BestGSV điều trị mề đay cấp tính và dị ứng trong thời gian ngắn, trị ho và điều trị viêm đường hô hấp trên.
1. Thuốc BestGSV là thuốc gì?
Thuốc bestGSV có hoạt chất là betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể. Có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng. Thuốc dùng đường uống để điều trị nhiều bệnh kháng viêm và dị ứng trong thời gian ngắn.
2. Thành phần thuốc BestGSV
Thành phần hoạt chất: Dexclorpheniramin maleat 20mg, betamethasone 2,5mg
Thành phần tá dược: Natri citrat, acid citric, gôm arabic, glycerin, nipagin, nipasol, natri saccarin, đường trắng, bột hương dâu, nước tinh khiết, ethanol 96.
3. Dạng bào chế
Thuốc BestGSV được bào chế dạng Siro uống
4. Chỉ định
Thuốc BestGSV được chỉ định điều trị kháng viêm, tăng khả năng tác dụng của kháng sinh, điều trị mề đay cấp tính và dị ứng trong thời gian ngắn, trị ho và điều trị viêm đường hô hấp trên, điều trị viêm da tiếp xúc, viêm da bệnh thần kinh, dùng trong trường hợp phối hợp giữa kháng histamin và corticoid.
5. Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 5ml/ lần, uống cách 4 - 6 giờ/ lần nhưng không vượt quá 30ml mỗi ngày.
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Uống 2,5ml/ lần, uống cách 4 - 6 giờ/ lần không được vượt quá 15ml mỗi ngày.
Trẻ em 2 - 6 tuổi: 1,25ml/ lần, uống cách 4 - 6 giờ/ lần không được vượt quá 7,5ml mỗi ngày.
Liều lượng cho trẻ em và trẻ nhỏ cần dựa vào độ nghiêm trọng của bệnh và dựa vào đáp ứng của bệnh nhân hơn là chỉ bám hoàn toàn vào liều lượng theo chỉ định của tuổi tác, thể trọng hoặc vào diện tích cơ thể. Các triệu chứng tiêu hoá có thể giảm nhẹ nếu uống thuốc cùng thức ăn hoặc sữa. Nếu sau khi đạt đáp ứng mong muốn, cần giảm liều lượng theo từng nấc nhỏ cho tới khi đạt mức thấp nhất mà có thể duy trì được đáp ứng lâm sàng đầy đủ. Cần ngưng thuốc càng sớm càng tốt. Bệnh nhân cần được theo dõi liên tục về các dấu hiệu cho thấy điều chỉnh liều lượng là cần thiết, như sự thuyên giảm hoặc kịch phát của bệnh và các stress (phẫu thuật, nhiễm khuẩn, chấn thương). Khi điều trị kéo dài, cần ngừng betamethason dần dần từng bước một.
6. Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng thuốc BestGSV đối với trường hợp:
+ Quá mẫn cảm với betamethason và sulfit hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
+ Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế MAO (IMAO).
+ Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non.
+ Nhiễm nấm hệ thống.
+ Bệnh nhân cần tạo miễn dịch.
+ Loét miệng nối.
7. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn ngủ, nhức đầu, khô miệng, khô mũi họng, yếu mệt, rối loạn tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy.
Điều trị betamethason kéo dài có thể gặp các phản ứng có hại như:
Rối loạn nước và chất điện giải: Giữ natri, mất kali, kiềm máu giảm kali, giữ nước, suy tim xung huyết trên những bệnh nhân nhạy cảm, cao huyết áp.
Hệ cơ xương: Nhược cơ, bệnh cơ do corticoid, giảm khối cơ, gia tăng triệu chứng nhược cơ trong bệnh nhược cơ nặng, loãng xương, gãy lún cột sống, hoại tử vô khuẩn đầu xương đùi và xương cánh tay, gãy bệnh lý các xương dai, đứt dây chằng.
Hệ tiêu hoá: Loét dạ dày có thể gây thủng và xuất huyết sau đó viêm tuy, trướng bụng, viêm loét thực quản.
Da: Làm chậm lành vết thương, teo da, da mỏng manh, có đốm xuất huyết mảng bầm máu, nổi ban đỏ trên mặt, tăng đổ mô hôi, sai lệch các test thử ở da, các phản ứng như viêm da dị ứng, mề đay, phù mạch thần kinh.
Thần kinh: Co giật, tăng áp lực nội sọ cùng với phù gai thị (u não giả) thường sau khi điều trị dài hạn, chóng mặt, nhức đầu.
Nội tiết: Kinh nguyệt bất thường, hội chứng giống Cushing, trẻ em chậm phát triển hay giảm phát triển của phôi bên trong tử cung, sự không đáp ứng thứ phát thượng thận và tuyến yên, đặc biệt trong những giai đoạn stress như chấn thương, phẫu thuật hay bệnh tật, giảm dung nạp carbonhydrat, làm lộ ra các triệu chứng của bệnh tiểu đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insulin hay các tác nhân hạ đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường.
Mắt: Đục thủy tinh thể dưới bao, tăng áp lực nội nhãn, glôcom, lồi mắt.
Chuyển hoá: Cân bằng nitơ âm tính do dị hoá protein.
Tâm thần: Sảng khoái, cảm giác lơ lửng, trầm cảm nặng cho đến các biểu hiện tâm thần thực sự, dễ bị kích thích, mắt ngủ.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Betamethason: Dùng đồng thời phenobarbital, phenytoin, rifampin hay ephedrin có thể làm tăng chuyển hoá corticoid, và do đó giảm tac dung điều trị. Bệnh nhân dùng cả hai thuốc corticoid và estrogen nên được theo dõi về tác động quá mức của corticoid. Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu làm mắt kali có thể dẫn đến chứng hạ kali huyết. Dùng đồng thời corticoid với các glycosid tim có thể làm tăng khả năng gây loạn nhịp hay ngộ độc digitalis đi kèm với hạ kali huyết, có thể thúc đẩy khả năng mất kali gây ra do amphotericin B. Dùng đồng thời corticoid với các thuốc chống đông thuộc loại coumarin có thể làm tăng hay giảm tác dụng chống đông , có thể cần phải điều chỉnh liều. Tác dụng do kết hợp thuốc kháng viêm không steroid hay rượu với các glucocorticoid có thể làm tăng tỷ lệ hay mức độ trầm trọng của loét dạ dày - ruột. Có thể cần phải điều chỉnh liều của thuốc tiểu đường khi dùng corticoid cho người mắc bệnh tiểu đường.
Dexclorpheniramin maleat: Thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) kéo dài làm tăng tác dụng của các thuốc kháng histamin, có thể gây chứng hạ huyết áp trầm trọng. Dùng đồng thời với rượu, thuốc chống trầm cảm loại tricyclic, barbiturat hay thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của dexclorpheniramin. Tác dụng của thuốc chống đông có thể bị ức chế bởi kháng histamin.
9. Thận trọng khi sử dụng
Bệnh nhân dùng corticoid cần được hướng dẫn để thông báo với bác sĩ khi gặp bất kỳ nhiễm trùng nào, hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng (ví dụ: sốt, ho, đái buốt, đau cơ) hay các phẫu thuật khi dùng thuốc lâu dài, hoặc trong vòng 12 tháng sau khi ngừng điều trị, để điều chỉnh liều dùng hoặc khi dùng thuốc trở lại nếu cần thiết. Phải sử dụng corticoid thận trọng cho bệnh nhân cao tuổi, ốm yếu, suy giáp trạng hoặc xơ gan, nhồi máu cơ tim, hen, bệnh nhân tâm thần, cao huyết áp, suy tim xung huyết, nhược cơ mà dùng thuốc kháng cholinesterase, rối loạn huyết khối tắc mạch suy thận, loãng xương, nhiễm herpes simplex ở mắt, tăng áp lực nội nhãn, rối loạn cơn co giật. Dùng thận trọng ở người mãn kinh vì có khuynh hướng loãng xương. Không dùng corticoid cho người có loét miệng nối, trừ khi các trường hợp đe doạ tính mạng. Cần dùng thận khi dùng thuốc BestGSV cho bệnh nhân viêm túi thừa, viêm loét đại tràng, nối ruột. Không dùng thuốc này cho bệnh nhân nhiễm virus hoặc nhiễm vi khuẩn mà không kiểm soát được bằng thuốc kháng sinh, trừ trường hợp đe doạ tính mạng. Dùng thuốc dự phòng là cần thiết trong chế độ của bệnh nhân có tiền sử bệnh lao hoạt động. Liều cao glucocorticoid cho trẻ có thể gây viêm tụy cấp dẫn tới hủy hoại tụy tạng. Sử dụng thận trọng cho bệnh nhân glôcom, tắc nghẽn môn vị - tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tắc nghẽn cổ bàng quang, đái tháo đường, bệnh cơ do steroid. Dùng thận trọng trong suy tim xung huyết vì có thể gặp tích luỹ natri. Do trong thành phần của thuốc có tartrazin nên thận trọng thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Betamethason có thể huỷ hoại thai khi dùng cho người mang thai. Không dùng khi đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Phụ nữ cho con bú: Người mẹ cần được dặn dò không cho con bú khi mẹ dùng liều thông thường của betamethason.
11. Ảnh hưởng của thuốc BestGSV lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Sử dụng thận trọng thuốc BestGSV khi lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc kháng histamin trong thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt và yếu mệt.
12. Quá liều
Một liều duy nhất vượt quá giới hạn của betamethason thường không tạo ra các triệu chứng cấp tính. Ngoại trừ khi dùng thuốc với liều quá cao, việc quá liều glucocorticoid vài ngày hầu như không gây kết quả nguy hại trừ khi điều này xảy ra với bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt do đang có bệnh hay đang dùng đồng thời thuốc khác có khả năng tương tác gây tác dụng ngoại ý với betamethason.
Quá liều cấp: Lập tức gây nôn (cho bệnh nhân còn tỉnh) hay rửa dạ dày. Chưa thấy được hiệu quả ích lợi của thẩm phân phúc mạc trong những trường hợp quá liều. Điều trị quá, liều bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Không nên dùng chất kích thích. Có thể dùng thuốc tăng huyết áp để điều trị chứng hạ huyết áp. Các cơn co giật được xử trí tốt nhất với các thuốc làm giảm hoạt động có tác dụng ngắn hạn như thiopental. Duy trì cung cấp nước đầy đủ và kiểm soát chất điện giải trong huyết thanh và trong nước tiểu, đặc biệt chú ý cẩn thận tới sự cân bằng natri va kali. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần thiết.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc BestGSV ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc BestGSV quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc BestGSV ở đâu?
Hiện nay, BestGSV là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc BestGSV trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”