Lyfomin thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da, viêm tai giữa, viêm xoang,..
1. Thuốc Lyfomin là thuốc gì?
Thuốc Lyfomin 400mg chứa hoạt chất Fosfomycin 400mg thuộc nhóm thuốc ức chế sự phát triển của ký sinh trùng, được chỉ định trong nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn khác ngoài tiết niệu như viêm xoang, nhiễm khuẩn trên da.
2. Thành phần thuốc Lyfomin
Mỗi gói bột pha hỗn dịch có chứa:
Thành phần hoạt chất: Fosfomycin (dưới dạng fosfomycin calcium hydrat) 400 mg
Thành phần tá dược: Xanthan gum, natri clorid, sucralose, cellulose vi tinh thể, saccharose.
aerosil, bột hương hoa quả.
3. Dạng bào chế
Bột pha hỗn dịch.
4. Chỉ định
Nhiễm trùng ngoài đường tiết niệu: nhiễm khuẩn sâu ở da, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm ruột nhiễm khuẩn.
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới cấp chưa có biến chứng, viêm bàng quang, viêm bể thận. Dự phòng trong thủ thuật qua niệu đạo trong trường hợp có nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với fosfomycin.
5. Liều dùng
Liều dùng:
Trẻ em:
Liều khuyến cáo ở trẻ em là sử dụng liều từ 40-120 mg Fosfomycin/ kg/ ngày, chia làm 3-4 lần.
Một số ví dụ cụ thể như sau:
Cân nặng của trẻ (kg) |
Liều khuyến cáo mg Fosfomycin |
Lượng chế phẩm dùng |
5 |
200-600 mg |
0,5-1,5 gói |
10 |
400-1200 mg |
1-3 gói |
15 |
600-1800 mg |
1,5-4,5 gói |
Liều lượng có thể được thay đổi tuỳ theo độ tuổi và các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.
Nguời lớn:
Uống 1-3 gói cách nhau mỗi 8 giờ.
Bệnh nhân suy thận:
Người suy thận ở mức độ trung bình (Cla ≥ 60 ml/ phút) không cần hiệu chỉnh liều và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Người bệnh có Cla < 60 ml/ phút cần phải kéo dài khoảng thời gian sử dụng thuốc. Khoảng cách giữa các lần sử dụng thuốc phụ thuộc vào Clcr:
Clcr (ml/phút) |
Khoảng cách giữa 2 lần dùng Fosfomycin (giờ) |
40-60 |
12 |
30-40 |
24 |
20-30 |
36 |
10-20 |
48 |
5-10 |
75 |
Người cao tuổi:
Thuốc chủ yếu được bài tiết qua thận. Tuy nhiên ở người cao tuổi do chức năng thận suy giảm, cần cân nhắc và thận trọng khi sử dụng.
6. Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kì thành phần nào khác của thuốc.
Bệnh nhân suy thận nặng (Clcr < 10ml/phút)
Bệnh nhân đang thẩm phân máu.
7. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ chủ yếu của thuốc:
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, giảm cảm giác ngon miệng, khó tiêu, đầy hơi
- Rối loạn chức năng gan và hệ thống đường mật
- Phản ứng phụ trên da: Nổi mẩn ngứa, mề đay
- Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có các biểu hiện rối loạn chung như: nhức đầu, phù né, rối loạn tiết niệu
- Phản ứng phụ nghiêm trọng của thuốc là viêm giả tràng kết mạc, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận đấy đủ các biểu hiện đau bụng, tiêu chảy thường xuyên, cần có các biện pháp điều trị và ngưng sử dụng thuốc hợp lý.
Các tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tần suất xuất hiện |
0,1-5,0% |
0,1% |
Không có đủ dữ liệu |
Gan |
Tăng AST, ALT, LDT ở gan |
||
Rối loạn tiêu hoá |
Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân lỏng |
Chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn, đầy bụng, buồn nôn, nôn |
|
Thận |
Phù nề, tăng creatinine |
||
Máu |
Bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu |
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Metoclopramid và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với fosfomycin se làm giảm nồng độ fosfomycin huyết tương và trong nước tiểu.
Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm ß-lactam, aminoglycosid, macrolid, tetracyclin, clorampheniramin, rifampicin, colistin, vancomycin và lincomycin.
9. Thận trọng khi sử dụng
Fosfomycin chủ yếu được bài tiết qua thận. Cần thận trọng khi dùng kháng sinh cho bệnh nhân suy thận.
Thận trọng trên bệnh nhân suy gan nặng.
Trong điều trị không phối hợp kháng sinh có thể gặp vi khuẩn kháng thuốc nhanh do đột biến. Để hạn chế sự kháng Fosfomycin cần phải phối hợp các kháng sinh khác.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Có rất ít dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng fosfomycin ở phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên sử dụng Fosfomycin không gây nguy hiểm cho thai nhi. Chỉ nên sử dụng cho phụ nữ có thai khi đánh giá được lợi ích của thuốc cao hơn rất nhiều so với nguy cơ.
Thời kỳ cho con bú
Fosfomycin được bài tiết trong sữa mẹ. Cần cân nhắc đánh giá lợi ích khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú, ngưng sử dụng thuốc hay ngưng cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Lyfomin lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây chóng mặt, mệt mỏi khi sử dụng, cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
12. Quá liều
Những biểu hiện được quan sát thấy khi dùng thuốc quá liều gồm có: nghe kém, rối loạn tiền đình, miệng có vị kim loại, suy giảm giác quan chung.
Khi có các biểu hiện quá liều cần được điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Thuốc được thải trừ qua đường tiểu, do đó cần cung cấp nhiều nước, để tăng khả năng thải trừ của thuốc.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Lyfomin ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Lyfomin quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Lyfomin ở đâu?
Hiện nay, Lyfomin là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Lyfomin trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”