Efodyl 125 trị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan,viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản cấp và những đợt cấp của viêm phế quản mạn,...
1. Thuốc Efodyl là thuốc gì?
Efodyl là thuốc do công ty cổ phần tập đoàn MERAP sản xuất và phân phối, có xuất xứ thương hiệu tại Việt Nam. Được sử dụng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường niệu- sinh dục, nhiễm khuẩn da và mô mềm, bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.
2. Thành phần thuốc Efodyl
Thuốc Efodyl mỗi viên nén bao phim chứa:
Hoạt chất: Cefuroxim:......125mg .
Tá dược: Sodium lauryl sulfate, microcrystalline cellulose, silicone dioxide, croscarmellose sodium, sodium starch glycolate, copovidone,magnesium stearate, opadry.
3. Dạng bào chế Efodyl
Dạng cốm pha hỗn dịch uống
4. Chỉ định Efodyl
Thuốc Efodyl được dùng cho người bệnh gặp các trường hợp sau:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như: Viêm phổi, viêm phế quản cấp và những đợt cấp của viêm phế quản mạn.
Nhiễm khuẩn đường niệu - sinh dục như: Viêm thận- bể thận, viêm bàng quang và viêm niệu đạo.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm như: Bệnh nhọt, bệnh mủ da, bệnh chốc lở.
Bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.
5. Liều dùng Efodyl
Cách dùng:
Nên uống cùng với bữa ăn.
Pha với nước và khuấy đều trước khi uống
Liều dùng:
Một đợt điều trị thường 7 ngày ( 5-10 ngày)
Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hàm do vi khuẩn nhạy cảm: uống 250mg/lần x 2 lần/ngày
Đợt cấp phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phế quản cấp thứ phát và trong nhiễm khuẩn da và mô mềm: uống 250mg hoặc 500mg/lần x 2 lần/ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: 125mg hoặc 250mg/lần x 2 lần/ngày.
Bệnh lậu cổ tử cung hoặc niệu đạo không biến chứng: uống 1g duy nhất trên ngày.
Điều trị bệnh lyme thời kỳ đầu: 500mg/lần x 2 lần/ngày trong 20 ngày.
6. Chống chỉ định Efodyl
Nếu bạn bị dị ứng (quá mẫn cảm) với bất kỳ thành phần nào của thuốc Efodyl không nên dùng thuốc này.
Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với kháng sinh Cephalosporin.
7. Tác dụng phụ Efodyl
Những tác dụng không mong muốn do Cefuroxim axetil nói chung nhẹ và thoáng qua.
Sốc: Cefuroxim axetil hiếm khi gây sốc, nên ngừng điều trị nếu thầy triệu chứng khó chịu vùng bụng, khè, chóng mặt, mót tiện, ù tai, toát mồ hôi.
Quá mẫn cảm: phản ứng quá mẫn như phát ban, mày đay, ngứa, sốt, đau khớp có thể xảy ra.
Hệ thần kinh trung ương: Có thể xảy ra đau đầu.
Máu:Tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm bạch cầu hạt, thử nghiệm Coombs dương tính, hiếm gặp giảm tiểu cầu, rất hiếm gặp thiếu máu, tan máu.
Gan: Tăng nhẹ men gan ALT (SGPT), AST (SGOT), LDH, rất hiểm xảy ra vàng da.
Thận: Hiếm gặp nhiễm độc thận có tăng tạm thời ure huyết, Creatinine huyết, viêm thận kẽ.
Da: Rất hiểm khi thấy ban da hình, hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell.
Đường tiêu hóa: Hay gặp các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn. Hiếm gặp viêm đại tràng giả mạc.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc Efodyl
Nên dùng cefuroxim cách ít nhất 2 giờ với các thuốc kháng acid hoặc ức chế H2 vì các thuốc này làm tăng pH dạ dày, giảm sinh khả dụng của cefuroxim. Điều trị đồng thời cefuroxim với aminoglycosid hay các thuốc lợi tiểu mạnh sẽ gây nhiễm độc thận; Probenecid làm chậm thải trừ cefuroxim ở thận, làm cho nồng độ cefuroxim trong huyết tương cao hơn và lưu lại lâu hơn.
9. Thận trọng khi sử dụng Efodyl
Bệnh nhân có tiền sử phản ứng phản vệ với Penicillin hoặc kháng sinh Beta lactam.
Bệnh nhân có người trong gia đình phản ứng dị ứng như hen phế quản, phát ban da, nổi mày đay.
Bệnh nhân suy chức năng thận nặng.
Bệnh nhân có khó khăn về đường uống, người thể trạng kém
Để tránh sự xuất hiện các chủng đề kháng, nên xác định độ nhạy cảm và điều trị trong thời gian tối thiểu..
10. Dùng Efodyl cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc Efodyl qua nhau thai và có bài tiết qua sữa mẹ cần thận trọng cho đối tượng này.
11. Ảnh hưởng của thuốc Efodyl lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Hiếm khi Efodyl có tác động tới khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
12. Quá liều Efodyl
Quá liều cấp: phần lớn thuốc chỉ gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, có thể gây phản ứng tăng kích thích thần kinh cơ và cơn co giật, nhất ở người bị suy thận.
Xử trí quá liều: bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, hỗ trợ thông thoáng khí và truyền dịch. Nếu phát triển các cơn co giật, ngừng ngay thuốc, có thể sử dụng liệu pháp chống co giật nếu về chỉ định lâm sàng.
13. Bảo quản Efodyl
Bảo quản thuốc Efodyl ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc Efodyl tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Efodyl quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Efodyl ở đâu?
Hiện nay, Efodyl là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc Efodyl có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc Efodyl có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán Efodyl
Giá bán thuốc Efodyl trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể dao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”