Ondansetron Kabi 2mg/ml dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn do hóa trị, xạ trị gây ra; dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn hậu phẫu (PONV).
1. Thuốc Ondansetron Kabi 2mg/ml là thuốc gì?
Ondansetron Kabi 2mg/ml là thuốc chống nôn loại đối kháng serotonin. Ondansetron là thuốc đối kháng chọn lọc cao trên thụ thể 5-HT3. Ondansetron Kabi 2mg/ml có tác dụng dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn do hóa trị, xạ trị gây ra; dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn hậu phẫu (PONV); kiểm soát buồn nôn, nôn do hóa trị gây ra ở trẻ em ≥ 6 tháng tuổi và được chỉ định để dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn hậu phẫu ở trẻ ≥ 1 tháng tuổi.
2. Thành phần thuốc Ondansetron Kabi 2mg/ml
Thành phần công thức thuốc: trong mỗi ống thuốc 2 ml chứa:
- Ondansetron hydroclorid dihydrat: ................................5 mg
(tương đương với 4 mg ondansetron)
- Tá dược gồm: natri clorid, acid citric monohydrat, natri citrat dihydrat, nước cất pha tiêm.
3. Dạng bào chế
Thuốc Ondansetron Kabi 2mg/ml được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, trong suốt và không màu.
4. Chỉ định
Thuốc Ondansetron Kabi 2mg/ml được chỉ định để điều trị:
- Người lớn:
- Ondansetron được chỉ định để dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn do hóa trị, xạ trị gây ra. - Ondansetron cũng được chỉ định để dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn hậu phẫu (PONV)
- Trẻ em:
- Ondansetron được chỉ định để kiểm soát buồn nôn, nôn do hóa trị gây ra ở trẻ em ≥ 6 tháng tuổi và được chỉ định để dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn hậu phẫu ở trẻ ≥ 1 tháng tuổi.
5. Cách dùng
- Đường dùng: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng thuốc.
- Cách pha thuốc: Ondansetron 2mg/ml có thể pha loãng với các dung dịch sau để tiêm truyền:
- Dung dịch Natri clorid 9 mg/ml (0,9%)
- Dung dịch Glucose 50 mg/ml (5%)
- Dung dịch Mannitol 100 mg/ml (10%)
- Dung dịch Ringer's lactat
Dung dịch pha loãng nên được bảo quản tránh ánh sáng.
6. Liều dùng
Buồn nôn và nôn do hóa trị hay xạ tri (CINV và RINV) ở người lớn
Mức độ gây nôn của trị liệu ung thư lệ thuộc vào liều lượng và sự phối hợp các thuốc trong phác đồ hóa trị, xạ trị. Việc chọn liều lượng sử dụng phải căn cứ trên mức độ gây nôn.
Các phác đồ hóa trị và xạ trị gây nôn:
- Đối với những bệnh nhân đang được chỉ định các phác đồ hóa trị và xạ trị gây nôn, có thể sử dụng ondansetron qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.
- Liều khuyến cáo của ondansetron khi sử dụng đường tiêm tĩnh mạch là 8 mg tiêm tĩnh mạch chậm (không dưới 30 giây) ngay trước khi hóa trị, xạ trị.
Hóa trị gây nôn mạnh, ví dụ như cisplatin liều cao:
- Ondansetron có thể được tiêm tĩnh mạch liều duy nhất 8mg ngay trước khi hóa trị. Sử dụng liều trên 8mg đến 16mg chỉ được khuyến cáo dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng trong 50-100 ml dung dịch NaCl hoặc các dung dịch tiêm truyền tương hợp khác và truyền trong không dưới 15 phút. Không được sử dụng liều duy nhất trên 16 mg do có thể gây nguy cơ kéo dài khoảng QT.
- Để kiểm soát nôn do phác đồ hóa trị gây nôn mạnh, có thể tiêm tĩnh mạch chậm (không dưới 30 giây) ondansetron liều 8 mg, sau đó tiếp tục tiêm tĩnh mạch 2 liều ondansetron 8 mg cách nhau 2-4 giờ hoặc có thể tiêm truyền tĩnh mạch liều 1 mg/giờ trong tối đa 24 giờ.
- Hiệu quả của ondansetron đối với các phác đồ hỏa trị gây nôn mạnh có thể được tăng thêm bằng cách tiêm tĩnh mạch 1 liều bổ sung dexamethason natri phosphat 20 mg trước khi hóa trị.
Điều chỉnh liều ở các đối tượng đặc biệt
Bệnh nhân cao tuổi: Ondansetron không cần phải điều chỉnh liều hàng ngày, tần số sử dụng cũng như đường sử dụng.
Bệnh nhân suy thận: Không cần phải điều chỉnh liều hàng ngày, tần số sử dụng cũng như đường sử dụng.
Bệnh nhân suy gan: Sự thanh thải của ondansetron giảm và thời gian bản thải kéo dài ở các bệnh nhân suy gan mức độ trung bình đến nặng. Ở các bệnh nhân này, không nên sử dụng tổng liều hàng ngày vượt quá 8 mg.
Bệnh nhân kém chuyển hóa spartein/debrisoquine: Thời gian bán thải của ondansetron không bị thay đổi ở các bệnh nhân kém chuyển hóa spartein vå debrisoquine. Do đó, ở những bệnh nhân này, khi sử dụng ondansetron với các liều lặp lại, sẽ không làm thay đổi tổng lượng thuốc trong tuần hoàn so với người bình thường. Không cần điều chỉnh liều lượng hay số lần sử dụng hàng ngày.
Buồn nôn, nôn do hóa trị ở trẻ em 26 tháng và thiếu niên:
Liều lượng sử dụng có thể căn cứ trên diện tích đa cơ thể (BSA) hoặc thể trọng.
Liều tính theo diện tích da cơ thể (BSA):
- Ondansetron được sử dụng ngay trước khi hỏa trị bằng tiêm tĩnh mạch liều duy nhất 5mg/m². Liều tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 8 mg.
- Liều uống có thể được chỉ định sau đó 12 giờ và có thể sử dụng liên tục trong 5 ngày. Tổng liều hàng ngày không được vượt quá liều của người lớn 32 mg.
Bảng 1: Liều tính theo diện tích da (BSA) đối với buồn nôn, nôn do hóa trị ở trẻ em 26 tháng tuổi và thiếu niên
Diện tích da |
Ngày 1a,b |
Ngày 2-6b |
< 0,6 m² |
5 mg/m² tiêm tĩnh mạch + 2 mg siro hoặc viên uống sau 12 giờ |
2 mg siro hoặc viên uống sau 12 giờ |
≥ 0,6 m² |
5 mg/m² tiêm tĩnh mạch + 4 mg sirô hoặc viên uống sau 12 giờ |
4 mg sirô hoặc viên uống sau 12 giờ |
a Liều tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 8 mg
b Tổng liều mỗi ngày không được vượt quá 32 mg.
Liều tính theo thể trọng:
- Ondansetron được sử dụng ngay trước khi hóa trị dùng liều duy nhất tiêm tĩnh mạch 0,15 mg/kg. Liều tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 8 mg.
- Có thể sử dụng thêm 2 liều tiêm tĩnh mạch nữa, mỗi liều cách nhau 4 giờ. Tổng liều hàng ngày không được vượt quá 32 mg.
- Liều uống có thể được chỉ định sau đó 12 giờ và có thể sử dụng liên tục trong 5 ngày.
Bảng 2: Liều tính theo thể trọng đối với buồn nôn, nôn mửa do hóa trị ở trẻ em ≥ 6 tháng tuổi và thiểu niên
Cân nặng |
Ngày 1a,b |
Ngày 2-6b |
≤ 10 kg |
Tối đa 3 mỗi 4 giờ liều 0,15 mg/kg, cách mỗi 4 giờ |
2 mg siro hoặc viên uống sau 12 giờ |
> 10 kg |
Tối đa 3 liều 0,15 mg/kg, cách mỗi 4 giờ |
4 mg siro hoặc viên uống sau 12 giờ |
a Liều tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 8 mg.
b Tổng liều mỗi ngày không được vượt quá 32 mg.
- Ondansetron nên được pha loãng trong dung dịch dextrose 5% hoặc NaCl 0,9% hoặc các dụng dịch tiêm truyền tương thích khác và truyền tĩnh mạch trong thời gian không dưới 15 phút.
Buồn nôn, nôn hậu phẫu (PONV) ở người lớn
Dự phòng buồn nôn, nôn hậu phẫu 4 mg tiêm tĩnh mạch chậm khi khởi mê.
Điều trị buồn nôn, nôn hậu phẫu Tiêm tĩnh mạch chậm 4 mg.
Liều dùng trên nhóm dân số đặc biệt
Bệnh nhân suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều hàng ngày và số lần sử dụng cũng như đường sử dụng.
Bệnh nhân suy gan: Sự thanh thải của ondansetron bị giảm và và thời gian bản thải của thuốc kéo dài ở các bệnh nhân suy gan độ trung bình đến mức nặng. Ở các bệnh nhân này, không nên sử dụng tổng liều hàng vượt quá 8 mg.
Bệnh nhân chuyển hóa kém spartein/debrisoquine: không cần phải hiệu chỉnh liều hàng ngày hoặc số lần sử dụng.
Bệnh nhân cao tuổi: Kinh nghiệm sử dụng ondansetron trong dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn hậu phẫu ở bệnh nhân cao tuổi còn hạn chế, tuy nhiên ondansetron được dung nạp tốt ở các bệnh nhân trên 65 tuổi đang được hóa trị.
Buồn nôn, nôn hậu phẫu ở trẻ 21 tháng tuổi và thiếu niên
Dự phòng buồn nôn, nôn hậu phẫu ở trẻ em phẫu thuật thực hiện gây mê tổng quát, đúng liều duy nhất ondansetron 0,1 mg/kg, tối đa 4 mg, tiêm tĩnh mạch chậm (không dưới 30 giây), trước hoặc ngay khi khởi mẻ.
Để điều trị buồn nôn, nôn hậu phẫu ở trẻ em phẫu thuật thực hiện gây mê tổng quát, dùng liều duy nhất ondansetron 0,1 mg/kg, tối đa 4 mg, tiêm tĩnh mạch chậm (không dưới 30 giây).
7. Chống chỉ định
- Quá mẫn với bất kỳ thuốc đối kháng 5-HT3 nào khác.
- Sử dụng cùng lúc với apomorphin.
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
8. Tác dụng phụ
Rất thường gặp (≥1/10)
- Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu
Thường gặp (≥1/100 đến <1/10)
- Rối loạn ở mạch: cảm giác nóng hoặc đỏ
- Rối loạn tiêu hóa: táo bón
- Rối loạn tổng quát và tại vị trí tiêm: phản ứng tại chỗ tại nơi tiêm
Ít gặp (≥1/1000 đến <1/100)
- Rối loạn hệ thần kinh: co giật, rối loạn vận động (bao gồm các phản ứng ngoại tháp như co cứng, loạn vận nhãn và loạn vận động).
- Rối loạn ở tim: loạn nhịp, đau ngực không hoặc có kèm theo giảm đoạn ST, chậm nhịp tim.
- Rối loạn ở mạch: tụt huyết áp
- Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: nấc cụt
- Các rối loạn ở gan: tăng men gan không triệu chứng trong xét nghiệm chức năng gan
Hiếm gặp (≥1/10000 đến <1/1000)
- Rối loạn hệ miễn dịch: là phản ứng quá mẫn tức thời, đôi khi nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ.
- Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt khi tiêm tĩnh mạch nhanh
- Rối loạn mắt: rối loạn thị giác thoáng qua (nhìn mờ), chủ yếu khi sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch.
- Rối loạn ở tim: kéo dài khoảng QT (kể cả xoắn đỉnh)
Rất hiếm gặp (<1/10000).
- Rối loạn hệ thần kinh: trầm cảm
- Rối loạn mắt: mù thoáng qua, chủ yếu xảy ra khi sử dụng qua đường tĩnh mạch.
9. Cảnh báo và thận trọng
- Phản ứng quá mẫn đã được ghi nhận ở các bệnh nhân có biểu hiện quá mẫn đối với các thuốc đối kháng chọn lọc thụ thể 5-HT3.
- Các biến cố trên hô hấp cần được điều trị theo triệu chứng và bác sĩ điều trị cần đặc biệt chú ý vì đó là tiền thân của phản ứng quá mẫn.
- Ondansetron kéo dài khoảng QT tùy thuộc vào liều lượng sử dụng. Ngoài ra, các theo dõi sau khi lưu hành thuốc cũng đã ghi nhận các trường hợp bị xoắn đinh (Torsade de Point) trên bệnh nhân dùng Ondansetron. Tránh sử dụng ondansetron ở các bệnh nhân có hội chứng kéo dài khoảng QT bẩm sinh. Cần thận trọng khi sử dụng ondansetron ở các bệnh nhân có hoặc có thể khởi phát kéo dài khoảng QT, gồm các bệnh nhân có bất thường điện giải, suy tim sung huyết, chậm nhịp tim hoặc bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây kéo dài QT hoặc bất thường điện giải.
- Cần phải hiệu chỉnh các trường hợp hạ kali và hạ magie huyết trước khi chỉ định ondansetron. Đã có báo cáo sau khi thuốc lưu hành về hội chứng serotonin xảy ra ở bệnh nhân (bao gồm thay đổi trạng thái tinh thần, bất ổn về thần kinh tự động và thần kinh cơ) sau khi sử dụng đồng thời ondansetron và các thuốc tác động trên hệ serotonin khác (gồm nhóm ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin - SSRI hoặc ức chế tái hấp thu serotonin - noradrenalin - SNRIs). Nếu bắt buộc phải sử dụng cùng lúc các thuốc trên, cần phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
- Do ondansetron làm tăng nhu động ruột già, cần phải theo dõi cẩn thận bệnh nhân có dấu hiệu tắc ruột bán cấp.
- Ở bệnh nhân phẫu thuật cắt amidan, dùng ondansetron để dự phòng buồn nôn, nôn có thể che giấu tình trạng chảy máu, vì thế cần theo dõi cẩn thận bệnh nhân sau khi sử dụng ondansetron.
- Bệnh nhân nhi: Cần theo dõi chặt chẽ sự suy giảm chức năng gan ở bệnh nhân nhỉ sử dụng ondansetron khi được hỏa trị với các thuốc gây độc tính trên gan.
- Buồn nôn, nôn do hóa trị: Khi tính liều theo mg/kg thể trọng và sử dụng 3 liều cách nhau mỗi 4 giờ, tổng liều sử dụng hàng ngày sẽ cao hơn khi sử dụng liều đơn 5 mg/m², sau đó dùng thêm 1 liều uống. Hiệu quả giữa 2 cách sử dụng này chưa được so sánh trong các thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm chéo cho thấy hiệu quả của 2 cách sử dụng trên là như nhau.
Sản phẩm này chứa 2,3 mmol (hay 53,5 mg) natri cho mỗi liều. Cần lưu ý khi sử dụng cho bệnh nhân có chế độ ăn kiểm soát natri.
10. Tương tác của thuốc
Các thuốc ức chế men monoamine oxidase (IMAO).
Các thuốc ức chế thần kinh trung ương và rượu:
- Dùng đồng thời sertraline 200mg/ngày không làm tăng tác dụng của rượu, carbamazepine, haloperidol hoặc phenytoin trên khả năng nhận thức và hoạt động tâm thần ở các đối tượng
tình nguyện khoẻ mạnh, tuy nhiên không khuyến cáo dùng đồng thời sertraline và rượu.
Lithium:
- Trong các nghiên cứu có kiểm chứng bằng giả dược ở các người tình nguyện bình thường, dùng đồng thời sertraline với lithium không làm thay đổi đáng kể dược động học của lithium, nhưng gây tăng tỷ lệ bệnh nhân bị run rẩy so với nhóm dùng placebo, cho thấy rằng có khả năng có tương tác về mặt dược lực học giữa hai thuốc này. Nên có các biện pháp theo dõi thích hợp khi sử dụng đồng thời sertraline với các thuốc như lithium, chất này có thể có tác dụng thông qua cơ chế hoạt hoá hệ serotonergic.
Phenytoin:
- Một nghiên cứu có kiểm chứng bằng giả dược ở những người tình nguyện bình thường gợi ý rằng sử dụng lâu dài sertraline 200mg/ngày không gây ức chế một cách có ý nghĩa lâm sàng chuyển hóa của phenytoin. Tuy nhiên, người ta khuyến cáo nên theo dõi nồng độ của phenytoin trong huyết tương khi khởi đầu điều trị với sertraline và điều chỉnh liễu của phenytoin cho phù hợp.
Sumatriptan:
- Hiện có rất ít các báo cáo sau khi đưa thuốc ra thị trường, mô tả các bệnh nhân bị yếu, tăng phần xạ, mất khả năng điều phối, lú lẫn, lo lắng và kích động sau khi sử dụng sertraline và sumatriptan. Cần có các biện pháp theo dõi bệnh nhân thích hợp nếu trên lâm sàng bắt buộc phải điều trị phối hợp sertraline va sumatriptan.
Các thuốc gây cường hệ serotonergic:
- Dùng đồng thời sertraline với các thuốc gây tăng cường tác dụng dẫn truyền thần kinh trên hệ serotonergic, như là tryptophan hay fenfluramine hoặc các chất chủ vận trên thụ thể 5-HT, nên được tiến hành cẩn thận và nên tránh bất cứ khi nào có thể được, do có nguy cơ tương tác về dược lý học.
Các thuốc có gắn kết với protein huyết tương:
- Do sertraline gắn kết với protein huyết tương nên cần ghi nhớ có nguy cơ tiềm ẩn của sự tương tác giữa sertraline và các thuốc gắn kết với protein huyết tương khác. Tuy nhiên, trong 3 nghiên cứu chính thức về tương tác với từng thuốc riêng rẽ diazepam, tolbutamide và warfarin, sertraline đã được chứng minh là không có ảnh hưởng đáng kể lên sự gắn kết với protein huyết tương của các chất trên.
Warfarin:
- Việc dùng đồng thời sertraline 200mg hàng ngày với warfarin gây tăng một chút nhưng có ý nghĩa thống kê về thời gian prothrombin, ý nghĩa lâm sàng của tác dụng này vẫn chưa được biết. Theo đó, thời gian prothrombin nên được theo dõi cẩn thận khi bắt đầu hay kết thúc điều tri vi sertraline.
Các tương tác thuốc khác:
- Các nghiên cứu tương tác thuốc chính thức đã được tiến hành với sertraline. Sử dụng đồng thời sertraline 200mg/ngày với diazepam hay tolbutamide gây biến đổi một chút nhưng có ý nghĩa thống kê về vài thông số dược động học. Dùng đồng thời sertraline với cimetidin gây giảm đáng kể độ thanh thải của sertraline. Sertraline không có ảnh hưởng lên khả năng ức chế thụ thể beta-adrenergic của atenolol. Không thấy có tương tác giữa sertraline liều 200mg hàng ngày với glibenclamide hay digoxin.
Các thuốc được chuyển hóa bởi cytochrome P450 (CYP)2D6:
- Có một sự khác biệt giữa các thuốc chống trầm cảm về mức độ ức chế hoạt tính của isozyme CYP2D6. Ý nghĩa lâm sàng của sự khác biệt này phụ thuộc vào mức độ ức chế và chỉ số điều trị của các thuốc được dùng phối hợp. Nhìn chung các thuốc có khả năng ức chế mạnh isozyme CYP2D6 với chỉ số điều trị thấp (phạm vi điều trị hẹp) bao gồm các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và các thuốc chống loạn nhịp nhóm 1C như propafenone và flecainide. Các nghiên cứu về tương tác chính thức đã cho thấy dùng dài hạn liều sertraline 50mg hàng ngày làm tăng ở mức tối thiểu nồng độ của desipramine (chất đánh dấu hoạt tính isozyme CYP2D6) 6 trạng thái hằng định trong huyết tương (trung bình từ 23-37%).
Các thuốc được chuyển hóa bởi các enzyme CYP khác (CYP3A3⁄4. CYP2C9, CYP2CI19,
CYPIA2:
- CYP3A3/4: Các nghiên cứu về tương tác trên invivo đã cho thấy rằng dùng lâu dài sertraline liều 200mg hàng ngày không ức chế phản ứng hydroxyl hoá vị trí 6-B của cortisol nội sinh dưới xúc tác của CYP3A3/4 hay sự chuyển hóa của carbamazepin hoặc terfenadine. Ngoài ra dùng lâu dài sertraline 50mg hàng ngày không ức chế chuyển hoá alprazolam dưới xúc tác của CYP3A3/4. Kết quả của những nghiên cứu này gợi ý rằng sertraline không phải là một chất ức chế CYP3A3/4 có ý nghĩa lâm sàng.
- CYP 2C9: Sử dụng lâu đài sertraline 200mg hàng ngày không gây ảnh hưởng có ý nghĩa trên lâm sàng nồng độ của tolbutamide, phenytoin và warfarin trong huyết tương, gợi ý rằng
sertraline không phải là một chất ức chế có ý nghĩa lâm sàng CYP2C9.
- CYP2C19: Dùng lâu dài sertraline 200mg hàng ngày không làm ảnh hưởng ở mức độ có ý nghĩa lâm sàng nồng độ của diazepam trong huyết tương, gợi ý rằng sertraline không phải là một chất ức chế CYP2C19 có ý nghĩa trên lâm sàng.
- CYP1A2: Các nghiên cứu trên in vitro chỉ ra rằng sertraline có rất ít hoặc không có khả năng ức chế CYP1A2.
11. Tương kỵ của thuốc
- Không nên pha ondansetron với các dung dịch khác trừ những dung dịch trong mục Liều dùng và cách dùng.
12. Quá liều
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Kinh nghiệm lâm sàng về quá liều ondansetron còn rất hạn chế. Trong hầu hết các trường hợp xảy ra, triệu chứng xuất hiện tương tự như các tác động bất lợi xảy ra khi sử dụng ở liều khuyến cáo. Các biểu hiện đã được bảo cảo gồm rối loạn thị giác, táo bón nặng, tụt huyết áp và cơn vận mạch phế vị kèm theo nghẽn nhĩ-thất độ 2 thoáng qua. Ondansetron kéo dài khoảng QT tùy thuộc liều sử dụng.
Điều trị
- Không có thuốc giải độc đặc hiệu khi quá liều ondansetron, vì thế khi nghi ngờ quá liều xảy ra, cần thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ thích hợp.
- Không khuyến cáo gây nôn bằng ipeca do bệnh nhân không thể đáp ứng bởi tác động chống nôn của chính ondansetron.
- Nên theo dõi điện tâm đồ cho bệnh nhân khi quá liều.
13. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
- Chưa xác định được tính an toàn của ondansetron khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Đánh giả từ các nghiên cứu trên động vật không cho thấy ondansetron gây tác động có hại trực tiếp hay gián tiếp trên sự phát triển của bào thai, quá trình mang thai và quá trình phát triển trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật không hoàn toàn giúp tiên đoán đáp ứng trên người, vì thế, không khuyến cáo sử dụng ondansetron cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú
- Các nghiên cứu trên động vật cho thấy ondansetron qua được sữa. Vì vậy, khuyến cáo phụ nữ đang sử dụng ondansetron không nên cho con bú.
14. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Các thử nghiệm cho thấy Ondansetron không làm suy giảm chức năng vận động cũng như không gây an thần. Ondansetron không gây tác động có hại đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
15. Bảo quản
- Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng.
- Độ ổn định về mặt hóa lý của thuốc sau khi pha với các dung dịch tương thích là 48 giờ ở 25°C.
- Về mặt vi sinh, nên sử dụng thuốc ngay sau khi pha. Trong trường hợp không sử dụng hết trong lần đầu tiên, bảo quản thuốc trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-8°C nhưng không nên vượt quá 24 giờ, trừ khi thuốc đư