1. Thuốc Edxor là thuốc gì?
Thuốc Edxor với thành phần chính là Venlafaxine 37,5mg là một thuốc trầm cảm dẫn xuất phenylethylamine thuộc loại ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin được chỉ định trong điều trị các cơn trầm cảm nặng và phòng ngừa tái phát các cơn trầm cảm nặng.
2. Thành phần thuốc Edxor
Hoạt chất: Venlafaxine 37,5mg
Tá dược: Lactose monohydrate, Avicel (Microcrystalline cellulose) 102, Primellose, Talc, Magnesium stearate, Natri lauryl sulfat, Povidone (PVP) K30.
3. Dạng bào chế
Thuốc Edxor được bào chế dưới dạng viên nén.
4. Chỉ định
Bệnh trầm cảm.
Bệnh lo âu toàn thể, bệnh lo sợ tiếp xúc xã hội.
Các bệnh lo âu khác: Bệnh ám ảnh - xung lực, chứng hoảng sợ, stress sau chấn thương.
5. Liều dùng
Điều trị trầm cảm :
Người lớn và trẻ trên 18 tuổi: Liều khởi đầu uống 75mg/ngày chia 2 - 3 lần trong bữa ăn (một số bệnh có thể khởi đầu ở liều thấp 37,5 mg/lần/ngày trong 4 - 7 ngày đầu, sau đó tăng đến 75mg/ngày tùy theo đáp ứng của bệnh nhân), nếu cần thiết có thể tăng tới 150mg/ngày sau vài tuần để đạt yêu cầu điều trị. Liều tối đa 225mg/ngày.
Trầm cảm nặng hoặc nằm viện: Liều khởi đầu có thể dùng tới 150mg/ngày, cứ sau 2-3 ngày điều trị có thể tăng thêm 75mg/ngày đến liều tối đa là 375mg/ngày. Sau đó phải giảm dần
Đối với người suy gan, suy thận nhẹ không cần chỉnh liều. Người bệnh suy gan, suy thận trung bình, liều giảm một nửa và dùng ngày 1 lần. Cần giảm liều cho người bệnh suy gan, suy thận nặng.
Uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, uống thuốc trong bữa ăn.
6. Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Các trưởng hợp có nguy cơ cao về loạn nhịp tim, tăng huyết áp không kiểm soát được.
Dùng đồng thời với IMAO.
Phụ nữ có thai.
Trẻ em dưới 18 tuổi.
7. Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp, ADR > 1/100
Thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, buồn ngủ, chóng mặt, suy nhược, lo âu, căng thẳng, kích động, ác mộng, hoang mang.
Tim mạch: Run rẩy, giãn mạch, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, phụ thuộc liều.
Tiêu hóa: Khô miệng, táo bón. Ngoài ra còn gặp buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy.
Chuyên hóa và nội tiết: Tăng hoặc giảm cân, tăng cholesterol máu, rối loạn chức năng sinh dục.
Dị ứng: Ngứa, phát ban, khó thở.
Khác: Cảm giác lạnh và sốt, tăng tiết mồ hôi, đi tiểu nhiều, rối loạn thị lực, đau cơ, đau khớp, ù tai.
Ít gặp:1/1000 < ADR < 1/100:
Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, ngất, loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thân kinh trung ương và tâm thần: Mất điều phối, rối loạn vận ngôn, rối loạn ngoại tháp, hưng cảm nhẹ, ảo giác, co giật, ngất.
Trên gan: Viêm gan, tăng enzym gan có phục hồi.
Nội tiết: Chảy sữa.
Dị ứng: Quá mẫn, ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch
Khác: Vết bầm tím ở da, xuất huyết tiêu hóa, bí tiểu tiện, mẫn cảm ánh sáng.
Hiếm gặp: ADR<1/1000
Máu: Rối loạn tạo máu như giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết
Tim: Khoảng QT dài
Khác: Giảm natri huyết, viêm tụy và tăng tế bào ưa eosin ở phổi. Ý nghĩ tự tử đặc biệt ở trẻ em.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Đa số các tác dụng không mong muốn là do liên quan đến serotonin như buồn nôn, nôn, nhức đầu, mất ngủ hoặc buồn ngủ. Do thức ăn không làm giảm hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa vì vậy để giảm tác dụng không mong muốn do không dung nạp thuốc như buồn nôn nên uống cùng với thức ăn.
Venlafaxin thường gây tăng huyết áp ở một số người bệnh khi dùng liều vượt quá 200mg/ngày, nên nếu người bệnh đã có tăng huyết áp thì cần phải điều trị tăng huyết áp trước khi bắt đầu dùng venlafaxin và phải kiểm tra huyết áp thường xuyên trong suốt quá trình điều trị băng venlafaxine. Với một số người bệnh nếu trong quá trình điều trị mà huyết áp tăng lên thì cần thiết phải giảm liều hoặc ngưng thuốc.
Nếu trong khi điều trị thấy xuất hiện cơn co giật, phải ngừng thuốc ngay vì co giật thường xảy ra khi quá liều.
Giảm natri huyết thường xảy ra ở người cao tuổi và có thể do có hội chứng bài tiết hormon kháng niệu không thích hợp khi dùng thuốc trầm cảm. Tuy nhiên, hội chứng này hay gặp ở loại thuốc ức chế hấp thu serotonin.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Một số thuốc khi dùng đồng thời với venlafaxine có thể gây hội chứng serotonin:
Thuốc cường serotonin, thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin, serotonin, thuốc làm giảm chuyển hóa serotonin. Khi bắt buộc phải dùng đồng thời venlafaxine với một trong các thuốc trên, phải giám sát chặt chẽ người bệnh, nhất là giai đoạn đầu tiên điều trị. Đặc biệt không được dùng venlafaxin đồng thời với
IMAO vì có thể gây tương tác nguy hiểm đến tính mạng. Phải ngừng dùng IMAO ít nhất 14 ngày mới bắt đầu dùng venlafaxin và phải ngừng dùng venlafaxin ít nhất 7 ngày mới bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm khác.
Thuốc chống đông máu: Tác dụng chống đông máu của warfarin có thể tăng lên khi dùng cùng với venlafaxin.
Thuốc chống sốt rét: Nhà sản xuất artemether cùng với lumefantrine khuyến cáo tránh phối hợp với venlafaxine.
Thuốc điều trị bệnh tâm thần: Nồng độ clozapine tăng trong huyết tương khi dùng cùng với venlafaxin.
Thuốc dopaminergic (entacapone): Nhà sản xuất entacapone khuyên cần thận trọng khi dùng phối hợp với venlafaxine.
Sibutramine: Tăng nguy cơ độc cho hệ thần kinh. Nhà sản xuất khuyến cáo tránh dùng đồng thời.
Moclobemide (một thuốc ức chế MAO-A hồi phục được): Tránh dùng phối hợp. Phải có một thời gian 3 - 7 ngày nghỉ thuốc khi muốn dùng thuốc kia.
Thuốc serotonergic: Tăng nguy cơ gây hội chứng serotonin khi phối hợp các thuốc serotonergic với nhau, khi phối hợp một thuốc serotonergic với venlafaxin. Hội chứng serotonin xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày gồm có: Vật vã, vã mồ hôi, ỉa chảy, sốt, tăng phản xạ gân xương, thay đổi trạng thái tâm thần (lú lẫn, hưng cảm nhẹ), rung giật cơ, rét run hoặc run, loạn nhịp tim, hôn mê, đông máu rải rác nội mạch, tăng hoặc giảm huyết áp, suy thận, suy thờ, co giật và sốt cao.
Cimetidin: Gây ức chế enzym chuyển hóa venlafaxine ở gan nhưng nó ảnh hưởng tới chất chuyển hóa có hoạt tính của venlafaxin la O-desmethyl venlafaxine, chất này có trong huyết tương với nồng độ cao. Do đó các nhà sản xuất khuyến cáo rằng khi sử dụng đồng thời venlafaxine với cimetidin chỉ cần theo dõi các triệu chứng lâm sàng đổi với những bệnh nhân cao tuổi, suy chức năng gan hoặc trước đó đã từng bị tăng huyết áp.
9. Thận trọng khi sử dụng
Thận trọng khi dùng cho người suy gan, suy thận vừa và nặng. Cần phải giảm liều dùng.
Thận trọng với người bệnh bị bệnh tim như: Mới bị nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim mạch không ổn định hoặc những trường hợp bệnh có thể nặng lên do tăng nhịp tim. Do nguy cơ tăng huyết áp phụ thuộc liều dùng nên cần phải theo dõi huyết áp trong quá trình điều trị khi dùng liều quá 200mg/ngày. Định lượng nồng độ cholesterol huyết nếu bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian đài. Thận trọng với người bệnh có tiền sử động kinh, người bệnh tăng áp lực nội nhãn hoặc glôcôm góc đóng, người bệnh có hưng câm hoặc bệnh nhân rối loạn xuất huyết.
Bệnh nhân bị phát ban, mày đay hoặc dị ứng phải đến thầy thuốc khám đề có hướng xử lý. Vi người bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát cao nên cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị nhất là trong giai đoạn đầu tiên điều trị cho tới khi trầm cảm đỡ.
Cũng như các thuốc chống trầm cảm khác, venlafaxine có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp thể đứng là ở người cao tuổi, vì vậy không nên lái tàu xé hoặc vận hành máy móc.
Khi điều trị bằng venlafaxine mà ngưng thuốc hoặc giảm liều đột ngột có thể gây các triệu chứng mệt mỏi, ngủ gà, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, khô miệng, tiêu chảy, kích động, lo âu, căng thẳng, lú lẫn, hưng cảm nhẹ, cảm giác bất thường, tăng tiết mồ hôi và chóng mặt. Do đó, venlafaxine được khuyến cáo trước khi ngừng thuốc phải giảm liều dẫn dẫn ít nhất trong một tuần sau đợt điều trị kéo dài trên một tuần. Đồng thời phải giám sát người bệnh để làm giảm phân ứng khi ngừng thuốc.Trong thuốc cỏ chứa tá dược:
Natri lauryl sulfat: Dùng thận trọng với người có làn da nhạy cảm có thể gây ra các phản ứng tại chỗ như châm chích hoặc cảm giác đốt.
Lactose monohydrate: Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân không dung nạp galactose, thiểu hụt Lapp lactase hay kém hấp thu glucose - galactose.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Các bà mẹ mang thai dùng venlafaxin gần ngày sinh có thể gặp các phản ứng ngưng thuốc ở trẻ sau khi sinh. Một nghiên cứu ở 150 người dùng venlafaxin vào 3 tháng đầu của thai kỳ thấy 25 người xảy chai và thai chết, 2 người có thai dị dạng. Mặt dù tỉ lệ này cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm đối chứng các nhà sản xuất khuyến cáo không dùng venlafaxin cho phụ nữ mang thai khi khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: Venlafaxine và chất chuyển hóa, O-desmethyl venlafaxine bài tiết vào sữa mẹ nên có thể gây tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ. Không dùng thuốc cho phụ nữ nuôi con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Edxor lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Edxor có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp thể đứng là ở người cao tuổi, vì vậy không nên lái tàu xe hoặc vận hành máy móc khi đang dùng thuốc.
12. Quá liều
Quá liều: Hôn mê, ngủ lịm, ngủ gà, thay đổi điện tâm đồ, loạn nhịp tim và xuất huyết nặng.
Xử trí: Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Dùng than hoạt, rửa dạ dày nếu phát hiện sớm. Biện pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ hô hấp.
Do thể tích máu phân bố của venlafaxin lớn trong cơ thể, nên gây lợi niệu, thẩm phân, thận nhân tạo hoặc thay máu có thể không có ích.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Edxor ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Edxor quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Edxor ở đâu?
Hiện nay, Edxor là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Edxor trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”