Thuốc Natrilix SR được chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ở người trưởng thành.
1. Thuốc Natrilix SR là thuốc gì?
2. Thành phần thuốc Natrilix SR
Tá dược: Anhydrous colloidal silica (E551), hypromellose (E464), lactose monohydrate, magnesium stearate (E470B), povidone, glycerol (E422), macrogol 6000, titanium dioxide (E171).
3. Dạng bào chế:
4. Chỉ định
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Liều cao hơn không cải thiện tác dụng chống tăng huyết áp nhưng sẽ làm tác dụng lợi tiểu tăng thêm.
6. Chống chỉ định
Suy thận nặng.
Bệnh gan nặng hay bệnh não do gan (bệnh thoái hóa não).
Nồng độ kali máu thấp.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc Natrilix SR
Thường gặp (> 1/100 đến < 1/10)
Rối loạn da và mô dưới da: Các phản ứng quá mẫn, các phát ban dát sần.
Không thường gặp (> 1/1000 đến < 1/100)
Các rối loạn tiêu hóa: Nôn.
Rối loạn da và mô dưới da: Ban xuất huyết.
Hiếm gặp (> 1/10000 đến < 1/1000)
Các rối loạn thần kinh: Chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, dị cảm.
Các rối loạn hệ tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, khô miệng.
Rất hiếm gặp (> 1/100000 đến < 1/10000)
Các rối loạn về máu và hệ bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng calci huyết.
Các rối loạn tim: Loạn nhịp tim.
Các rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp
Các rối loạn tiêu hóa: Viêm tụy, chức năng gan bất thường.
Các rối loạn thận và tiết niệu: Suy thận.
Không xác định tần suất
Các rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Mất kali với hạ kali máu, đặc biệt nghiêm trọng ở những người có nguy cơ cao, hạ natri máu.
Các rối loạn thần kinh: Ngất.
Các rối loạn về mắt: Cận thị, mờ mắt, giảm thị lực.
Các rối loạn tim: Xoắn đỉnh (có khả năng gây tử vong).
Các rối loạn chức năng gan: Khả năng khởi phát bệnh não gan trong trường hợp suy gan.
Rối loạn da và mô mềm dưới da: Có thể làm xấu đi bệnh lupus ban đỏ hệ thống cấp tính bị trước đó.
Các phản ứng nhạy cảm với ánh sáng.
Các xét nghiệm: Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, tăng glucose máu, tăng acid uric, tăng nồng độ các men gan.
Báo cáo các tác dụng không mong muốn nghi ngờ
Báo cáo các tác dụng không mong muốn nghi ngờ sau khi được cấp số đăng ký là quan trọng. Việc này cho phép tiếp tục theo dõi cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Các chuyên gia y tế được yêu cầu báo cáo tác dụng không mong muốn nghi ngờ nào qua hệ thống báo cáo quốc gia.
8. Tương tác thuốc
Lithi:
Tăng lithi huyết tương với các dấu hiệu của quá liều, như với chế độ ăn không muối (giảm bài tiết lithi qua nước tiểu). Tuy nhiên, nếu việc dùng thuốc lợi tiểu là cần thiết, nên kiểm soát chặt chẽ lượng lithi huyết tương và điều chỉnh liều.
Các phối hợp cần thận trọng khi dùng:
Các thuốc có thể gây xoắn đỉnh:
- Thuốc chống loạn nhịp loại Ia (Quinidine, Hydroquinidine, Disopyramide).
- Thuốc chống loạn nhịp loại III (Amiodarone, Sotalol, Dofetilide, Ibutilide).
- Thuốc chống loạn thần:
+ Phenothiazines (Chlorpromazine, Cyamemazine, Levomepromazine, Thioridazine, Trifluoperazine).
+ Benzamides (Amisulpride, Sulpiride, Sultopride, Tiapride).
+ Butyrophenones (Droperidol, Haloperidol).
+ Các thuốc khác: Bepridil, Cisapride, Diphemanil, Erythromycin IV, Halofantrine, Mizolastine, Pentamidine, Sparfloxacin, Moxifloxacin, Vincamine IV.
Tăng nguy cơ loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đỉnh (hạ kali máu là yếu tố nguy cơ).
Cần theo dõi sát để phát hiện kịp thời hạ kali máu, và điều chỉnh, nếu thấy cấn thiết, trước khi phối hợp các thuốc này. Trên lâm sàng, theo dõi điện giải và điện tâm đồ.
Dùng các thuốc không có yếu điểm gây xoắn đỉnh trong trường hợp có hạ kali máu.
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) (dùng đường uống) bao gồm thuốc ức chế chọn lọc COX - 2, acid salicylic liều cao (≥ 3g/ngày):
Có thể làm giảm hiệu quả hạ áp của Indapamide.
Nguy cơ suy thận cấp trên bệnh nhân mất nước (giảm mức lọc cầu thận). Bù nước cho bệnh nhân; kiểm soát chức năng thận ngay từ khi bắt đầu điều trị.
Các thuốc ức chế men chuyển (ACE):
Nguy cơ hạ áp đột ngột và/hoặc suy thận cấp khi điều trị với thuốc ức chế men chuyển (ACE) thường khởi đầu trên nền bệnh nhân có mức natri thấp từ trước đó (đặc biệt trên bệnh nhân có hẹp động mạch thận).
Trường hợp tăng huyết áp, khi điều trị thuốc lợi tiểu trước đó có thể gây ra giảm natri, cần thiết phải:
- Hoặc ngừng thuốc lợi tiểu 3 ngày trước khi điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE), và tiếp tục dùng lại thuốc lợi tiểu hạ kali nếu cần thiết.
- Hoặc khởi trị với liều thấp thuốc ức chế men chuyển (ACE) và tăng liều dần.
Trường hợp suy tim sung huyết, khởi trị với liều thấp thuốc ức chế men chuyển (ACE); có thể sau khi đa giảm liều thuốc lợi tiểu hạ kali dùng kết hợp.
Trong mọi trường hợp, theo dõi sát chức năng thận (nồng độ creatinin huyết tương) trong những tuần điều trị đầu tiên với thuốc ức chế men chuyển.
Các phối hợp khác gây hạ kali máu: amphotericin B (tiêm tĩnh mạch), glucocorticoids và mineralocorticoids (dùng đường uống), tetracosactide, thuốc nhuận tràng kích thích
Tăng nguy cơ hạ kali máu (tác dụng cộng hợp).
Kiểm soát chặt chẽ nồng độ kali máu và điều chỉnh nếu cần thiết). Phải luôn lưu ý trường hợp điều trị phối hợp digitalis. Dùng thuốc nhuận tràng không kích thích.
Baclofen
Làm tăng tác dụng hạ áp.
Bù nước cho bệnh nhân; kiểm soát chức năng thận ngay khi bắt đầu điều trị.
Các chế phẩm Digitalis
Hạ kali máu làm tăng độc tính của digitalis.
Kiểm soát nồng độ kali máu và điện tâm đồ và, nếu cần thiết, điều chỉnh liều điều trị.
Phối hợp yêu cầu thận trọng đặc biệt:
Allopurinol: Sử dụng đồng thời với indapamid có thể làm tăng phản ứng mẫn cảm với
Thuốc lợi tiểu giữ kali (Amiloride, Spironolactone, Triamterene):
Mặc dù phối hợp này có thể hữu ích cho một số bệnh nhân, hạ kali máu (đặc biệt trên bệnh nhân suy thận hoặc đái tháo đường) hoặc tăng kali máu có thể xuất hiện. Nên theo dõi nồng độ kali máu và điện tâm đồ, và, nếu cần thiết, xem lại phác đồ điều trị.
Metformin:
Tăng nguy cơ nhiễm toan acid lactic gây ra bởi Metformin do có thể gặp suy thận chức năng do dùng thuốc lợi tiểu và đặc biệt là thuốc lợi tiểu quai. Không dùng Metformin khi nồng độ creatinin huyết tương vượt quá 15 mg/L (135 µmol/L) ở đàn ông và 12mg/L (110 µmol/L) ở phụ nữ.
Thuốc cản quang có iod
Trường hợp có mất nước do dùng thuốc lợi tiểu, sẽ tăng nguy cơ suy thận cấp, đặc biệt khi đưa một lượng lớn thuốc cản quang có iod vào cơ thể.
Chống mất nước trước khi dùng thuốc cản quang có iod.
Thuốc chống trầm cảm giống imipramine, thuốc an thần kinh
Hiệu quả chống tăng huyết áp và nguy cơ hạ huyết áp thế đứng tăng lên (tác dụng cộng hợp).
Calci (dạng muối)
Nguy cơ tăng calci máu do giảm bài tiết calci qua nước tiểu.
Ciclosporin, tacrolimus
Nguy cơ tăng creatinin huyết tương không kèm thay đổi nồng độ cyclosporin trong tuần hoàn, kể cả trong trường hợp không có mất nước/điện giải.
Corticosteroid, tetracosactide
Hiệu quả chống tăng huyết áp bị giảm (giữ nước/ muối do corticosteroid).
9. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc Natrilix SR
Natri huyết tương
Thông số này phải được đo trước khi bắt đầu điều trị, và kiểm tra thường xuyên sau đó. Việc hạ natri máu có thể khởi đầu không có triệu chứng và do,đó việc kiểm tra thường xuyên là cần thiết, và nên tiến hành kiểm tra thường xuyên hơn ở bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân xơ gan. Bất kỳ thuốc lợi tiểu nào cũng có thể gây hạ natri máu, đôi khi gây hậu quả nghiêm trọng. Hạ natri máu đi kèm với giảm thể tích máu có thể dẫn đến mất nước và hạ huyết áp thế đứng. Việc mất đồng thời các ion chloride có thể dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa bù trừ thứ phát: Tỷ lệ mắc và mức độ của tác dụng này là nhẹ.
Kali huyết tương
Mất kali và hạ kali huyết tương là nguy cơ chính của thiazid và các thuốc lợi tiểu liên quan tới thiazide. Nguy cơ khởi phát của hạ kali huyết (< 3,4mmol/l) cần phải được phòng ngừa ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao, như bệnh nhân lớn tuổi, suy dinh dưỡng hoặc đang điều trị nhiều bệnh, bệnh nhân xơ gan với phù và cổ trướng, bệnh động mạch vành và suy tim. Trong những trường hợp này, hạ kali máu làm tăng độc tính tim của các chế phẩm digitalis và nguy cơ loạn nhịp tim.
Những bệnh nhân với khoảng QT dài, cho dù là bẩm sinh hay có nguồn gốc từ bệnh lý, cũng có nguy cơ. Hạ kali huyết, chậm nhịp tim là yếu tố khởi phát của loạn nhịp nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến xoắn đỉnh có thể gây tử vong.
Kiểm tra thường xuyên hơn kali huyết thanh được yêu cầu ở tất cả các trường hợp kể trên. Lần kiểm tra kali huyết thanh đầu tiên nên được tiến hành trong tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị. Khi phát hiện ra hạ kali máu, yêu cầu phải điều chỉnh.
Calci huyết tương
Thiazide và các thuốc lợi tiểu liên quan tới thiazide có thể làm giảm bài tiết calci qua đường niệu và do đó làm tăng nhẹ và tạm thời calci huyết tương. Việc tăng calci máu cũng có thể do chứng tăng năng tuyến cận giáp không được chẩn đoán trước đó. Việc điều trị nên được rút trước khi thăm dò chức năng tuyến cận giáp.
Glucose máu
Kiểm tra glucose máu là quan trọng ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt khi có sự hạ kali máu.
Acid uric
Xu hướng bị bệnh gút có thể tăng ở những bệnh nhân có tăng acid uric.
Chức năng thận và các thuốc lợi tiểu
Thiazide và các thuốc lợi tiểu liên quan tới thiazide chỉ hiệu quả hoàn toàn khi chức năng thận bình thường hoặc suy giảm nhẹ (creatinin huyết tương dưới mức 25mg/l, nghĩa là 22μmol/l ở người trưởng thành), ở bệnh nhân lớn tuổi, mức creatinin huyết tương này phải được điều chỉnh theo tuổi, cân nặng và giới tính.
Mất lượng tuần hoàn, thứ phát sau khi mất nước và natri khi bắt đầu điều trị, gây ra mức giảm độ lọc cầu thận. Việc này có thể dẫn đến tăng ure máu và creatinin huyết tương. Sự suy giảm chức năng thận thoáng qua này không phải là vấn đề với những người có chức năng thận bình thường nhưng có thể làm trầm trọng hơn việc suy giảm chức năng thận trước đó.
Vận động viên
Vận động viên cần chú ý do thuốc này có chứa hoạt chất có thể gây phản ứng dương tính trong test doping.
10. Khả năng sinh sản, phụ nữ mang thai và cho con bú
- Không có hoặc có hạn chế dữ liệu (ít hơn 300 phụ nữ có thai có kết quả nghiên cứu) về việc dùng indapamide trên phụ nữ có thai. Dùng thiazid kéo dài trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể làm giảm thể tích huyết tương của mẹ cũng như lưu lượng máu chảy vào tử cung - nhau thai, điều này có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ và sự chậm phát triển của thai nhi.
- Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy các tác dụng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới độc tính sinh sản.
- Để đề phòng, tốt nhất là tránh dùng indapamide trong thời gian có thai.
Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:
- Không có dù thông tin về sự bài tiết của indapamide/các chất chuyển hóa vào sữa người. Mẫn cảm với các dẫn chất sulfonamid và hạ kali máu có thể xảy ra. Nguy cơ đối với trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ chưa được loại trừ.
- Indapamide có liên quan chặt chẽ với các thuốc lợi tiểu thiazid, do đó trong thời kỳ cho con bú, thuốc làm giảm hoặc thậm chí ức chế tiết sữa.
Indapamide không nên dùng cho phụ nữ cho con bú.
Khả năng sinh sản
Các nghiên cứu độc tính sinh sản cho thấy không có tác động đến khả năng sinh sản của chuột cống đực và cái.
Thuốc được dự đoán là không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Có thể khả năng lái xe và vận hành máy móc bị suy giảm.
12. Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Thuốc Natrilix SR không cho thấy độc tính ở liều tới 40mg, nghĩa là 27 lần liều điều trị.
Dấu hiệu của ngộ độc cấp tính là rối loạn nước hoặc điện giải. Các dấu hiệu lâm sàng có thể là buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, chuột rút, chóng mặt, lú lẫn, chứng đái nhiều hoặc thiểu niệu dẫn đến vô niệu.
Cách xử trí:
Biện pháp đầu tiên là phải thải trừ thuốc ra khỏi dạ dày và/hoặc dùng than hoạt tính, tiếp theo là phục hồi tuần hoàn và cân bằng nước và điện giải tới trị số bình thường ở trung tâm chuyên khoa.
13. Bảo quản
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
14. Mua thuốc Natrilix SR ở đâu?
15. Giá bán
Quý khách có thể tham khảo thêm các sản phẩm Tim mạch, huyết áp tại nhà thuốc Thanh Xuân như: Adalat LA, Agifuros, Agimlisin 5,..
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”