Itraxcop có tác dụng chống nấm, được chỉ định trong trường hợp nhiễm Blastomycosis ở phổi và ngoài phổi, nhiễm Histoplasma.
1. Thuốc Itraxcop là thuốc gì?
Itraconazole là thuốc chống nấm nhóm triazole, ở các nấm nhạy cảm, thuốc này ức chế các enzym phụ thuộc cytochrom P450, kéo theo ức chế sự tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm. Có phổ tác dụng hơi hẹp hơn ketoconazole.
Thuốc Itraxcop có tác dụng chống nấm, được chỉ định trong trường hợp nhiễm Blastomycosis ở phổi và ngoài phổi, nhiễm Histoplasma, ngoài ra còn được dùng riêng rẽ đề bổ trợ điều trị nhiễm nấm candida miệng, bao gồm nhiễm nấm candida man ở niêm mạc - da và để điều trị nhiễm candida âm đạo,...
2. Thành phần thuốc Itraxcop
Mỗi viên nang cứng chứa 100mg Itraconazole
Tá dược: Non pareil seeds.
3. Dạng bào chế
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng
4. Chỉ định
Dùng Itraconazole để điều trị các nấm sau đây:
- Nhiễm Blastomycosis ở phổi và ngoài phổi.
- Nhiễm Histoplasma, bao gồm bệnh khoang phổi mãn tính và nhiễm Histoplasma rải rác và không ở màng não.
Itraconazole được dùng riêng rẽ đề bổ trợ điều trị nhiễm nấm candida miệng, bao gồm nhiễm nấm candida mạn ở niêm mạc - da và để điều trị nhiễm candida âm đạo, nhiễm Onychomycose và coccidioidomycosis.
5. Liều dùng
Cần uống Itraconazole cùng với thức ăn để đảm bảo hấp thu tối đa.
Liều khuyến cáo là 200 mg một lần duy nhất trong ngày (tức 2 nang). Nếu chưa thấy cải thiện rõ rệt hoặc đã có bằng chứng bệnh nấm tiến triển, thì tăng từng nấc liều 100mg cho tới tổng liều tối đa là mỗi ngày 400mg.
Các liều trên 200mg / ngày cần chia làm 2 lần uống. Trường hợp đe dọa tính mạng: mặc dù các nghiên cứu này không cung cấp liều nạp, cũng khuyến cáo, dựa vào dữ liệu dược động học, là liều nạp trên 200mg (2 nang), uống 3 lần mỗi ngày (tức 600mg/ngày) và dùng trong 3 ngày đầu. Điều trị tiếp tục ít nhất 3 tháng và cho tới khi các thông số lâm sàng và các test xét nghiệm cho thấy nhiễm nấm hoạt động đã thuyên giảm. Một thời kỳ điều trị mà không đầy đủ có thể dẫn tới tái phát nhiễm nấm hoạt động...
6. Chống chỉ định
Mẫn cảm với Itraconazole và các azol khác.
Người bệnh đang điều trị với terfenadin, astemizol, triazolam dạng uống, midazolam dạng uống và cisaprid (xem Tương tác thuốc).
Điều trị bệnh nấm móng cho phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai.
7. Tác dụng phụ
Những tác dụng có hại thường gặp nhất với Itraconazole bao gồm khó tiêu, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và choáng váng.
Có gặp phát ban da.
Một số trường hợp có hội chứng Stevens-Johnson do dùng Itraconazole
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Itraconazole là chất ức chế hệ thống enzym cytochrom P450 3A do vậy tránh dùng đồng thời Itraconazole với các thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống enzym này by vì vì nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng dẫn đến tăng và kéo dài tác dụng điều trị và cả tác dụng không mong muốn..
Terfenadin, astemisol, cisaprid có thể tăng nồng độ trong huyết tương nếu uống cũng với Itraconazole, dễ dẫn đến loạn nhịp tim có thể chết người. Chống chỉ định phối hợp này. Diazepam, midazolam, triazolam uống được chống chỉ định dùng cùng Itraconazole. Nếu midazolam được tiêm tĩnh mạch trong tiền mê để phẫu thuật thì phải theo dõi thật cần thận vì tác dụng an thần có thể kéo dài.
Itraconazole dùng cùng với warfarin làm tăng tác dụng chống đông của chất này. Cần theo dõi thời gian prothrombin ở người bệnh để giảm liều warfarin nếu cần. Với các thuốc chẹn calci, có thể gặp phủ, ù tai. Cần phải giảm liều nếu cần. Với các thuốc hạ cholesterol nhóm ức chế HMG-CoA reductase như lovastatin, atorvastatin, simvastatin, pravastatin..., Itraconazole có thể làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu. Đề giảm nguy cơ viêm cơ hoặc bệnh cơ, có thể tạm ngưng các thuốc này nếu cần phải điều trị nằm toàn thân. Digoxin, dùng cùng với Itraconazole, nồng độ trong huyết tương sẽ tăng. Phải theo dõi để điều chỉnh liều.
Hạ đường huyết nặng đã xảy ra khi dùng các thuốc uống chống đái tháo đường kèm với các thuốc chống nấm azol. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ nồng độ đường trong máu để điều chỉnh liều các thuốc uống chống đái tháo đường.
Itraconazole cần môi trường acid dịch vị để được hấp thu tốt. Vì vậy nếu uống cùng các kháng acid, hoặc các chất kháng H₂ (như cimetidin, ranitidin) hoặc omeprazol, sucralfat, khả dụng sinh học của Itraconazole sẽ bị giảm đáng kể, làm mất tác dụng điều trị chống nắm. Vì vậy không nên dùng đồng thời hoặc phải thay Itraconazole bằng fluconazol hay amphotericin B.
Các thuốc cảm ứng enzym thí dụ rifampicin, isoniazid, phenobarbital, phenytoin làm giảm nồng độ của Itraconazole trong huyết tương. Do đó nên thay thuốc chống nấm khác nếu xét thấy điều trị bằng isoniazid hoặc rifampicin là cần thiết
9. Thận trọng khi sử dụng
Cần theo dõi mức enzym gan ở bệnh nhân trước đã có bất thường chức năng gan. Bệnh nhân cần được hướng dẫn uống thuốc trong bữa ăn. Nếu các dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng cho thấy bệnh gan nặng lên do có thể dùng Itraconazole, cần phải ngừng thuốc.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Trong thời kỳ mang thai:
Itraconazole gây độc cho chuột cống mẹ, liên quan tới liều dùng, gây độc với thai và quái thai nếu cho chuột mẹ dùng mỗi ngày 40-160 mg/kg và ở chuột nhắt mẹ nếu dùng mỗi ngày khoảng 80 mg/kg. Trên chuột cống, độc tính gây quái thai biểu hiện chính ở rối loạn bộ xương, còn chuột nhắt là thoát vị não và / hoặc tật lưỡi to ở thai. Chưa có nghiên cứu ở người mang thai. Chỉ dùng Itraconazole trong thai kỳ khi lợi ích vượt hẳn nguy cơ.
Trong thời kỳ cho con bú:
Itraconazole bài tiết qua sữa người mẹ, vì vậy không dùng cho mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Đối với trẻ nhỏ:
Chưa xác định được độ an toàn và hiệu lực của Itraconazole 6 trẻ em. Chưa có dữ liệu dược động học có giá trị ở trẻ em.
11. Ảnh hưởng của thuốc Itraxcop lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng
12. Quá liều
Không loại Itraconazole khỏi cơ thể bằng thẩm tách được. Khi ngẫu nhiên gặp quá liều, cần điều trị hỗ trợ, bao gồm rửa dạ dày bằng natri bicarbonat.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Itraxcop ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Itraxcop quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Itraxcop ở đâu?
Hiện nay, Itraxcop là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Itraxcop trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”