Kali Clorid điều chỉnh giảm clorid huyết thường xảy ra cùng với giảm kali huyết.
1. Thuốc Kali Clorid là thuốc gì?
2. Thành phần thuốc Kali Clorid
Tá dược vừa đủ 1 viên.
3. Dạng bào chế:
4. Chỉ định
Do điều trị bằng thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim, dùng corticosteroid điều trị kéo dài
Do tiêu chảy và nôn mửa kéo dài gây mất kali.
Điều chỉnh giảm clorid huyết thường xảy ra cùng với giảm kali huyết.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Người lớn:
Uống phòng liệu pháp lợi tiểu: 40 mmol kali clorid/ngày.
Người tăng huyết áp không biến chứng, không phù thường không cần bổ sung kali, nếu kali huyết thanh dưới 3 mmol/lít nên dùng 50 - 60 mmol kali clorid/ngày (7 – 9 viên/ngày).
Đối với người bệnh phù (suy tim, xơ gan cổ trướng):
Cho 40 - 80 mmol/ngày (thiếu nhẹ) (6 - 12 viên/ngày).
100 - 120 mmol/ngày (thiếu nặng) (15 - 18 viên/ngày).
Kèm theo dõi cẩn thận kali huyết.
Trẻ em (≤ 8 tuổi): Uống 1 - 2 mmol/kg trong liệu pháp lợi niệu (75 - 150 mg/ngày).
Người cao tuổi: Liều thấp hơn ở người bình thường vì chức năng thận giảm.
Cách dùng
Uống muối kali phải uống vào bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn với nhiều nước.
6. Chống chỉ định
Kali Clorid dạng viên chống chỉ định khi thực quản bị chèn ép, dạ dày chậm tiêu, tắc ruột, hẹp môn vị.
Tăng clorid huyết.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Thường gặp, ADR > 1/100:
Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, khó chịu hoặc trướng bụng nhẹ, nôn.
Ít gặp, 1/1000
Tuần hoàn: Tăng kali huyết, nhịp tim không đều hoặc chậm.
Xương: Mất cảm giác hoặc như kim châm ở bàn tay, bàn chân hoặc môi, chi dưới yếu hoặc có cảm giác nặng.
Hô hấp: Thở nông hoặc khó thở.
Hiếm gặp, ADR<1/1000:
Tiêu hóa: Đau bụng hoặc đau dạ dày, chuột rút, phân có màu (màu đỏ hoặc màu đen), hẹp ruột xảy ra muộn, chảy máu dạ dày xảy ra sau khi dùng dạng giải phóng kéo dài.
Hô hấp: Đau ngực hoặc họng, đặc biệt khi nuốt.
Xử trí ADR: Cần ngưng dùng kali clorid ngay.
Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng thường xảy ra khi dùng thuốc uống, phải uống cùng với thức ăn hoặc phải pha loãng dạng dung dịch kali clorid.
8. Tương tác thuốc
Các thuốc ức chế enzym chuyển, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), các tác nhân chẹn beta giao cảm, máu từ ngân hàng máu (có thể chứa kali tới 30 mmol/lít huyết tương hoặc tới 65 mmol/lít máu khi bảo quản quá 10 ngày), cyclosporin, thuốc lợi tiểu ít thải kali, heparin, sữa có ít muối, chất thay thế muối, sử dụng đồng thời với kali clorid có thể tăng nồng độ kali huyết thanh, làm tăng kali huyết nặng gây ngừng tim, đặc biệt trong suy thận, và khi sử dụng các chất chống viêm không steroid cùng với kali clorid có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ đối với dạ dày - ruột.
Kali clorid cần sử dụng thận trọng ở người dùng muối calci đường tiêm, vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim.
Khi dùng kali clorid kết hợp với thuốc lợi tiểu thiazid (làm mất nhiều kali), có nguy cơ tăng kali huyết nếu ngừng thuốc lợi tiểu.
Kali clorid dùng đồng thời với insulin hoặc natri bicarbonat gây giảm kali huy thanh do thúc đẩy ion kali vào trong tế bào.
Không phối hợp với glucose khi bắt đầu điều trị hạ kali huyết bằng kali vì glucose có thể làm giảm nồng độ kali trong huyết tương.
Thận trọng khi dùng kali cùng các chế phẩm làm tăng kali huyết như thuốc lợi tiểu quai, thuốc ức chế men chuyển, cyclosporin và các thuốc có chứa kali như natri penicillin.
Thuốc chống ngộ độc muscarin làm chậm thời gian rộng của dạ dày gây tăng nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa ở bệnh nhân dùng kali clorid dạng rắn.
Kali clorid không được dùng đồng thời ở người bị blốc tim hoàn toàn hoặc nặng đang dùng digitalis (ví dụ như: Digoxin), tuy nhiên nếu phải bổ sung kali để để phòng hoặc điều trị hạ kali huyết ở những người dùng digitalis thì phải theo dõi chặt chẽ nồng độ kali huyết thanh.
9. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc Kali Clorid
Sử dụng thận trọng ở người bị suy thận hoặc suy thượng thận, bệnh tim, mất nước cấp, say nóng, phá hủy mô rộng như bỏng nặng, hoặc người dùng thuốc lợi tiểu ít thải kali.
Thận trọng khi sử dụng cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Ngưng điều trị nếu có nôn, ói trầm trọng hay đau vùng bụng.
Theo dõi các chất điện giải trong huyết thanh đặc biệt cần thiết ở những người bị bệnh tim, thận. Ở người bệnh thiếu magnesi do dùng thuốc lợi tiểu, sẽ ngăn cản hấp thu kali ở ruột, vì vậy cần phải điều trị giảm magnesi huyết để điều trị giảm kali huyết.
Thận trọng khi dùng liều cao cho người bệnh đồng thời dùng thuốc kháng acetylcholin vì có khả năng làm giảm nhu động dạ dày - ruột.
Kali clorid có thể làm trầm trọng thêm bệnh liệt chu kỳ có tính chất gia đình hoặc các bệnh loạn trương lực cơ bẩm sinh, vì vậy cần phải thận trọng.
Thận trọng khi dùng kali ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc gây tăng kali huyết như amilorid, spironolacton, triamteren.
Không dùng kali ngay sau phẫu thuật, phải chờ đến khi bệnh nhân có nước tiểu.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ cho con bú: Nếu nồng độ kali huyết thanh của mẹ được duy trì ở mức sinh lí thì không có hại gì cho đứa trẻ bú mẹ khi mẹ dùng kali clorid.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
12. Bảo quản
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Kali Clorid ở đâu?
14. Giá bán
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”