Thuốc rơ miệng NYST giúp dự phòng và điều trị bệnh Candida miệng: tưa miệng, viêm miệng, lưỡi bị mất nhú, lưỡi đẹn, viêm họng do Candida albicans.
1.Thuốc rơ miệng NYST là thuốc gì?
Nystatin trong thuốc rơ miệng Nyst là một polyen, kháng sinh chống nấm được chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces Noursei. Thuốc rơ miệng NYST có tác dụng kìm hãm hoặc diệt nấm tuỳ thuộc vào nồng độ và độ nhạy cảm của nấm, không tác động đến vi khuẩn bình thường trong cơ thể. Thuốc dùng tại chỗ, không dùng để điều trị nấm toàn thân.
2. Thành phần thuốc rơ miệng NYST
Trong 1 gói thuốc rơ miệng NYST 1g có chứa:
Nystatin…………………………. 25000 IU
Tá dược (sorbitol,vanilin)...........vừa đủ 1 gói
3. Dạng bào chế thuốc rơ miệng NYST
Thuốc bột màu vàng, rất ít tan trong nước
4. Chỉ định thuốc rơ miệng NYST
Thuốc rơ miệng NYST được chỉ định dự phòng và điều trị bệnh Candida miệng: tưa miệng, viêm miệng, lưỡi bị mất nhú, lưỡi đẹn, viêm họng do Candida albicans.
5. Liều dùng thuốc rơ miệng NYST
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Mỗi lần dùng nửa gói, ngày 2 lần
Trẻ em từ 1 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi: mỗi lần dùng 1 gói, ngày 2 lần
Người lớn từ 18 tuổi trở lên: mỗi lần dùng 2 gói, ngày 2 lần
Hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cho lượng thuốc cần dùng vào 1 ly nhỏ có chứa sẵn 1 muỗng cafe nước đun sôi để nguội, khuấy để phân tán đều, dùng gạc tiệt trùng quấn vào ngón tay, thấm thuốc rơ lưỡi họng… nơi có nấm mọc. Trong vòng 20 phút sau khi rơ miệng không được ăn hoặc uống. Chỉ pha thuốc đủ dùng cho 1 lần, nuốt thuốc không sao.
6. Chống chỉ định thuốc rơ miệng NYST
Tiền sử quá mẫn với Nystatin. Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
7. Tác dụng phụ của thuốc rơ miệng NYST
Nystatin hầu như không độc và không gây mẫn cảm và dung nạp tốt ở tất cả các lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài.
Ít gặp: mày đay hoặc ngoại ban.
Hiếm gặp: gây kích ứng tại chỗ. Hội chứng Steven-Johnson
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc của thuốc rơ miệng NYST
Thuốc rơ miệng NYST bị mất tác dụng kháng Candida albicans nếu dùng đồng thời với Riboflavin phosphat.
9. Thận trọng khi sử dụng thuốc rơ miệng NYST
Nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra, nên ngưng thuốc ngay và có biện pháp xử lý thích hợp. Bệnh nhân mắc rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp Fructose không nên sử dụng thuốc này.
10. Dùng rơ miệng NYST cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: chưa biết rõ thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, tuy vậy không nên dùng thuốc rơ miệng NYST cho phụ nữ có thai trừ trường hợp thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: chưa rõ thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không, nên thận trọng với người mẹ đang cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc rơ miệng NYST lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có báo cáo
12. Quá liều thuốc rơ miệng NYST
Rửa dạ dày sau đó dùng thuốc tẩy và điều trị hỗ trợ thích hợp
13. Bảo quản thuốc rơ miệng NYST
Bảo quản thuốc rơ miệng NYST ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc rơ miệng NYST quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc rơ miệng NYST ở đâu?
Hiện nay, rơ miệng NYST là thuốc không kê đơn, bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán thuốc rơ miệng NYST
Giá bán thuốc rơ miệng NYST trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 15.000-25.000 tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”