Carsakid được chỉ định điều trị triệu chứng khó chịu của các cơn ho không có đờm, đặc biệt là vào ban đêm.
1. Thuốc Carsakid là thuốc gì?
Thuốc Carsakid có hoạt chất là Carbocistein, Promethazin thuộc nhóm kháng histamin toàn thân tác dụng rõ rệt ở liều thông thường.
Thuốc Carsaki được chỉ định điều trị triệu chứng khó chịu của các cơn ho không có đờm, đặc biệt là vào ban đêm
2. Thành phần thuốc Carsakid
Thành phần hoạt chất chính: Carbocistein, Promethazin
Tá dược với tác dụng đã biết: Đường trắng, methyl paraben, propyl paraben, ethanol, natri hydroxyd.
3. Dạng bào chế Carsakid
Thuốc Carsakid được bào chế dạng Siro
4. Chỉ định Carsakid
Thuốc Carsaki được chỉ định điều trị triệu chứng khó chịu của các cơn ho không có đờm, đặc biệt là vào ban đêm
5. Liều dùng Carsakid
Dùng đường uống.
Dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
Điều trị triệu chứng nên trong thời gian ngắn (vài ngày) và giới hạn trong thời gian xuất hiện ho.
Người lớn và thanh thiếu niên trên 15 tuổi
Uống 15ml/ lần x 3 -4 lần/ ngày.
* Từ 24 đến 30 tháng: Uống 5ml/ lần x 3- 4/ ngày,
* Từ 30 tháng đến 12 tuổi: Uống 5ml x 4 - 6 lần/ ngày hoặc 10ml x 2- 3 lần/ ngày,
* Từ 12 đến 15 tuổi: Uống 10ml x 3 - 4 lần/ ngày.
6. Chống chỉ định Carsakid
Chống chỉ định dùng Carsakid trong các trường hợp sau:
* Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Carsakid, đặc biệt với methyl paraben và
propyl paraben.
* Trẻ em dưới 2 tuổi
* Do liên quan đến promethazin hydroclorid:
- Quá mẫn với thuốc kháng histamin.
- Tiền sử mất bạch cầu hạt.
- Nguy cơ bí tiểu liên quan đến rối loạn niệu đạo - tuyến tiền liệt.
- Nguy cơ glaucom góc đóng.
- Kết hợp với cabergolin và quinagolid
7. Tác dụng phụ Carsakid
Liên quan đến carbocistein:
* Nguy cơ tắc nghẽn phế quản, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và một số bệnh nhân không có khả năng khạc ra đờm hiệu quả (xem phần 4.3 và 4,4).
* Các phản ứng dị ứng trên da như ngứa, nổi ban đỏ, mày đay và phù mạch.
* Một vài trường hợp hồng ban sắc tố cố định đã được báo cáo.
* Rối loạn tiêu hóa (đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy). Khuyến khích nên giảm liều.
* Xuất huyết tiêu hóa. Khuyến cáo ngừng điều trị.
* Các trường hợp da nổi bóng nước biệt lập như hội chứng Steven-Johnson và hồng ban đa dạng.
Liên quan đến promethazin:
Các đặc tính dược lý của phân tử là nguồn gốc làm cường độ các tác dụng phụ không như nhau, có liên quan hoặc không với liều lượng (xem phần 5.1).
Tác dụng trên thần kinh
* An thần hoặc gây ngủ, rõ rệt hơn khi bắt đầu điều trị, tác dụng kháng cholinergic như khô màng nhầy, táo bón, rối loạn thị lực, giãn đồng tử, tim đập nhanh, nguy cơ bí tiểu,
* Hạ huyết áp thế đứng,
* Rối loạn thăng bằng, chóng mặt, mất trí nhớ hoặc tập trung,
* Khó phối hợp vận động, run (phổ biến hơn ở người cao tuổi),
* Rối loạn tâm thần, ảo giác,
* Hiếm gặp hơn là các tác dụng như hưng phấn, lo lắng, hồi hộp, mất ngủ.
Phản ứng quá mẫn
* Ban đỏ, chàm, ngứa, ban xuất huyết, nổi mày đay thể khổng lồ,
* Cơn hen suyễn,
* Phù nề, hiếm hơn phù Quincke,
* Shock phản vệ,
* Nhạy cảm ánh sáng.
Tác dụng về huyết học
* Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt cấp,
* Giảm tiểu cầu,
* Thiếu máu tán huyết.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Thuốc làm giảm ngưỡng co giật
Việc sử dụng đồng thời thuốc chống co giật, hoặc thuốc làm giảm ngưỡng co giật, nên được cân nhắc cẩn thận, do mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phát sinh. Các loại thuốc này là đại diện đặc biệt bởi hầu hết các thuốc chống trầm cảm (imipra-min, chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc), thuốc an thần kinh (phenothi-azin và butyrophenon), mefloquin, chloroquin, bupropion, tramadol.
Thuốc atropinic
Cần phải lưu ý rằng các chất atropinic có thể gây ra tác dụng phụ và dễ dẫn đến bí tiểu, bùng phát cấp tính bệnh glaucom, táo bón, khô miệng, v.v.
Các loại thuốc atropinic khác nhau như thuốc chống trầm cảm imipramin, hầu hết các thuốc kháng histamin H1 atropinic, thuốc kháng cholinergic chống parkinson, thuốc chống co thắt atropinic, disopyramid, thuốc an thần kinh phenothiazin cũng như clozapin.
Thuốc an thần
Cần lưu ý rằng nhiều loại thuốc hoặc hoạt chất có thể gây ức chế lên hệ thần kinh trung ương và góp phần làm giảm sự tỉnh táo. Đó là các dẫn xuất của morphin (thuốc giảm đau, thuốc giảm ho và thuốc điều trị thay thế), thuốc an thần, barbitu-rat, benzodiazepin, thuốc giảm lo âu khác ngoài benzodiazepin (ví dụ meprobamat), thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm (amitriptylin, doxepin, mianse-rin, mirtazapin, trimipramin), thuốc kháng histamin H1 an thần, thuốc hạ huyết áp tác dụng thần kinh trung ương, baclofen và thalidomid.
Thuốc ngủ
Các loại thuốc ngủ được kê đơn hiện nay là benzodiazepin và các loại thuốc liên quan (zolpidem, zopiclon) hoặc thuốc kháng histamin H1. Ngoài việc tăng tác dụng an thần khi kê đơn với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, hoặc trong trường hợp uống rượu, thì khả năng tăng tác dụng ức chế đường hô hấp cũng phải được tính đến đối với các thuốc benzodiazepin khi kết hợp với các opiat, các benzodiazepin khác, hoặc phenobarbital, và điều này đặc biệt lưu ý ở người cao tuổi.
Thuốc gây hạ huyết áp thế đứng
Bên cạnh thuốc hạ huyết áp, nhiều loại thuốc có thể gây hạ huyết áp thế đứng.
Điều này đặc biệt xảy ra với các dẫn xuất nitrat, chất ức chế phosphodiesterase type 5, thuốc chẹn alpha-1-receptor tiết niệu, thuốc chống trầm cảm imipramin và thuốc an thần phenothiazin, chất chủ vận dopaminergic và levodopa.
Do đó, việc kết hợp chúng có thể làm tăng tần suất và cường độ của tác dụng phụ này. Xem xét các tương tác thuốc cụ thể cho từng trường hợp, với các mức độ liên quan tương ứng.
Các phối hợp chống chỉ định (xem phần 4.3):
+ Dopaminergic, trừ thuốc chống Parkinson (cabergolin, quinagolid): Đôi kháng qua lại của chất chủ vận dopaminergic và thuốc an thần.
Các phối hợp không khuyến khích
+ Sử dụng đồ uống có cồn (đồ uống hoặc tá dược)
Rượu làm tăng tác dụng an thần của các chất này.
Suy giảm sự tỉnh táo có thể khiến khả năng lái xe và vận hành máy móc trở nên nguy hiểm.
Tránh dùng đồ uống có cồn và uống thuốc có chứa cồn.
Các phối hợp cần thận trọng
+ Thuốc bao niêm mạc đường tiêu hóa, thuốc kháng acid và than hoạt tính: Giảm hấp thu thuốc an thần phenothiazin qua đường tiêu hóa.
Dùng thuốc bao niêm mạc đường tiêu hóa và thuốc kháng acid nên cách xa thuốc an thần phenothiazin (2 giờ nếu có thể).
+ Lithi
hoặc nhiễm độc lithi.
Nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu tâm thần là gợi lên hội chứng thần kinh ác tính
Theo dõi lâm sàng và chỉ số sinh hóa thường xuyên, đặc biệt là khi bắt đầu phối
Các phối hợp cần xem xét
+ Thuốc hạ huyết áp:
Tăng nguy cơ hạ huyết áp, đặc biệt là hạ huyết áp thế đứng.
+ Thuốc chẹn beta (trừ esmolol và sotalol):
Tác dụng giãn mạch và nguy cơ hạ huyết áp, đặc biệt là hạ huyết áp thế đứng (tác dụng phụ).
+ Thuốc chẹn beta trong suy tim (bisoprolol, carvedidol, metoprolol, nebivolol):
Tác dụng giãn mạch và nguy cơ hạ huyết áp, đặc biệt là hạ huyết áp thế đứng (tác dụng phụ).
+ Nitrat và các dẫn xuất:
Tăng nguy cơ hạ huyết áp, đặc biệt là hạ huyết áp thế đứng.
+ Thuốc ngủ khác:
Tăng trầm cảm trên thần kinh trung ương.
+ Orlistat:
Nguy cơ điều trị thất bại trong trường hợp dùng đồng thời với orlistat.
+ Dapoxetin:
Nguy cơ tăng tác dụng phụ, đặc biệt như chóng mặt hoặc ngất.
+ Các thuốc làm giảm ngưỡng co giật khác:
Tăng nguy cơ co giật.
+ Các thuốc an thần khác:
Tăng trầm cảm trên thần kinh trung ương.
Suy giảm sự tỉnh táo có thể khiến khả năng lái xe và vận hành máy móc trở nên nguy hiểm.
+ Các thuốc atropinic khác:
Thêm tác dụng phụ của atropinic như bí tiểu, táo bón, khô miệng ...
9. Thận trọng khi sử dụng Carsakid
Liên quan đến carbocistein
Thận trọng ở người cao tuổi, người bị loét dạ dày tá tràng, hoặc khi kết hợp với các thuốc có khả năng gây xuất huyết tiêu hóa.
Nếu tình trạng chảy máu này xảy ra, bệnh nhân nên ngừng điều trị.
Liên quan đến promethazin
Cần tăng cường theo dõi (lâm sàng và điện não đồ) trong bệnh động kinh vì có khả năng làm giảm ngưỡng co giật.
Promethazin hydroclorid nên được sử dụng thận trọng:
* Ở người cao tuổi với:
- Nhạy cảm hơn với hạ huyết áp thế đứng, chóng mặt và an thần,
- Táo bón mãn tính (nguy cơ liệt ruột),
- Phì đại tuyến tiền liệt.
* Ở những đối tượng bị rối loạn tim mạch nhất định do tác dụng làm giảm nhịp tim nhanh và hạ huyết áp của phenothiazin.
* Ở người suy gan và/ hoặc suy thận nặng (do nguy cơ tích tụ thuốc).
Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ, bệnh hen phế quản hoặc bệnh trào ngược dạ dày nên được loại bỏ trước khi sử dụng promethazin làm thuốc giảm ho.
Uống đồ uống có cồn và thuốc có chứa cồn, không được khuyến khích sử dụng trong quá trình điều trị.
Do tác dụng cảm quang của phenothiazin, tốt nhất không nên phơi nắng trong thời gian điều trị.
Thuốc kháng histamin H1 nên được sử dụng thận trọng do nguy cơ an thần.
Không khuyến khích kết hợp với các thuốc an thần khác. Liên quan đến tá dược
Thuốc này có chứa đường. Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu men sucrose-iso-maltase không nên dùng.
Thuốc này chứa đường 3g trong mỗi 5ml, 6g trong mỗi 10ml và 9g trong mỗi 15ml, nên tính đến khẩu phần ăn hàng ngày trong trường hợp ăn kiêng ít đường hoặc bệnh tiểu đường.
Thuốc này có chứa khoảng 16mg natri trong 5ml siro. Cần lưu ý ở những bệnh nhân có chế độ ăn kiêng natri nghiêm ngặt.
Thuốc này có chứa methyl paraben (E218), propyl paraben (E216) và có thể gây ra các phản ứng dị ứng (có thể xảy ra chậm).
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Khía cạnh dị dạng (3 tháng đầu):
Các nghiên cứu ở động vật
* Không cho thấy bất kỳ tác dụng gây quái thai nào của Carbocistein,
* Chưa có dữ liệu đáng tin cậy về tác dụng gây quái thai của promethazin được thiết lập.
Trong lâm sàng
* Chưa có sẵn dữ liệu về Carbocistein,
* Cho đến nay, việc sử dụng promethazin ở một số ít phụ nữ mang thai dường như không cho thấy bất kỳ tác dụng gây dị tật hoặc độc tính nào với thai nhi.
Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá hậu quả của việc phơi nhiễm trong thai kỳ.
Khía cạnh độc tính với thai nhi (3 tháng giữa và 3 tháng cuối):
Ở trẻ sơ sinh của những bà mẹ được điều trị trong thời gian dài với liều cao thuốc kháng histamin kháng cholinergic như promethazin, hiếm khi ghi nhận các dấu hiệu đường tiêu hóa, liên quan đến đặc tính atropinic của phenothiazin (chướng bụng, phân su, chậm đào thải phân su, khó bắt đầu ăn dặm, nhịp tim nhanh, rối loạn thần kinh, v.v.).
Theo những dữ liệu này, nên tránh sử dụng thuốc này, để phòng ngừa trong ba tháng đầu của thai kỳ. Chỉ được kê đơn sau đó nếu cần thiết, nên hạn chế, trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng sử dụng không thường xuyên.
Nếu việc sử dụng thuốc này diễn ra vào cuối thai kỳ, sẽ là hợp lý để theo dõi các chức năng thần kinh và tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong một thời gian.
Phụ nữ cho con bú
Lượng nhỏ thuốc kháng histamin thực sự được bài tiết qua sữa mẹ và đặc tính an thần rõ rệt của promethazin, nên tránh dùng thuốc này nếu đang cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Carsakid lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý những người lái xe và vận hành máy móc, chủ yếu là nguy cơ gây buồn ngủ liên quan đến việc sử dụng thuốc này, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị.
Hiện tượng này càng trầm trọng khi dùng đồ uống có cồn hoặc uống thuốc có chứa cồn.
12. Quá liều Carsakid
Co giật (đặc biệt ở trẻ em), rối loạn ý thức, hôn mê. Điều trị triệu chứng nên được thực hiện tại chuyên khoa.
13. Bảo quản Carsakid
Bảo quản thuốc Carsakid ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Carsakid quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Carsakid ở đâu?
Hiện nay, Carsakid là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán Carsakid
Giá bán thuốc Carsakid trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”