (thuốc kháng muscarin) và phải ngừng acetylcystein.
Khi điều trị với acetylcystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng ho. Sốc phản vệ dẫn đến tử vong khi dùng acetylcystein đã được báo cáo, thường xảy ra trong thời gian 30-60 phút, cần theo dõi và ngừng thuốc nếu phản ứng xảy ra và xử trí kịp thời.
Nếu có nôn dữ dội khi uống thuốc thì cần theo dõi chảy máu dạ dày hoặc giãn thực quản, loét dạ dày.
Thuốc có chứa natri, do đó cần dùng thận trọng ở những bệnh nhân có chế độ ăn kiêng natri.
Thuốc có chứa aspartam, là một nguồn phenylalanin. Do đó thuốc nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có phenylceton niệu.
Thuốc có chứa maltodextrin. Những bệnh nhân bị kém hấp thu glucose-galactose hiếm gặp không nên dùng thuốc này.
Thuốc có chứa sucrose. Bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp như không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt sucrase-isomaltase không nên dùng thuốc này. Điều này cũng nên được xem xét ở bệnh nhân tiểu đường.
Thuốc có chứa kali, do đó cần dùng thận trọng ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc bệnh nhân có chế độ ăn kiêng kali.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Chỉ sử dụng acetylcystein cho phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Thuốc dùng an toàn cho người cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Stenac lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây buồn ngủ, nhức đầu, ù tai gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc đối với những bệnh nhân phải làm các công việc này.
12. Quá liều
Quá liều acetylcystein có triệu chứng tương tự như triệu chứng của phản vệ, nhưng nặng hơn nhiều: Đặc biệt là giảm huyết áp. Các triệu chứng khác bao gồm suy hô hấp, tan máu, đông máu rải rác nội mạch và suy thận. Tử vong đã xảy ra ở người bệnh bị quá liều acetylcystein trong khi đang điều trị nhiễm độc paracetamol. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu ngộ độc acetylcystein. Việc điều trị chủ yếu là các triệu chứng bao gồm dẫn lưu tư thế, hút phế quản và các biện pháp hỗ trợ khác khi được chỉ định.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Stenac ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Stenac quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Stenac ở đâu?
Hiện nay, Stenac là thuốc không kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Stenac trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 360.000 đến 390.000/hộp 30 viên tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”