Rifampicin 300mg điều trị phong: đối với nhóm phòng ít vi khuẩn, theo phác đồ điều trị 2 thuốc, phải phối hợp với thuốc trị phong dapson.
1. Thuốc Rifampicin 300mg là thuốc gì?
Thuốc Rifampicin 300mg thuộc nhóm dược lý: kháng sinh đặc trị lao và phong.
Tác dụng điều trị lao: phối hợp với các thuốc điều trị lao khác để điều trị lao; Điều trị phong: đối với nhóm phòng ít vi khuẩn, theo phác đồ điều trị 2 thuốc, phải phối hợp với thuốc trị phong dapson. Đối với nhóm phong nhiều vi khuẩn, theo phác đồ điều trị 3 thuốc, phối hợp với dapson và clofazimin; Phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu, điều trị nhiễm Haemophilus influenzae không triệu chứng hoặc dự phòng phơi nhiễm do tiếp xúc với trẻ em; Nhiễm khuẩn nặng: điều trị tại bệnh viện trường hợp nhiễm các vi khuẩn Gram dương nhạy cảm (Staphylococcus, Enterococcus), hoặc vi khuẩn Gram âm nhạy cảm; Điều trị các trường hợp nhiễm Mycobacterium với các chủng nhạy cảm.
Hoạt tính Rifampicin là một kháng sinh bán tổng hợp dẫn xuất từ rifamycin B. Rifampicin ức chế hoạt tính enzym tổng hợp RNA phụ thuộc DNA của vi khuẩn Mycobacterium và các vi khuẩn khác bằng cách tạo phức bền vững thuốc-enzym.
2. Thành phần thuốc Rifampicin 300mg
Thành phần công thức mỗi viên nang chứa:
- Rifampicin: .......................................300mg
- Tá dược: microcrystallin cellulose 112, magnesi stearat, talc.
3. Dạng bào chế
Thuốc Rifampicin 300mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng.
Cảm quan: Viên nang cứng số 0, nắp và thân màu đỏ, bột thuốc bên trong màu đỏ nâu.
4. Chỉ định
Thuốc Rifampicin 300mg được chỉ định để điều trị trong các trường hợp sau:
- Điều trị lao: phối hợp với các thuốc điều trị lao khác để điều trị lao.
- Điều trị phong: đối với nhóm phòng ít vi khuẩn, theo phác đồ điều trị 2 thuốc, phải phối hợp với thuốc trị phong dapson. Đối với nhóm phong nhiều vi khuẩn, theo phác đồ điều trị 3 thuốc, phối hợp với dapson và clofazimin.
- Phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu, điều trị nhiễm Haemophilus influenzae không triệu chứng hoặc dự phòng phơi nhiễm do tiếp xúc với trẻ em
- Nhiễm khuẩn nặng: điều trị tại bệnh viện trường hợp nhiễm các vi khuẩn Gram dương nhạy cảm (Staphylococcus, Enterococcus), hoặc vi khuẩn Gram âm nhạy cảm.
- Điều trị các trường hợp nhiễm Mycobacterium với các chủng nhạy cảm.
5. Cách dùng & Liều dùng
Cách dùng: nên uống thuốc lúc đối với 1 cốc nước đầy (1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn).
Liều dùng:
Điều trị lao và một số trường hợp nhiễm mycobacteria cơ hội
- Rifampicin phải luôn luôn phối hợp với các thuốc trị lao khác để phòng ngừa các chủng kháng thuốc.
- Người lớn: liều duy nhất 450 - 600mg/ngày (khoảng 10mg/kg/ngày) (bệnh nhân ≥ 50kg: 600mg/ngày, bệnh nhân < 50kg: 450mg/ngày).
- Các thuốc sau được sử dụng phối hợp để điều trị lao: rifampicin (RMP), isoniazid (INH), pyrazinamid (PZA), ethambutol (EMB), streptomycin (STM)
- Liều khuyến cáo của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh như sau:
Thuốc |
Hàng ngày |
2 lần/tuần |
3 lần/tuần |
||||||
mg/kg |
Liều tối đa (mg) |
mg/kg |
Liều tối đa (mg) |
mg/kg |
Liều tối đa (mg) |
||||
Trẻ em |
Người lớn |
Trẻ em |
Người lớn |
Trẻ em |
Người lớn |
||||
RMP |
10 - 20 |
10 |
600 |
10 - 20 |
10 |
600 |
10 - 20 |
10 |
600 |
INH |
10 - 15 |
5 |
300 |
20 - 40 |
15 |
900 |
20 - 40 |
15 |
900 |
PZA |
30 - 40 |
15 - 30 |
2000 |
50 - 70 |
50 - 70 |
4000 |
50 - 70 |
50 - 70 |
3000 |
EMB |
15 - 25 |
5 - 25 |
2500 |
50 |
50 |
2500 |
25 - 30 |
25 - 30 |
2500 |
STM |
20 - 30 |
15 |
1000 |
25 - 30 |
25 - 30 |
1500 |
25 - 30 |
25 - 30 |
1000 |
- Điều trị lao phổi đờm dương tính theo phác đồ sau:
+ Điều trị liên tụ:
Uống mỗi ngày trong 9 tháng:
2 tháng đầu: RMP + INH + PZA + EMB hoặc STM.
7 tháng sau: RMP INH.
Phác đồ điều trị 9 tháng áp dụng cho trường hợp bệnh lao nhiễm HIV, lao màng não, tao lan tỏa, lao cột sống có biến chứng thần kinh.
Uống mỗi ngày trong 6 tháng:
2 tháng đầu: RMP + INH + PZA + EMB hoặc STM.
4 tháng sau: RMP INH.
+ Điều trị không liên tục 1 phần:
Tổng thời gian 6 tháng
2 tháng đầu, uống mỗi ngày: RMP + INH+PZA EMB hoặc STM.
4 tháng sau, 2 hoặc 3 lần/tuần: RMP + INH
+ Điều trị không liên tục:
Tổng thời gian 6 tháng, uống 3 lần/tuần: RMP + INH + PZA + EMB hoặc STM
Cần chế độ điều trị có giám sát trực tiếp (DOT) cho tất cả bệnh nhân, không phân biệt các phác đồ điều trị.
Trẻ em: 10-20mg/kg/ngày. Không quá 600mg/ngày
Người cao tuổi: có kèm suy gan nặng, cần điều chỉnh liều đo nồng độ thuốc trong huyết tương tăng và thời gian bán thải kéo dài.
Bệnh phong 600mg x 1 lần/tháng. Liều khuyến cáo hàng ngày: 10mg/kg
- Liều thông thường:
+ Bệnh nhân < 50kg: 450mg/ngày.
+ Bệnh nhân ≥ 50kg: 600mg/ngày.
- Trong điều trị bệnh phong, rifampicin nên luôn luôn phối hợp với ít nhất một loại thuốc điều trị phong khác.
Bệnh do Brucella, benti do Legionella, nhiễm khuẩn nặng do Staphylococcus
Người lớn: liều hàng ngày là 600 - 1200mg, chia liều 2 - 4 lần/ngày, cùng với một kháng sinh thích hợp để ngăn chặn sự xuất hiện các chủng kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh.
Phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu
- Người lớn: 600mg x 2 lần/ngày, trong 2 ngày
-Trẻ em:
+ Dưới 1 tháng tuổi 5mg/kg x 2 lần/ngày, trong 2 ngày
+Trên 1 tháng tuổi: 10mg/kg x 2 lần/ngày, trong 2 ngày
+ Tối đa 600mg/ngày
- Người cao tuổi: không cần chỉnh liều
- Điều trị dự phóng càng sớm càng tốt. Khuyến cáo chỉ dùng rifampicin trong 2 ngày vì vi khuẩn này đề kháng với thuốc.
6. Chống chỉ định
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân vàng da
- Chống chỉ định tuyệt đối trong phối hợp với các thuốc kháng protease: amprenavir, indinavir, nelfinavir, ritonavir, saquinavir.
7. Tác dụng phụ
Thường gặp (≥1/100 đến <1/10)
Tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chán ăn.
Da: ban da, ngứa kèm theo ban hoặc không.
Nội tiết: rối loạn kinh nguyệt.
Ít gặp (≥1/1000 đến <1/100)
Toàn thân: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, sốt.
Thần kinh: ngủ gà, mất điều hòa, khó tập trung ý nghĩ.
Gan: tăng transaminase, tăng phosphatase kiềm, tăng bilirubin huyết thanh, vàng da và rối loạn porphyrin thoáng qua.
Mắt: viêm kết mạc xuất tiết.
Hiếm gặp (≥1/10000 đến <1/1000)
Toàn thân: rét run.
Máu: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu ưa eosin và thiếu máu tan huyết.
Tiêu hóa: viêm đại tràng màng giả.
Da: ngoại ban, ban xuất huyết. .
Hô hấp: khó thở
Tiết niệu: suy thận nặng.
Cơ: yếu cơ.
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Cảnh báo & Thận trọng
- Trong điều trị bệnh lao, việc sử dụng rifampicin phải được giám sát bởi bác sĩ.
- Thận trọng đối với bệnh nhân suy thận dùng liều > 600mg/ngày.
- Tất cả bệnh nhân lao phải được theo dõi chức gan trước khi điều trị.
- Bệnh nhân suy giảm năng gan chỉ nên được chỉ định rifampicin trong trường hợp cần thiết, và phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Những bệnh nhân này nên được kê đơn rifampicin với liều thấp, và phải theo dõi chức năng gan, đặc biệt là ALT và AST, trước khi điều trị mỗi 1 tuần trong 2 tuần đầu tiên, sau đó mỗi 1 tuần trong 2 tuần kế tiếp. Ngừng rifampicin khi thấy xuất hiện các triệu chứng tổn thương gan.
- Ngừng rifampicin khi chức năng gan xuất hiện các thay đổi đáng kể trên lâm sàng. Cần phải sử dụng phác đồ điều trị và các thuốc kháng lao khác. Sau khi chức năng gan bình thường trở lại, nếu tiếp tục sử dụng rifampicin phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan mỗi ngày.
- Phải cân nhắc khi sử dụng rifampicin cho bệnh nhân có chức năng gan bất thường, như bệnh gan mạn tính, uống rượu, người cao tuổi, bệnh nhân suy dinh dưỡng, trẻ em dưới 2 tuổi. Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi kết hợp rifampicin với isoniazid và/hoặc pyrazinamid. Nên giảm liều đối với bệnh nhân suy gan nặng hoặc vàng da. Nếu bệnh nhân không có tiền sử bệnh gan và chức năng gan bình thường trước khi điều trị, nên kiểm tra chức năng gan nếu bệnh nhân có triệu chứng sốt, nôn, vàng da, hoặc các tình trạng suy nhược khác.
- Bệnh nhân nên được theo dõi ít nhất mỗi tháng trong quá trình điều trị và nên được hỏi thăm và những triệu chứng liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Thận trọng khi điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, do rifampicin được thải trừ qua mặt.
- Một số bệnh nhân bị tăng bilirubin huyết trong những ngày đầu điều trị, do sự cạnh tranh bài tiết ở gan giữa rifampicin và bilirubin.
- Báo cáo riêng rẽ cho thấy mức bilirubin và/hoặc transaminase tăng trung bình không phải là dấu hiệu của việc điều trị không liên tục, cần thực hiện lập lại các xét nghiệm, ghi nhận các mức bilirubin và/hoặc transaminase, xem xét cùng với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân trước khi đưa ra quyết định .
- Dùng rifampicin điều trị lao cho người lớn nên dựa trên chỉ số men gan, bilirubin, creatinin huyết thanh, công thức máu toàn phần, số lượng tiểu cầu.
- Các xét nghiệm cơ bản không cần thực hiện ở trẻ em, trừ khi xuất hiện các triệu chứng phức tạp hay có nghi ngờ về lâm sàng.
- Giám sát chất chế bệnh nhân uống rifampicin để đề phòng viêm não mô cầu. Chú ý đặc biệt đến các dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Rifampicin không nên dùng để điều trị nhiễm khuẩn não mô cầu.
- Để ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc, phải luôn kết hợp rifampicin với kháng sinh hoặc các chất hóa học khác khi điều trị nhiễm khuẩn.
* Điều trị không liên tục:
- Các hội chứng cúm chủ yếu xuất hiện khi điều trị không liên tục và có thể là những đầu hiệu đầu tiên của biến chứng nghiêm trọng như: giảm tiểu cầu, ban xuất huyết, thiếu máu tan huyết, khó thở, hen suyễn, sốc, suy thận. Vì vậy, nên cân nhắc đến việc dùng thuốc hàng ngày. Nếu các biến chứng nghiêm trọng như trên xảy ra, ngừng rifampicin ngay và không bao giờ dùng lại.
- Vì khả năng xảy ra phản ứng miễn dịch, bao gồm phần ứng phản vệ trong điều trị không liên tục (ít hơn 2-3 lần/tuần), bệnh nhân nên được giám sát chặt chẽ.
- Khi thay đổi từ điều trị không liên tục sang dùng hằng ngày, phải tăng liều dần, bắt đầu với liều 75 - 150mg trong ngày đầu tiên. Liều điều trị đạt được trong 3-4 ngày. Trong thời gian này, chức năng thận của bệnh nhân nên được giám sát chặt chẽ. Corticoid có thể làm giảm phản ứng miễn dịch.
- Khi điều trị ngắt quãng: cần bắt buộc giám sát chặt chẽ khí tăng liều dùng đó có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng như sốc và suy thận, mặc dù hiểm khi xảy ra khi điều trị.
- Do tác dụng cảm ứng enzym, rifampicin phải sử dụng thận trọng ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin, bởi vì sự hoạt hóa ALA synthase có thể dẫn đến biểu hiện cấp tính của rối loạn chuyển hóa porphyrin. Rifampicin có thể tăng cường sự trao đổi chất của các chất nội sinh bao gồm hormon tuyến thượng thận, hormon tuyến giáp và vitamin D.
- Để loại trừ khả năng mang thai trong quá trình điều trị bằng rifampicin, sử dụng các biện pháp tránh thai không hormon.
- Bệnh nhân không nên uống rượu trong thời gian điều trị bằng rifampicin.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, phân, nước tiểu, nước bọt, nước mắt, mồ hôi và các dịch khác của cơ thể sẽ có màu đỏ. Kính sát tròng có thể bắt máu vĩnh viễn.
- Tất cả các bệnh nhân có dấu hiệu bất thường nên được kiểm tra, bao gồm các xét nghiệm nếu cần thiết.
9. Tương tác, tương kỵ của thuốc
* Tương tác của thuốc:
- Tương tác qua enzym cytochrom P450
+ Rifampicin gây cảm ứng enzym cytochrom P450, làm tăng chuyển hóa và bài tiết, vì vậy làm giảm tác dụng của một số thuốc khi dùng đồng thời. Do đó, cần thận trọng khi kê đơn rifampicin với các thuốc được chuyển hóa bởi cytochrom P450.
+ Một số thuốc được chuyển hóa bởi cytochrom P450: thuốc giảm đau (methadon, narcotic), thuốc chồng loạn nhịp (disopyramid, quinidin, mexiletin, tocainid, propafenon), kháng sinh (cloramphenicol, clarithromycin, dapson, doxycyclin, fluoroquinolon, telithromycin, trimethoprim), thuốc chống đông (coumarin), thuốc trị đái tháo đường (clorpropamid, tolbutamid, sulfonylure, rosiglitazon), thuốc chống đồng kinh (carbamazepin, lamotrigin, phenytoin), thuốc chống sốt rét (mefloquin, atovaquon), thuốc liệt đối giao cảm (fesoterodin), thuốc chống loạn thần (haloperidol, anpiprazol, clozapin), thuốc kháng virus (saquinavir, indinavir, efavirenz, amprenavir, nelfinavir, atazanavir, lopinavir, nevirapin), thuốc chống nắm (ketoconazol, fluconazol, itraconazol, posaconazol, voriconazol), thuốc an thần và thuốc ngủ (diazepam, benzodiazepin, zopicion, zolpidem), barbiturat (hexobarbital), thuốc chẹn beta (bisoprolol, propranolol carvedilol), bosentan, thuốc chẹn kênh calci (diltiazem, nimodipin, Isradipin, nicardipin, nisoldipin, nifedipin, verapamil), glycosyd tim (digitoxin, digoxin), corticosteroid, thuốc độc tế báo (mycophenolat. dasatinib, imatinib, lapatinib, temsirolimus), thuốc lợi tiêu (eplerenon), thuốc kháng hormon (kháng estrogen nhu tamoxifen, toremifen, mestinon, exemestane), thuốc đối kháng chọn lọc thụ thể 5-HT3 (ondansetron), nhóm statin chuyển hóa bởi CYP3A4 (fluvastatin, simvastatin), nội tiết tố nữ (estrogen, progestogen, tibolon), thuốc ức chế miễn dịch (ciclosporin, sirolimus, tacrolimus), tadalafil, theophylin, hormon tuyến giáp (levothyroxin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin, nortriptylin), thuốc trị loét dạ dây (cimetidin), clofibrat, thuốc tránh thai nội tiết, irinotecan, losartan, praziquantel, quinin, riluzol.
+ Bệnh nhân không nên uống thuốc tránh thai trong thời gian điều trị bằng rifampicin, nên chọn các phương pháp tránh thai khác.
+ Thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường, hoặc bệnh nhân hen suyễn đang dùng corticoid, do kiểm soát và điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Các tương tác khác:
+ Chống chỉ định sử dụng đồng thời rifampicin với saquinavir/ritonavir do làm tăng độc gan.
+ Dùng đồng thời rifampicin và atovaquon làm tăng nồng độ rifampicin và giảm nồng độ atovaquon.
+ Dùng đồng thời rifampicin và ketoconazol làm giảm nồng độ của 2 thuốc trong huyết thanh.
+ Dùng đồng thời rifampicin và enalapril làm giảm nồng độ enalaprilat, chất chuyển hóa có hoạt tính của enalapril. Cần chỉnh liều dựa trên tình trạng bệnh nếu dùng đồng thời.
+ Dùng đồng thời rifampicin với kháng acid: làm giảm hấp thu rifampicin. Nên uống rifampicin ít nhất 1 giờ trước khi uống thuốc kháng acid.
+ Dùng đồng thời rifampicin với halothan hoặc isoniazid gây tăng độc gan. Tránh sử dụng đồng thời rifampicin và halothan. Kiểm soát chặt chẽ chức năng gan đối với bệnh nhân dùng đồng thời rifampicin và isoniazid.
+ Nếu trong phác đồ điều trị có rifampicin và acid p-aminosalicylic, nên uống 2 thuốc cách nhau không ít hơn 8 giờ để đảm bảo nồng độ thuốc trong máu.
- Ảnh hưởng lên kết quả xét nghiệm liều điều trị của rifampicin gây ức chế định lượng nồng độ folat và vitamin B, trong huyết thanh bằng phương pháp vi sinh. Nên chọn các phương pháp khác để định lượng nồng độ folat và vitamin B, trong huyết thanh khi có sự hiện diện của rifampicin. Có sự tăng thoáng qua bromsulfophthalein và bilirubin trong huyết thanh. Rifampicin có thể làm giảm sự bài tiết qua ống mật của chất cản quang túi mật do cạnh tranh bài tiết qua ống mật. Do đó, các xét nghiệm này nên được thực hiện vào buổi sáng trước khi uống rifampicin.
- Để tránh tương tác giữa các thuốc, thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về những thuốc đang sử dụng.
* Tương kỵ của thuốc:
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
10. Quá liều
Dấu hiệu:
- Triệu chứng: buồn nôn, nôn, ngủ lịm nhanh chóng xảy ra sau khi dùng quá liều. Da, nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, nước mắt, phân có màu đỏ nâu hoặc da cam, mức độ phụ thuộc vào lượng thuốc đã dùng.
- Gan to, đau, vàng da, tăng nồng độ bilirubin toàn phần và trực tiếp, có thể tăng nhanh nếu liều quá lớn.
Xử trí:
- Rửa dạ dày.
- Uống than hoạt làm tăng loại bỏ thuốc ở đường tiêu hóa.
- Bài niệu tích cực sẽ tăng thải trừ thuốc.
- Thẩm tách máu có thể tốt ở một số trường hợp.
- Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
11. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: nghiên cứu trên thực nghiệm, rifampicin liều cao gây quái thai. Thuốc có thể đi qua nhau thai. Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ có thai, chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai khí lợi ích vượt trội nguy cơ.
Thời kỳ cho con bú: rifampicin đào thải qua sữa mẹ, không nên cho con bù trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
12. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc Rifampicin 300mg có thể gây tác dụng không mong muốn đau đầu, chóng mặt. Thận trọng khi sử dụng thuốc này cho người lái tàu xe hoặc vận hành máy.
13. Bảo quản
- Giữ thuốc Rifampicin 300mg trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30C.
- Tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.
14. Mua thuốc Rifampicin 300mg ở đâu?
Hiện nay, thuốc Rifampicin 300mg là thuốc bán theo đơn.Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Rifampicin 300mg trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 260.000- 290.000/Hộp 10 vỉ x 10 viên tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”