Vastarel MR 35mg điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.
1. Thuốc Vastarel MR là thuốc gì?
Vastarel MR có thành phần chính Trimetazidin, là thuốc dùng để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim giải phóng có biến đổi.
2. Thành phần thuốc Vastarel MR
Hoạt chất: Trimetazidine dihydrocloride 35mg.
Tá dược: calcium hydrogen phosphate dihydrate, hypromellose, magnesium stearate, povidone, anhydrous colloidal silica, glycerol, red iron oxide (FE 172), titanium dioxide (E 171), macrogol 6000.
3. Dạng bào chế
Viên nén bao phim giải phóng có biến đổi.
4. Chỉ định
Thuốc Vastarel MR được chỉ định cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/ hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.
5. Liều dùng
Đường uống.
Liều dùng là một viên 35mg trimetazidine, 2 lần mỗi ngày, dùng cùng bữa ăn. Lợi ích của việc dùng thuốc cần được đánh giá sau 3 tháng điều trị, nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thì nên dừng trimetazidine.
Các đối tượng đặc biệt:
Bệnh nhân suy thận trung bình: Bệnh nhân có mức độ suy thận trung bình (độ thanh thải creatinin [30 ~ 60] ml/phút) (xem mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng và Tính chất dược động học): liều dùng khuyến cáo là 1 viên 35mg/ ngày, vào buổi sáng, dùng cùng bữa sáng.
Bệnh nhân cao tuổi: Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidine cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác (xem mục Tính chất dược động học).
Đối với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30 - 60] ml/phút), Liều dùng khuyến cáo là 1 viên 35mg/ ngày, vào buổi sáng, dùng cùng bữa sáng. Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi (xem thêm mục Cảnh báo đặc biệt thận trọng). Trẻ em: Mức độ an toàn và hiệu quả của trimetazidine đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá. Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.
6. Chống chỉ định
- Quá mẫn đối với thành phần hoạt chất hoặc hoặc bất cứ tá dược nào được liệt kê trong công thức bào chế sản phẩm.
- Bệnh nhân Parkinson, có triệu chứng, Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.
- Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).
Nếu còn nghi ngại gì, xin hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
7. Tác dụng phụ
Cũng như tất cả các thuốc khác, Vastarel MR, viên bao phim giải phóng có biến đổi có thể gây ra tác dụng không mong muốn, mặc dù không phải ai cũng gặp. Tần suất của các tác dụng không mong muốn có thể gặp được định nghĩa theo các quy ước sau.
Rất thường gặp (những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến hơn 1 người trong số 10 người dùng thuốc).
Thường gặp (những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng từ đến 10 người trong số 100 người dùng thuốc). Không thường gặp (những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng từ 1 đến 10 người trong số 1000 người dùng thuốc).
Hiếm gặp (những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng từ 1 đến 10 người trong số 10.000 người dùng thuốc).
Rất hiếm gặp (nhũng tác dụng không mong muốn ảnh hưởng ít hơn 1 đến 10 người trong số 10.000 người dùng thuốc).
Chưa được biết đến (tần suất xảy ra không thể đánh giá được bằng các dữ liệu hiện có).
Nhóm cơ quan |
Tần suất |
Biểu hiện |
Rối loạn hệ thần kinh |
Thường gặp |
Chóng mặt, đau đầu |
Không rõ |
Triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), đáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan thể hồi phục sau khi dừng thuốc |
|
Không rõ |
Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, lơ mơ) |
|
Rối loạn trên tim |
Hiếm gặp |
Đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh |
Rối loạn trên mạch |
Hiếm gặp |
Tăng huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt |
Rối loạn trên dạ dày - ruột |
Thường gặp |
Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn |
Không rõ |
Táo bón |
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra giữa các thuốc, cần phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn hiện đang được điều trị bất cứ một thuốc nào khác.
9. Thận trọng khi sử dụng
Hãy báo với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi uống Vastarel MR, viên bao phim giải phóng, có biến đổi. Nhìn chung, không khuyên dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú (xem mục Có thai và cho con bú).
Không dùng thuốc này cho bệnh nhân khi đang lên cơn đau thắt ngực, hoặc không được chỉ định để điều trị khởi trị cơn đau thắt ngực không ổn định.
Thuốc này cũng không dùng điều trị nhồi máu cơ tim. Khi lên cơn đau thắt ngực, hãy báo ngay cho bác sĩ. Có thể cần làm các xét nghiệm và có thể phải thay đổi phác đồ điều trị cho ban. Trimetazidine có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), do đó bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân cao tuổi cần được kiểm tra và theo đối thường xuyên. Trong các trường hợp nghỉ ngờ, bệnh nhân cần được đưa tới các bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra thích hợp. Khi gặp phải các rối loạn vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, run, đáng đi không vững cần ngay lập tức ngừng sử dụng trimetazidine.
Các trường hợp này ít xảy ra và thường, hồi phục sau khi ngừng thuốc. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau khi ngừng thuốc khoảng 4 tháng. Nếu các triệu chứng Parkinson tiếp tục xảy ra quả 4 tháng sau khi dừng thuốc, cần trao đổi lại với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững, hoặc tụt huyết áp, đặc biệt ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc trị tăng huyết áp (xem thêm phần Tác dụng không mong muốn). Cần thận trọng khi kê đơn trimetazidine cho đối tượng bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao như (xem thêm phần Liều dùng và cách dùng):
- Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình
- Bệnh nhân trên 75 tuổi.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Có thai: Tốt hơn là không nên dùng thuốc này khi mang thai. Nếu bạn phát hiện ra mình mang thai khi đang dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì chỉ có bác sĩ mới đánh giá dược sĩ thiết có nên tục dùng thuốc này cho bạn không.
Cho con bú: Hiện không có dữ liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, không nên cho con bú trong thời gian điều trị. Phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào.
11. Ảnh hưởng của thuốc Vastarel MR lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Trimetazidine có thể gây triệu chứng chóng mặt và lơ mơ: do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
12. Quá liều
Phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ ngay.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Vastarel MR ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Vastarel MR quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Vastarel MR ở đâu?
Hiện nay, Vastarel MR là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Vastarel MR trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 179.000 đến 210.000/hộp 60 viên tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”