Tiểu dầm là vấn đề rất thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên tuy nhiên bệnh lý này chưa được nhìn nhận và điều trị một cách đúng đắn.
1. Tiểu dầm là gì?
Tiểu dầm là tình trạng thoát nước tiểu không có kiểm soát trong lúc ngủ ở trẻ.
2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Vấn đề mấu chốt đó là sự bất tương hợp giữa tạo nước tiểu ban đêm và dung tích bàng quang của trẻ.
Đa niệu về đêm là yếu tố đóng góp chủ yếu lên đến ~75% nguyên nhân gây bệnh.
Đa niệu về đêm là yếu tố đóng góp chủ yếu lên đến ~75% nguyên nhân gây bệnh.
3. Tần suất mắc bệnh
Theo thống kê cho thấy có đến 16% trẻ 5 tuổi có tiểu dầm thường xuyên, và lúc 7 tuổi là 10%
Trẻ từ 5 tuổi trở lên, tiểu dầm nên được xem xét là vấn đề bất thường, cần được điều trị. Trẻ dưới 5 tuổi thì không cần điều trị.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên, tiểu dầm nên được xem xét là vấn đề bất thường, cần được điều trị. Trẻ dưới 5 tuổi thì không cần điều trị.
4. Ảnh hưởng của tiểu dầm lên bệnh nhân và gia đình
- Trẻ bị tiểu dầm càng nặng (lớn hơn 2 đêm/tuần) thì càng có nguy cơ bị tiểu dầm dai dẳng lúc trưởng thành nếu không được điều trị dứt điểm
- Tiểu dầm được cho là một trải nghiệm đau khổ:
Ở trẻ 8-16 tuổi, tiểu dầm được xem là biến cố gây khó chịu thứ ba sau ly dị và bạo lực gia đình. Trải nghiệm này được cho là tệ hơn cả bị chọc ghẹo hay bị tẩy chay
- Tiểu dầm làm trẻ tăng nguy cơ bị suy giảm nhận thức về bản thân và có lòng tự trọng thấp, suy giảm trạng thái cảm xúc và thường có hành vi xa lánh xã hội.
Tuy nhiên bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được chẩn đoán, điều trị đúng cách, kịp thời.
- Tiểu dầm được cho là một trải nghiệm đau khổ:
Ở trẻ 8-16 tuổi, tiểu dầm được xem là biến cố gây khó chịu thứ ba sau ly dị và bạo lực gia đình. Trải nghiệm này được cho là tệ hơn cả bị chọc ghẹo hay bị tẩy chay
- Tiểu dầm làm trẻ tăng nguy cơ bị suy giảm nhận thức về bản thân và có lòng tự trọng thấp, suy giảm trạng thái cảm xúc và thường có hành vi xa lánh xã hội.
Tuy nhiên bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được chẩn đoán, điều trị đúng cách, kịp thời.