Glencet được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng (bao gồm viêm mũi dị ứng dai dẳng) và mày đay mạn tính vô căn.
1. Thuốc Glencet là thuốc gì?
Thuốc Glencet là thuốc điều trị các trường hợp dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, mày đay mạn tính.
2. Thành phần thuốc Glencet
Thành phần hoạt chất: Levocetirizin dihydroclorid 5mg.
Tá dược: Microcrystalline cellulose, lactose monohydrate, colloidal silicon dioxide, magnesium stearate, Opadry White Y-1-7000, nước tinh khiết.
3. Dạng bào chế
Thuốc Glencet được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
4. Chỉ định
Levocetirizin được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng (bao gồm viêm mũi dị ứng dai dẳng) và mày đay mạn tính vô căn.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Viên nén bao phim dùng đường uống, nuốt nguyên viên với nước và có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn. Khuyến cáo uống liều hàng ngày 1 lần
Người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên:
Liều khuyến cáo hàng ngày là 5mg (1 viên nén bao phim)
Người cao tuổi:
Khuyến cáo điều chỉnh liều ở người cao tuổi suy thận vừa đến nặng.
Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi:
Liều khuyến cáo hàng ngày là 5mg (1 viên nén bao phim)
Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Không thể điều chỉnh liều với viên nén bao phim. Khuyến cáo dùng công thức Levocetirizin dành cho bệnh nhi.
Bệnh nhân suy thận:
Khoảng liều phải được cá thể hóa theo chức năng thận. Tham khảo bảng dưới đây và điều chỉnh liều theo chỉ định theo liều chỉ định. Để sử dụng bảng liều này, cần ước tính thanh thải creatinin (CLcr) theo ml/phút cho bệnh nhân. CLcr có thể được ước tính từ creatinin huyết thanh (mg/dl).
Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận:
Nhóm |
Thanh thải creatinin (ml/phút) |
Liều lượng và tần suất |
Bình thường |
>80 |
1 viên một lần/ngày |
Nhẹ |
50-79 |
1 viên một lần/ngày |
Trung bình |
30-49 |
1 viên một lần mỗi 2 ngày |
Nặng |
<30 |
1 viên một lần mỗi 3 ngày |
Bệnh nhân giai đoạn cuối-Bệnh nhân đang thẩm phân |
<10 |
Chống chỉ định |
Ở bệnh nhân nhi bị suy thận, phải chỉnh liều cho từng bệnh nhân trên cơ sở xem xét thanh thải thận của bệnh nhân và trọng lượng cơ thể. Không có dữ liệu cụ thể cho trẻ suy thận.
Bệnh nhân suy gan:
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân chỉ có suy gan. Ở bệnh nhân suy gan và suy thận, khuyến cáo điều chỉnh liều.
Khoảng thời gian dùng thuốc:
Viêm mũi dị ứng không liên tục (triệu chứng <4 ngày/tuần hoặc kéo dài dưới 4 tuần) phải được điều trị theo bệnh và tiền sử bệnh; có thể dừng thuốc ngay khi hết triệu chứng và bắt đầu dùng lại khi triệu chứng tái xuất hiện. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng dai dẳng (triệu chứng >4 ngày/tuần và kéo dài hơn 4 tuần), có thể đề xuất điều trị liên tục cho bệnh nhân trong thời gian tiếp xúc dị nguyên. Đã có kinh nghiệm lâm sàng với 6 tháng điều trị bằng viên nén bao phim levocetirizine 5mg. Với mày đay mạn tính và viêm mũi dị ứng mãn tính, đã có kinh nghiệm lâm sàng lên tới một năm với dạng racemate.
6. Chống chỉ định
Quá mẫn với Levocetirizine, các dẫn xuất Piperazine hay thành phần tá dược.
Bệnh nhân suy thận nặng với thanh thải Creatinin dưới 10 ml/phút.
Bệnh nhân có vân đẻ di truyền hiếm gặp về dung nap Lactose, thiếu hụt Lapp Lactase hay hấp thu kém Glucose-Galactose không nên dùng thuốc này.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Trong các nghiên cứu điều trị ở nam và nữ từ 12 đến 71 tuổi,15,1% bệnh nhân trong nhóm sử dụng levocetirizine 5 mg bị ít nhất một phản ứng có hại so với 11,3% ở nhóm giả dược. 91,6 % các tác dụng không mong muốn từ nhẹ đến trung bình.
Trong các thử nghiệm điều trị, tỷ lệ ngừng điều trị do phản ứng có hại của thuốc là 1,0% (9/935) xảy ra ở nhóm dùng levocetirizine 5 mg và 1,8% (14/771) ở nhóm giả dược.
Trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị levocetirizine ở 935 người sử dụng thuốc liều khuyến cáo 5mg/ngày. Trong nhóm này, tần suất các phản ứng có hại được ghi nhận xảy ra ở 1% hoặc lớn hơn (thường gặp: >1/100, <1/10) trong nhóm dùng levocetirizine 5 mg hoặc giả dược:
Thuật ngữ ưa dùng (WHOART) |
Giả dược (n=771) |
Levocetirizin 5 mg (n=935) |
Đau đầu |
25 (3.2%) |
24 (2.6%) |
Buồn ngủ |
11 (1.4%) |
49 (5.2%) |
Khô miệng |
12 (1.6%) |
24 (2.6%) |
Mệt mỏi |
9 (1.2%) |
23 (2.5%) |
Hơn nữa, đã quan sát thấy tỉ lệ gặp phản ứng có hại không phổ biến (không phổ biến: >1/1000, <1/100) như suy nhược hay đau bụng.
Tỉ lệ phản ứng có hại an thần như buồn ngủ. mệt mỏi và suy nhược đều phổ biến hơn (8,1%) ở nhóm levocetirizine 5mg so với giả dược (3,1%).
Ngoài các phản ứng có hại được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng và liệt kê ở trên, các phản ứng có hại sau đây cũng được báo cáo sau khi lưu hành thuốc nhưng rất hiếm.
- Rối loạn hệ miễn dịch: quá mẫn bao gồm phản vệ
- Rối loạn tâm thần: gây gổ, lo âu.
- Rối loạn hệ thần kinh: co giật.
- Rối loạn thị giác: loạn thị lực.
- Rối loạn tim: đánh trống ngực.
- Rối loạn hô hấp, lỗng ngực vả trung thất: khó thở.
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn
- Rối loạn gan mật: viêm gan.
- Rối loạn da và mô dưới da: phù mạch thần kinh, ban cố định do thuốc, ngứa, phát ban, mày đay.
- Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương: đau cơ.
- Xét nghiệm: tăng cân, thử nghiệm bất thường chức năng gan.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Không có nghiên cứu tương tác được thực hiện với levocetirizin (kế các các nghiên cứu với chất cảm ứng CYP3A4); nghiên cứu với đồng phân racemic cetirizine cho thấy không có tương tác bất lợi có ý nghĩa lâm sàng (với pseudoephedrin. cimetidin, ketoconazole, erythromycin, Azithromycin, glipizide và diazepam). Đã quan sát thấy có sự giảm nhẹ thanh thải cetirizin (16%) trong một nghiên cứu đa liều với theophylin (400mg một lần/ngày); trong khi phân bồ của theophylin không bị ảnh hưởng bởi việc dùng đồng thời cetirizin.
Mức độ hấp thu levocetirizin không bị giảm bởi thức ăn, mặc dù tốc độ hấp thu bị giảm.
Ở bệnh nhân nhạy cảm, dùng đồng thời cetirizin hoặc levocetirizin với cồn hoặc các chất ức chế thần kinh trung ương khác có thể có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, mặc dù đồng phân racemic cetirizine đã được chứng minh là không làm tăng tác dụng của cồn.
Ritonavir
Ritonavir tăng AUC của cetirizin trong huyết tương khoảng 42% kèm theo tăng thời gian bán thải (53%) và giảm độ thanh thải (29%) của cetirizin. Phân bố ritonavir không bị ảnh hưởng bởi việc dùng cetirizin đồng thời.
9. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc Glencet
Không khuyến cáo sử dụng viên nén bao phim ở trẻ em dưới 6 tuổi do dạng bào chế này không cho phép chia liều phù hợp. Khuyến cáo sử dụng công thức levocetirizin dành cho bệnh nhi.
Không khuyến cáo sử dụng levocetirizin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
Thận trọng khi dùng đồ uống có cồn.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Không có sẵn dữ liệu lâm sàng trên phụ nữ có thai tiếp xúc levocetirizin. Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác hại trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc mang thai, sự phát triển của phôi/bào thai, sinh đẻ hoặc phát triển sau sinh. Cần thận trọng khi kê đơn cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Phụ nữ cho con bú:
Không có nghiên cứu nào trên động vật vào khoảng thời gian sinh và sau sinh được tiến hành với levocetirizine. Ở chuột nhắt, cetirizin làm chậm tăng cân chuột con trong thời gian cho con bú ở liều uống cho chuột mẹ khoảng 40 lần liều tối đa hàng ngày được đề nghị ở người lớn. Các nghiên cứu ở chó săn chỉ ra rằng khoảng 3% liều cetirizin được bài tiết vào sữa.
Cetirizin đã được báo cáo bài tiết vào sữa mẹ. Do levocetirizin cũng được dự kiến bài tiết vào sữa mẹ, không khuyến cáo sử dụng levocetirizin ở các bà mẹ cho con bú.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Dữ liệu lâm sàng so sánh không cho thấy bằng chứng levocetirizin làm suy giảm sự tỉnh táo tinh thần, khả năng phản ứng và khả năng lái xe ở liều khuyến cáo. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể buồn ngủ, mệt mỏi và suy nhược khi điều trị với levocetirizine. Do đó, bệnh nhân dự định lái xe, tham gia các hoạt động nguy hiểm hoặc vận hành máy nên cân nhắc đáp ứng với thuốc. Ở những bệnh nhân nhạy cảm, sử dụng đồng thời với cồn hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác có thể gây giảm thêm sự tỉnh táo và giảm khả năng hoạt động.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Glencet ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Glencet ở đâu?
Thuốc Glencet có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Glencet trên thị trường hiện nay khoảng 3.000 đồng / viên. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”